Những hệ thống giao thông công cộng thường không khó dự đoán. Những thành phố lớn thường hay có tàu điện ngầm hoặc tàu cao tốc, cộng thêm các dịch vụ xe buýt hoặc xe điện trên đường phố, trong khi đó những khu vực tàu điện ngầm nhỏ hơn dựa vào các mạng xe buýt hoặc tàu điện hay cả hai. Nhưng có một số thành phố, phương tiện giao thông công cộng không mang các hình thức điển hình như vừa kể.
Những mạng lưới giao thông khác thường này có thể bao gồm các thang cuốn ngoài trời cho đến các tàu cao tốc treo ngược hay các thang máy trượt ở giữa các khu đô thị đông đúc. Thậm chí bạn có thể tìm thấy chính mình đang ở trên một chiếc ghế đang lướt xuống dốc như thể trượt tuyết. Dù thế nào chăng nữa, những lựa chọn giao thông khác thường này vẫn là một phần thưởng cho những người dành thời gian tìm ra chúng vì chúng gần như luôn luôn là phương tiện đi lại có giá thành rẻ nhất. Dưới đây là một số ví dụ về các hệ thống giao thông công cộng khác thường đầy thú vị.
1. Norry (xe lửa tre của Campuchia)
Những xe lửa norry ở Campuchia cũng chạy trên đường ray, nhưng chúng không giống bất kỳ tàu chở khách nào khác trên thế giới. Hầu hết chỉ đơn thuần là những tấm khung được nâng lên, lắp bánh xe vào và chạy theo đường ray. Chúng không khác gì những xe trượt điều khiển bằng tay trên đường ray trong các phim Viễn Tây thời trước. Trong thực tế, xuất xứ của những chiếc norry điều khiển bằng tay là ở gần thành phố Battambang của Campuchia.
Tuy nhiên, khi chúng đã trở nên phổ biến hơn, những người chủ của chúng gắn thêm các động cơ xe máy hay động cơ máy cày và đai truyền động, những đai này kết nối với các trục. Sở dĩ các norry có biệt danh là “xe lửa tre” là vì các tấm khung được làm bằng tre, một thời là phương tiện giao thông công cộng cho người dân địa phương vì dịch vụ đường sắt thường xuyên không đáng tin cậy, và những chuyến xe lửa hay bị các phiến quân có vũ trang tấn công.
Gần đây, khách du lịch đã bị thu hút bởi những tuyến đường ray có norry chạy gần Battambang. Sau khi các tuyến đường dễ tiếp cận nhất đã bị đóng cửa, một số tuyến đường mới xuất hiện gần những điểm du lịch đông khách. Dù sao tương lai của các norry vẫn không rõ ràng vì chính phủ Campuchia đang nỗ lực hiện đại hóa hệ thống đường sắt.
2. Ghế trượt ở Monte toboggan, Madeira
Madeira là một quần đảo Bồ Đào Nha ngoài khơi bờ biển Tây Phi. Kế bên đó là nơi sinh của ngôi sao bóng đá Cristiano Ronaldo; đây là một chuỗi bốn hòn đảo nổi tiếng với địa hình dốc đứng. Funchal, thành phố lớn nhất khu vực, tọa lạc trên bờ biển, nhưng thành phố lịch sử này tuy chỉ cách đó 3 dặm, lại nằm ở độ cao 1.006m trên mặt nước biển.
Madeira có những xe điện trên không và xe cáp treo, nhưng trong hơn một thế kỷ, các cư dân của Monte (và bây giờ là các du khách) vẫn đang sử dụng một phương tiện giao thông kỳ lạ cho lộ trình đi xuống dốc đến thủ phủ của tỉnh: các du khách được ngồi bên trong những chiếc giỏ đan bằng liễu gai, với những người chạy kiểu “trượt băng” điều khiển chúng.
Ngày nay, người dân địa phương thường đi tuyến xe buýt chạy giữa Funchal và Monte. Nhưng cho dù đây là một phương tiện hiện đại và an toàn hơn, phương tiện di chuyển kiểu ghế trượt vẫn thịnh hành đối với các du khách. Mỗi chiếc ghế trượt có hai tài xế vận dụng trọng lượng của họ và đôi ủng cao su để lái và để phanh.
3. Đường một ray ở thành phố Chiba
Các monorail (đường một ray) ở thành phố Chiba của Nhật Bản có bề ngoài như trong phim khoa học viễn tưởng. Các toa của xe lửa được gắn vào đường ray monorail từ trên cao; vi vậy, khi chúng treo xuống nhìn giống như không có gì giữa chúng và mặt đất bên dưới. Cũng còn có những đường ray treo khác nữa, nhưng đây là con đường dài nhất thế giới với chiều dài tổng cộng là 9,4 dặm. Nó có hai tuyến đường và 18 chặng dừng.
Chiba là thành phố có khoảng 1 triệu người nằm trong khu vực tàu điện ngầm dường như vô tận của Tokyo. Monorail đô thị có khoảng 50.000 hành khách mỗi ngày, nhưng người ta có thể chọn xe lửa hoặc xe buýt công cộng trong khu vực vì một trong những sân bay tấp nập nhất của nước Nhật là sân bay Quốc tế Tokyo Narita tọa lạc ở Chiba. Mặc dù bất cứ ai tò mò cũng có thể đi monorail, nhưng nó không phải là một lựa chọn quá cảnh đối với những người muốn đi từ sân bay đến Tokyo.
4. Đường sắt treo Wuppertal
Tuyến đường sắt treo Wuppertal là một kiểu tàu “lộn ngược” khác. Nó chạy 8,3 dặm qua 20 trạm. Wuppertal nhìn có vẻ hiện đại, nhưng thực sự đã xưa tới hơn một thế kỷ. Nó được khai trương vào năm 1901, trong một thị trấn có cùng tên ở North Rhine-Westphalia. Lịch sử của hệ thống và thiết kế kỳ lạ làm cho nó trở thành mục tiêu của khách du lịch, nhưng nhiều người đi xe lửa khứ hồi ở địa phương ưa gọi nó bằng cái tên tiếng Đức là Schwebebahn hơn.
Độ tuổi của cấu trúc treo từng gây ra mối quan tâm cho các chuyên gia. Mối quan ngại này dẫn đến một dự án hiện đại hóa lớn trong năm 2012 và năm 2013. Dịch vụ này đã ngưng lại trong phần lớn bộ phận. Những chiếc xe lửa đã được tân trang vào các năm 2015 và 2016. Một chuyến đi trên tuyến đường từ đầu đến cuối mất khoảng 30 phút. Tàu đi qua Sông Wupper, một nhánh của sông Rhine đồng thời cũng đi trên con đường chạy dọc theo thung lũng sông.
5. Thang cuốn ngoài trời ở Hồng Kông
Hồng Kông chứng minh rằng thang cuốn không chỉ dành cho các trung tâm mua sắm. Một hệ thống thang cuốn lộ thiên trải dài qua một số ngọn đồi dốc đứng nhất trên đảo Hồng Kông. Cầu thang đi lên một độ cao khoảng 152m và dài 793m. Đây là hệ thống thang cuốn ngoài trời dài nhất thế giới.
Liệu nó có đáp ứng được như một hình thức giao thông công cộng không? Những người dân địa phương sử dụng thang cuốn để đi lại giữa các khu dân cư ở Mid-Levels và khu kinh doanh được gọi là Trung tâm Hồng Kông. Hệ thống này gồm có 18 thang cuốn và 3 lối đi bộ, chạy xuống dốc đến 10 giờ sáng và sau đó đi lên dốc trong thời gian còn lại trong ngày. Cách đây vài năm, Đài CNN đã gọi nó là một trong 7 lộ trình đi lại thú vị nhất thế giới. Thậm chí còn có các quán rượu và cửa hàng tại “những điểm dừng” giữa các đoạn thang cuốn. Số người ghé qua những nơi này mỗi ngày lên tới 80.000 người.
6. Metrocable ở Medellin
Xe điện trên không, hay gondola, khá phổ biến ở những khu vực nghỉ mát vùng núi, tại các dốc trượt tuyết và thậm chí tại các công viên giải trí. Hiếm khi chúng được sử dụng làm phương tiện giao thông công cộng, ngoại trừ ở Trung Mỹ và Nam Mỹ. Một trong những ví dụ điển hình nhất về xe điện trên không với số lượng đông đảo là ở thành phố Medellin của Colombia. Đó là hệ thống gondola đầu tiên được xây dựng đặc biệt để di chuyển và hoạt động theo một lịch trình cố định.
Hệ thống rất phổ biến với người dân ở các khu vực đồi núi đông dân cư; vào giờ cao điểm, họ có thể phải đợi từ 30 phút trở lên mới có xe. Metrocable đã giúp kết nối các “barrios” (khu vực nói tiếng Tây Ban Nha nằm trong một thành phố của Mỹ) sườn đồi không chính thức với trung tâm thành phố. Những khu phố này một thời từng rất nguy hiểm vì có nạn buôn bán ma túy, nhưng tình hình đã được cải thiện mấy thập niên gần đây. Do hệ thống xe buýt thành phố không thể tới được các con đường hẹp trên các bức tường thung lũng, xe điện là lựa chọn đi lại duy nhất cho người dân.
7. Đường xe buýt đặc biệt O-Bahn
Làm thế nào để mô tả tốt nhất hệ thống O-Bahn của thành phố Adelaide thuộc nước Úc? Nó không phải là một mạng lưới xe điện, cũng không phải là một “tuyến xe buýt” chuyên dụng. O-Bahn là một lộ trình “xe buýt có hướng dẫn” dài 7 dặm với 3 nút giao lộ. Chỉ có các xe buýt đã được sửa đổi đặc biệt mới có thể sử dụng hệ thống. Các xe này có những bánh xe hướng dẫn riêng nằm ở phía trước các bánh xe thông thường, những bánh xe hướng dẫn lái xe buýt khi nó đi trên lộ trình. Một khi xe đã rời khỏi lộ trình, những chiếc buýt này lại hoạt động như xe buýt bình thường trên các con đường tiêu chuẩn.
O-Bahn ít chiếm nhiều mặt bằng hơn so với mạng lưới đường ray chuyên dụng, đồng thời đường ray còn có thêm không gian cho các dự án trồng cây và các nỗ lực bảo tồn khác. Thêm nữa, hệ thống cho phép xe buýt sử dụng xăng thiên nhiên và dầu diesel sinh học thay vì dầu diesel thông thường. O-Bahn cũng mang lại lợi ích kinh tế. Những khu vực thương mại và những dịch vụ chính chẳng hạn như các bệnh viện đều phát triển tại những giao lộ.
8. Đường ray leo núi Carmelit
Những đường sắt leo núi rất phổ biến ở các khu vực có những thay đổi cực đại về độ cao. Ở Haifa (Israel), có một đường sắt leo núi tên là Carmelit leo lên 274m tới núi Carmel. Lộ trình có chiều dài chỉ 1,1 dặm. Không giống như hầu hết các đường sắt leo núi khác, thường bám theo đường ray ở sườn đồi, Camelit hoàn toàn nằm dưới lòng đất. Chiều dài tương đối ngắn và số lượng trạm không nhiều (sáu trạm) khiến cho nó trở thành một trong những đường xe điện ngầm ngắn nhất thế giới.
Đối với khách du lịch cũng như người dân địa phương, con tàu khá tiện lợi bởi vì nó cho phép họ tránh phải leo núi chật vật trên một địa hình dốc. Đây là một hệ thống xưa cũ. Được xây dựng vào những năm 1950, nhưng nó đã được cải tạo lại nhiều lần, lần gần đây nhất là năm 2017 sau một trận hỏa hoạn. Trên thế giới còn có một hệ thống xe cáp ngầm tương tự đó là F1, ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng nó chỉ có hai trạm.