Báo doanh nhân - DoanhnhanPlus.vn
15/05/2025
  • Đăng nhập
  • Trang chủ
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Chuyện làm ăn
    • Hàng không
    • Tài chính
      • Chứng khoán
      • Ngân hàng
      • Bảo hiểm
      • Vàng
    • Thị trường
    • Bất động sản
      • Dự án
    • Hành Trình Thành Công
      • Khởi nghiệp
      • Quản trị
      • Marketing
      • Nhân sự
    • Đọc báo giùm bạn
      • Thời sự
      • Điểm tin
      • Thế giới
    • DoanhNhan-Hub
      • Khuyến mãi
      • Sự kiện
      • Hội thảo
      • Đào tạo
      • Thương mại
  • Doanh nhân
    • Góc nhìn
    • DN+trò chuyện
    • Nhân vật
    • Chia sẻ
    • Người dẫn đầu
  • Nhịp sống
    • Giáo dục
      • Du học
      • Chọn trường
      • Học bổng
    • Gia đình
      • Chuyện nhà tôi
      • Sống
      • Mối quan hệ
    • Sống khoẻ
      • Sức khoẻ
        • Sức khoẻ tình dục
      • Dinh dưỡng
      • Y tế
      • Thư gởi người bận rộn
      • Thể thao
        • Golf
        • Quần vợt
        • Bóng đá
    • Du lịch
      • Điểm đến
        • Tours du lịch
      • Khách sạn – Resort
    • Ẩm thực
      • Món ngon
      • Hương vị quê nhà
      • Thức uống
      • Nhà hàng
        • Party
    • Không gian sống
      • Kiến trúc
      • Nhà đẹp
      • Văn phòng
  • Văn hoá
    • Giải trí
      • Âm nhạc
      • Phim
      • Sân khấu
      • Sao & Showbiz
      • Truyền hình
    • Nghệ thuật
      • Hội họa
      • Nhiếp ảnh
    • Sách
    • Tản mạn
      • Truyện ngắn
      • Suy ngẫm
      • Trà dư tửu hậu
      • Thư giãn
        • Thang thuốc bổ
    • Kiến thức
      • Chuyện lạ
      • Tư liệu
  • Lịch lãm
    • Thời trang
      • Bộ ảnh thời trang
      • Trang sức
      • Phụ kiện
      • Style guide
      • Trend
    • Làm đẹp
      • Bí quyết làm đẹp
        • Tin làm đẹp
      • Mỹ phẩm
    • Góc đàn ông
    • Đồng hồ
    • Shopping
    • DN+chọn
  • Xe
    • Xe hơi
    • Góc Biker
    • Du thuyền
    • Khám phá
  • Công nghệ
    • Điện thoại
    • Máy tính
    • Máy tính bảng
    • Nghe nhìn
    • Máy ảnh
    • Nhịp sống số
    • Thiết bị gia đình
CHIA SẺ
  • Trang chủ
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Chuyện làm ăn
    • Hàng không
    • Tài chính
      • Chứng khoán
      • Ngân hàng
      • Bảo hiểm
      • Vàng
    • Thị trường
    • Bất động sản
      • Dự án
    • Hành Trình Thành Công
      • Khởi nghiệp
      • Quản trị
      • Marketing
      • Nhân sự
    • Đọc báo giùm bạn
      • Thời sự
      • Điểm tin
      • Thế giới
    • DoanhNhan-Hub
      • Khuyến mãi
      • Sự kiện
      • Hội thảo
      • Đào tạo
      • Thương mại
  • Doanh nhân
    • Góc nhìn
    • DN+trò chuyện
    • Nhân vật
    • Chia sẻ
    • Người dẫn đầu
  • Nhịp sống
    • Giáo dục
      • Du học
      • Chọn trường
      • Học bổng
    • Gia đình
      • Chuyện nhà tôi
      • Sống
      • Mối quan hệ
    • Sống khoẻ
      • Sức khoẻ
        • Sức khoẻ tình dục
      • Dinh dưỡng
      • Y tế
      • Thư gởi người bận rộn
      • Thể thao
        • Golf
        • Quần vợt
        • Bóng đá
    • Du lịch
      • Điểm đến
        • Tours du lịch
      • Khách sạn – Resort
    • Ẩm thực
      • Món ngon
      • Hương vị quê nhà
      • Thức uống
      • Nhà hàng
        • Party
    • Không gian sống
      • Kiến trúc
      • Nhà đẹp
      • Văn phòng
  • Văn hoá
    • Giải trí
      • Âm nhạc
      • Phim
      • Sân khấu
      • Sao & Showbiz
      • Truyền hình
    • Nghệ thuật
      • Hội họa
      • Nhiếp ảnh
    • Sách
    • Tản mạn
      • Truyện ngắn
      • Suy ngẫm
      • Trà dư tửu hậu
      • Thư giãn
        • Thang thuốc bổ
    • Kiến thức
      • Chuyện lạ
      • Tư liệu
  • Lịch lãm
    • Thời trang
      • Bộ ảnh thời trang
      • Trang sức
      • Phụ kiện
      • Style guide
      • Trend
    • Làm đẹp
      • Bí quyết làm đẹp
        • Tin làm đẹp
      • Mỹ phẩm
    • Góc đàn ông
    • Đồng hồ
    • Shopping
    • DN+chọn
  • Xe
    • Xe hơi
    • Góc Biker
    • Du thuyền
    • Khám phá
  • Công nghệ
    • Điện thoại
    • Máy tính
    • Máy tính bảng
    • Nghe nhìn
    • Máy ảnh
    • Nhịp sống số
    • Thiết bị gia đình
CHIA SẺ
DoanhnhanPlus.vn

Ngắm tết cố đô qua một số nghề xưa

Trần Nguyễn Khánh PhongĐăng bởi Trần Nguyễn Khánh Phong
29/01/2022
Trong Văn hoá

Cứ mỗi dịp tết đến xuân về, trên ngõ ngách, đường phố của xứ Huế đâu đâu cũng thấy khoe sắc của hoa, của mứt, bánh tết. Các làng nghề rộn ràng tấp nập người tới lui mua bán, vận chuyển hàng hóa tỏa đi muôn nơi. Bên cạnh những nghề hiện đang được nhiều gia đình lưu giữ và phát triển mạnh như nghề làm mứt, bánh, nghề làm hoa giấy Thanh Tiên, tranh Tết thờ cúng của làng Sình, nghề làm vàng mã, hạt nổ Địa Linh, nghề làm hương và trầm ở Thủy Xuân, Phường Đúc thì vẫn còn có những nghề hầu như chỉ còn phát triển cầm chừng như nghề làm bài tới, nghề đúc tượng Ông Táo hoặc những nghề đã lùi vào quá khứ như nghề làm trướng liễn, tranh Tết làng Chuồn, làng Tây Hồ.

Để góp chút vui xuân, chúng tôi xin được giới thiệu dưới đây một số nét văn hóa truyền thống bằng cách ngắm Tết Cố đô qua một số nghề xưa đang dần phai mờ theo thời gian, nhằm cùng nhau bảo tồn và phát huy nghề truyền thống Tết Huế xưa và nay trong cơ chế thị trường.

Nghề làm trướng, liễn giấy làng Chuồn

Làng Chuồn có tên là An Truyền, xã Phú An, huyện Phú Vang, là một làng nông ngư ven đầm Chuồn ở bờ Bắc đầm phá Thủy Tú. Làng này có nhiều nghề, trong đó nghề nông trồng lúa nước với đủ loại lúa ngon cổ truyền, và giống lúa mới, trong đó nổi bật là các giống lúa nếp nổi tiếng cung ứng cho việc nấu rượu và gói bánh tét. Nghề cá khai thác trên đầm Chuồn, vốn được chúa Hiền Nguyễn Phúc Tần châu phê ban cho dân làng để đánh cá, nhằm thưởng công cho binh đinh trong làng bổ nhập vào hai thuyền (đơn vị lính) Gia Tam và Tiệp Nhị của binh Nội thủy, có công theo đánh giặc thắng lợi.

Bên cạnh đó, từ xưa làng An Truyền là đất học, nơi đỗ đạt thành danh nhiều nhân sĩ trí thức yêu nước như ngự y Đoàn Văn Hòa, ngự y Hồ Đắc Hóa (1793-1851), Hồ Đắc Tuấn (1836-1878), đỗ cử nhân khoa Canh Ngọ (1870) là người khai khoa của làng, làm quan đến chức Tri phủ phủ Ninh Giang, mất khi còn tại chức, Thượng thư Hồ Đắc Trung (186 -1941) có các con trai gái đều thành đạt, mở ra một gia đình vọng tộc suốt thế kỷ XX, Thượng thư Hồ Đắc Khải, Luật sư Hồ Đắc Điềm, Giáo sư, Bác sĩ Hồ Đắc Di (1900-1984), dược sĩ Hồ Đắc Ân (1905 – ?), Hồ Thị Chỉ (1902 – ?) là Nhất giai Ân phi của vua Khải Định, Hồ Thị Hạnh (1905-1997) bán thế xuất gia, trở thành vị sư bà hữu công hộ trì cho Giáo hội Phật giáo Thừa Thiên Huế và Ni Bộ. Chính truyền thống hiếu học của con em trong làng đã góp phần ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của nghề làm trướng, liễn giấy, vì có nhiều người viết chữ đẹp và đam mê nghệ thuật viết chữ.

Ngày trước, sản phẩm trướng, liễn giấy làng Chuồn là món ăn tinh thần không thể thiếu trong ngày Tết của người dân xứ Huế. Tranh dân gian trướng, liễn giấy làng Chuồn thuộc dòng tranh mộc bản truyền thống của người Việt dùng để trang trí sau vách ngăn gian chính nơi thờ phụng tổ tiên. Trước đây, tranh làng Chuồn chủ yếu là các loại trướng, liễn, đối được in trên giấy điều có những hạt như vàng nổi lấm tấm. Loại giấy này là mặt hàng của Hoa kiều buôn từ Trung Quốc sang. Các màu được người thợ làng Chuồn sử dụng để in tranh cũng lấy từ tự nhiên như ở tranh làng Sình. Sau đó, khi báo chí phát triển thì người dân làng Chuồn tận dụng những tờ báo cũ để quét màu và in trướng, liễn, câu đối lên đó.

Màu dùng tô tranh được pha chế từ cây cỏ thiên nhiên. Đặc biệt, họ cũng sử dụng bột điệp trộn với màu để in nên tranh thường có màu sáng và rất đẹp. Về sau, nhiều người sử dụng phẩm màu công nghiệp, đã làm mai một tính truyền thống trong bức tranh dân gian và làm giảm đi cái thần hồn của tác phẩm.

Ngắm tết cố đô qua một số nghề xưa - 3
Trướng liễn đối làng Chuồn

Làm trướng, liễn giấy có 2 công đoạn chính được thao tác bằng tay, in nét đen bằng cách ngửa ván lẫn úp ván rồi tô màu theo nguyên tắc bồi giấy “lòng điều, kế lục, chỉ vàng”. Liễn giấy có 2 loại:

  • Liễn bông, mỗi bộ có 4 – 6 tấm dùng để chặn ở gian giữa ngôi nhà. In theo kiểu tranh tứ bình Mai, Lan, Cúc, Trúc.
  • Liễn chữ và hình thì có các chữ Phước, chữ Lộc, chữ Thọ đều vẽ cách điệu, vẽ long lân quy phụng trang trí bát bửu. Treo sau vách chính của bàn thờ giữa 2 bên liễn bông. Kèm theo đó là cặp câu đối rời mang nội dung mừng đón Xuân mới, đề cao công ơn cha mẹ và ông bà, đồng thời nhắc nhở lẫn động viên tinh thần con cháu. Thường có các liễn chữ với các câu đối sau:

Thiên địa tam dương thái,
Càn khôn vạn sự xuân.

Tổ đức vĩnh thùy thiên tải thịnh,
Gia phong hàm lạc tứ thời xuân.

(Đức tổ lâu dài muôn thuở thịnh,
Thói nhà đầm ấm bốn mùa xuân).

Thụ thảo phùng xuân chi diệp mậu,
Tổ tông tích đức, tử tôn vinh.

(Cây cỏ chào xuân, cành lá thắm,
Tổ tông tích đức, cháu con vinh).

Liễn duỗi dọc thì y môn xòe ngang và dùng để treo như rèm trước hoặc sau bàn thờ. Với các đề tài cá hóa rồng, hoa sen biến thành mặt rồng, quy phụng kỳ lân cách điệu, lưỡng long chầu nguyệt. Y môn được phân thành 3 hoặc 4 ô tùy thuộc số lượng chữ Hán. Thường có 3 ô với các chữ Phúc mãn đường (Phước đầy nhà), Đức lưu quang (Đức tỏa sáng), Thiện tối lạc (Làm điều lành được vui nhất). Loại 4 chữ Gia môn khang thái (Cửa nhà rạng rỡ yên vui), Phúc lộc thọ thành (Được cả phước lẫn lộc thọ), Xuân tùng vĩnh mậu (Cây thông mùa xuân tươi tốt nhất), v.v.

Về mặt hình thức và giá trị nghệ thuật thì tranh trướng, liễn làng Chuồn thường được bồi dày, có thể treo trên tường cả năm chưa hỏng, nên sau khi trang trí trong 3 ngày Tết xong, người ta vẫn treo cho đến hết năm mới mua lại bộ tranh khác thế vào. Tranh trướng, liễn làng Chuồn thuần về chức năng trang trí. Tuy nhiên, nếu đi sâu vào đời sống tâm linh và tập quán sử dụng tranh làng Chuồn trong dịp Tết của người Huế, chúng ta vẫn nhận ra được dấu ấn của những lễ nghi truyền thống Tam giáo đồng nguyên.

Nội dung của mỗi bức trướng, liễn đều thể hiện niềm ước mong phúc đức, thịnh vượng, đề cao đạo hiếu hay ca tụng trời đất mùa xuân. Thông qua bố cục, đường nét và màu sắc, các nghệ nhân đã thể hiện hình tượng âm dương, trời đất để nhấn mạnh sự sinh tồn của vũ trụ và mối giao hòa giữa đất trời và con người.

Trước kia, từ khoảng trung tuần tháng Chạp âm lịch, tranh làng Chuồn bắt đầu xuất xưởng, chuyển tới chợ gần xa nhằm bày bán. Cũng có những phụ nữ từ nơi khác về làng An Truyền buôn tranh rồi gánh bán rong khắp nơi. Khách hàng háo hức chọn lựa bộ nọ, bộ kia sao cho hợp không gian cụ thể từng nhà và hợp với sở thích lẫn ước nguyện của gia chủ. Liễn chữ, liễn bông, y môn năm ngoái đã ngả màu, được lột bỏ, thay bằng đồ mới, sẵn sàng cho buổi lễ rước ông bà về cùng con cháu vui xuân.

Ngày nay, với sự phát triển của cơ chế thị trường và công nghệ tin học, nhà cửa cũng đã thay đổi lối kiến trúc truyền thống, bàn thờ gia tiên cũng được trang trí hiện đại, gia chủ chọn những y môn thêu chỉ, đối liễn chạm gỗ thì trướng liễn làng Chuồn cũng rơi vào sự lụi tàn theo năm tháng. Thêm nữa, lớp trẻ hiện nay cũng chẳng mấy ai nối nghiệp tiền nhân khi mà nghệ nhân cuối cùng của tranh làng Chuồn là cụ Huỳnh Lý (1914) cũng đã trở thành quá khứ.

Nghề làm bài tới

Gia đình bà Ngô Thị Bê còn gọi là Ngô Thị Tuyết, làng Địa Linh, xã Hương Vinh, thị xã Hương Trà làm bài tới và làm hoàn toàn bằng phương pháp thủ công.

Bộ bài tới ở Huế có 30 cặp quân bài và chia làm 3 pho gồm văn, vạn, sách và 3 cặp yêu.

  • Pho Vạn gồm có 10 quân bài được sắp xếp theo thứ tự: Trò, Đấu, Quăn, Hương, Ngủ, Xơ, Dọn, Bồng, Thầy, Tuyết.
  • Pho Văn gồm có 10 quân bài được sắp xếp theo thứ tự: Ầm, Hai, Ba, Voi, Rún, 6 tiền, Liễu, 8 tiền, Xe, Tử.
  • Pho Sách gồm có 10 quân bài được sắp xếp theo thứ tự: Đượng, Nghèo, Gà, Gióng, Giày, 6 hột, Sưa, 8 giây, Gối, Mỏ.

Đặc biệt, bộ bài tới không chỉ dùng để đánh bài tới mà còn dùng để chơi các loại bài khác như bài ghế, bài thai, bài nọc, bài phu, bài đôi và phổ biến nhất là bài chòi.

Ngắm tết cố đô qua một số nghề xưa - 1
Bài tới, sản phẩm của làng Địa Linh

Trước đây, bài tới được in trên 2 khuôn. Mỗi khuôn in 15 con bài. Hai khuôn mới đủ cho 1 bộ bài 60 con. Khuôn được khắc đẽo trên gỗ cây thị để đủ độ dẻo. Mực in được chế từ muội than khói đèn. Trước khi đi ngủ, lúc nào cũng phải thắp 4 cây đèn dầu để ngày mai lấy muội than trên bóng đèn làm mực in.

In xong, một số quân như Ầm, Tử và Mỏ được đóng thêm dấu đỏ. Bài được in từ giấy dó nên phải thêm công đoạn dán nhiều lớp giấy bìa để bài cứng, sau đó dán thêm một lớp giấy ở lưng bài cho đẹp và đem hong gió cho khô rồi mới cắt xén cho ra bộ. Bài được in bằng mộc bản nên phải rất tỉ mẩn để mực khỏi lem. Cắt xén bài phải thẳng từng con một. Dịp Tết, cả nhà phải thức đêm để làm cho kịp hàng. Vì rất tốn công nên mỗi ngày cả gia đình tập trung làm cũng chỉ được vài chục bộ bài.

Hiện nay, bài tới vẫn được làm với những khâu như vậy, nhưng giấy dùng làm bài được đổi thành giấy roki để bài cứng hơn. Khâu in đã được cải tiến bằng cách in lụa để mực in không bị lem ra tay khi chơi bài. Dù đã có một số thay đổi trong khâu in nhưng các khâu còn lại vẫn làm thủ công. Bài vẫn được làm từng bộ một, cắt xén từng con một nên khá tốn công, vì thế chỉ lấy công làm lãi.

Đến nay, gia đình bà Ngô Thị Bê là điểm cung cấp bài tới duy nhất của tỉnh Thừa Thiên Huế, bỏ sỉ cho các tiểu thương ở chợ Đông Ba phân phối trong tỉnh và các tỉnh lân cận, mỗi bộ có giá 3.000 đồng, giá bán ở các chợ là 10.000đồng/bộ. Thời điểm trong năm thì làm lai rai. Đến những tháng cuối năm, thường là tháng 10 âm lịch trở đi, bà Ngô Thị Bê làm nhiều hơn để cung cấp cho các bạn hàng bán dịp Tết.

Hiện nay, bà Ngô Thị Bê vẫn lưu giữ bộ bản mộc dùng để in bài có tuổi đời hơn 100 năm do ông nội bà để lại. Ngày ngày, bà vẫn miệt mài với những quân bài tới, từ cắt xén giấy đến dán hồ, đóng bộ.

Tranh gương Bao Vinh – Địa Linh

Tranh được làm từ bột màu pha keo hoặc sơn được vẽ hay khảm xà cừ dưới gương với đủ mọi kích cỡ (từ 3 – 7 tấc vuông), hình dạng (vuông – tròn – chữ nhật). Đề tài phong phú (phong cảnh, tĩnh vật, tứ quý, bát bửu, mai – hạc, mai – điểu, tích tuồng cổ Trung Quốc) tranh gương chủ yếu dùng để trang hoàng nhà cửa, đình chùa, làm quà biếu, chúc mừng năm mới (1).

Trước đây, cứ mỗi lần Tết đến, người dân Huế thường mua tranh gương về thờ ở Trang Bếp, Trang Bà, Trang Ông hoặc thay những chiếc bát quái ở cửa, cổng. Tranh gương mang yếu tố tín ngưỡng đậm nét, đó là một giá trị nghệ thuật tuy được vẽ bằng tay một cách đơn giản nhưng lại nói lên được những tâm tư, ước mơ của người vẽ lẫn người mua về trang trí. Ngày nay, mặc dù các gia đình xứ Huế vẫn còn dùng tranh gương, thế nhưng làng tranh gương Bao Vinh – Địa Linh vẫn rơi vào tình trạng mai một dần đó là điều đáng tiếc.

Nghề làm ông Táo

Ở Huế xưa nay có những ngôi làng nổi tiếng với nghề làm Ông Táo, có thể kể đến làng Phú Ốc, làng Phước Tích, làng Địa Linh. Trong đó, làng Địa Linh, xã Hương Vinh, thị xã Hương Trà, được biết đến nhiều hơn cả bởi vì nơi đây dưới triều Nguyễn đã là nơi đứng chân của Nê ngọa tượng cục, chuyên sản xuất gạch ngói phục vụ việc xây dựng lăng tẩm, phủ đệ cho triều đình. Qua đó, với nhiều nghệ nhân trong việc chế tác gạch ngói họ chuyển qua làm tượng Ông Táo nhằm phục vụ nhu cầu cúng Ông Táo trong nhân dân.

Ngắm tết cố đô qua một số nghề xưa - 2
Nghề làm Ông Táo ở Địa Linh

Ở thời kỳ phát triển hưng thịnh thì nhà nào cũng làm nghề đúc Ông Táo, thế nhưng sau này vì nhiều lý do và đến nay chỉ còn gia đình hộ ông Võ Văn Đức giữ nghề này. Qua quá trình khảo cứu, chúng tôi thấy, người thợ đúc Ông Táo phải trải qua các công đoạn, tìm và chọn đất sét, nhồi đất, làm tơi đất, lựa bỏ sạn trong đất rồi đúc tượng, phơi nắng sau đó đem nung, vẽ hình và tô màu cho sản phẩm.

Sản phẩm làm ra được các tiểu thương ở chợ lấy về bán lẻ, trước ngày 23 tháng Chạp là mỗi gia đình Huế đều chuẩn bị một Ông Táo mới và lau dọn Trang Bếp sạch sẽ, bày lễ vật tươm tất để đúng ngày 23 tháng Chạp là đưa Ông Táo cũ về trời và thay vào đó là Ông Táo mới được đặt vào một cách trân trọng gửi gắm theo đó là những ước nguyện tốt đẹp cho gia đình trong năm mới.

  • Xem thêm: Ngày tết thương nhớ hương trầm

***

Hiện nay, một số làng nghề truyền thống phục vụ Tết ở đất Cố đô đã mất dần vai trò của nó, bởi sự ra đi của những nghệ nhân lớn tuổi, cùng với quá trình đô thị hóa, nhất là thời đại kỹ thuật số đã làm cho thế hệ trẻ thờ ơ với nghề truyền thống. Nhưng nghĩ cho cùng, cái cũ không đi, cái mới làm sao đến.

________
(*) Nguyễn Hữu Thông, Nghề và làng nghề thủ công truyền thống, NXB Thuận Hóa, Huế, 1997, trang 166; Hoàng Bảo, Tết Huế và những sản phẩm thủ công truyền thống, Tạp chí Huế xưa và nay, số 43 (1-2).2001, trang 39, 40.
Từ khoá: dịp tếtKTNN 1098làng nghềTây HồTết Âm lịchtết Huế

Bạn có thể quan tâm

'Rể Việt' Jung Il-Woo tham gia phim điện ảnh Việt-Hàn cùng Hồng Đào, Tuấn Trần - 2
Phim

‘Rể Việt’ Jung Il-Woo tham gia phim điện ảnh Việt-Hàn cùng Hồng Đào, Tuấn Trần

09/05/2025
UOB Painting of the Year
Hội họa

Cuộc thi UOB Painting of the Year 2025 chính thức khởi động tại Việt Nam

09/05/2025
Dàn diễn viên lồng tiếng cực đỉnh xuất hiện tại buổi ra mắt cho bộ phim Hàn Quốc Holy Night: Đội Săn Quỷ - 4
Phim

Dàn diễn viên lồng tiếng cực đỉnh xuất hiện tại buổi ra mắt cho bộ phim Hàn Quốc Holy Night: Đội Săn Quỷ

06/05/2025
Phim

‘Rể Việt’ Jung Il-Woo tham gia phim điện ảnh Việt-Hàn cùng Hồng Đào, Tuấn Trần

09/05/2025
Phim

Dàn diễn viên lồng tiếng cực đỉnh xuất hiện tại buổi ra mắt cho bộ phim Hàn Quốc Holy Night: Đội Săn Quỷ

06/05/2025
Phim

Lật Mặt 8: Vòng Tay Nắng đạt kỷ lục phim Việt có số vé đặt trước cao nhất mọi thời đại

28/04/2025

DOANHNHAN+ĐỀ XUẤT

Bong Joon Ho - Đem lại vinh quang cho điện ảnh Hàn Quốc 1
Sao & Showbiz

Bong Joon Ho – Đem lại vinh quang cho điện ảnh Hàn Quốc

Đăng bởi Vân Dương
22/06/2019
K-Biz 2023: một năm ảm đạm vì nhiều ngôi sao hàng đầu vi phạm pháp luật - 2
Sao & Showbiz

K-Biz 2023: Một năm ảm đạm vì nhiều ngôi sao hàng đầu vi phạm pháp luật

Đăng bởi Mai Khôi
30/01/2024
Carrie-Anne Moss – Gặp lại Trinity
Sao & Showbiz

Carrie-Anne Moss – Gặp lại Trinity

Đăng bởi Vân Dương
23/04/2017
Kiều Trinh Xíu hóa thân thành quý cô trưởng thành và đầy mạnh mẽ
Sao & Showbiz

Kiều Trinh Xíu hóa thân thành quý cô trưởng thành và đầy mạnh mẽ

Đăng bởi Thuận Tùng
01/12/2021
Zachary Levi – Siêu anh hùng “lầy lội” nhất của DC
Sao & Showbiz

Zachary Levi – Siêu anh hùng “lầy lội” nhất của DC

Đăng bởi Vân Dương
06/04/2019
Hedy Lamarr, người đầu tiên phát minh công nghệ wifi - 3
Sao & Showbiz

Hedy Lamarr, người đầu tiên phát minh công nghệ wifi

Đăng bởi Đào Duy Hòa
31/10/2019
Victor Vũ: 'Cái Tôi lớn nhất là cái tôi của phim' -1
Sao & Showbiz

Victor Vũ: ‘Cái Tôi lớn nhất là cái tôi của phim’

Đăng bởi DoanhNhân+
18/03/2020
Xem thêm
Facebook Youtube Instagram TikTok Threads
DoanhnhanPlus.vn

Mái nhà chung để những người bận rộn
cùng chia sẻ kinh nghiệm sống
và chuyện làm ăn.
Cầu nối cho những ý tưởng
khởi nghiệp sáng tạo.
Không gian chia sẻ, giao lưu văn hoá,
giải trí, mua sắm của doanh nhân.

DMCA.com Protection Status

VỀ CHÚNG TÔI

  • Giới thiệu
  • Liên hệ quảng cáo
  • Quy chế hoạt động
  • Nội quy

Giấy phép số 577/GP-BTTT do Bộ TTTT
cấp ngày 22/11/2017.

Chịu trách nhiệm nội dung:
Lý Mỹ
Công ty Truyền thông Nguyễn Văn Vinh
10/29 Trần Nhật Duật, Q 1, TPHCM
(84) 2838469899

ĐẶT BÁO DÀI HẠN

© 2018 DoanhNhanPlus.VN - Giấy phép số: 577/GP-BTTTT do BTTTT cấp.

Chào mừng trở lại!

Đăng nhập vào tài khoản của bạn

Bạn quên mật khẩu?

Retrieve your password

Vui lòng nhập email hay tên đăng nhập để reset mật khẩu

Đăng nhập
Thanks for Sharing

Many thanks and highly appreciate your prompt action and the article.

33win

kuwin

188bet

97win

Good88

For88

U888

Top88

Go99

188bet

188bet

xoso66

77bet

ww88

good88

c54

  • Đăng nhập
  • Trang chủ
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Chuyện làm ăn
    • Hàng không
    • Tài chính
      • Chứng khoán
      • Ngân hàng
      • Bảo hiểm
      • Vàng
    • Thị trường
    • Bất động sản
      • Dự án
    • Hành Trình Thành Công
      • Khởi nghiệp
      • Quản trị
      • Marketing
      • Nhân sự
    • Đọc báo giùm bạn
      • Thời sự
      • Điểm tin
      • Thế giới
    • DoanhNhan-Hub
      • Khuyến mãi
      • Sự kiện
      • Hội thảo
      • Đào tạo
      • Thương mại
  • Doanh nhân
    • Góc nhìn
    • DN+trò chuyện
    • Nhân vật
    • Chia sẻ
    • Người dẫn đầu
  • Nhịp sống
    • Giáo dục
      • Du học
      • Chọn trường
      • Học bổng
    • Gia đình
      • Chuyện nhà tôi
      • Sống
      • Mối quan hệ
    • Sống khoẻ
      • Sức khoẻ
      • Dinh dưỡng
      • Y tế
      • Thư gởi người bận rộn
      • Thể thao
    • Du lịch
      • Điểm đến
      • Khách sạn – Resort
    • Ẩm thực
      • Món ngon
      • Hương vị quê nhà
      • Thức uống
      • Nhà hàng
    • Không gian sống
      • Kiến trúc
      • Nhà đẹp
      • Văn phòng
  • Văn hoá
    • Giải trí
      • Âm nhạc
      • Phim
      • Sân khấu
      • Sao & Showbiz
      • Truyền hình
    • Nghệ thuật
      • Hội họa
      • Nhiếp ảnh
    • Sách
    • Tản mạn
      • Truyện ngắn
      • Suy ngẫm
      • Trà dư tửu hậu
      • Thư giãn
    • Kiến thức
      • Chuyện lạ
      • Tư liệu
  • Lịch lãm
    • Thời trang
      • Bộ ảnh thời trang
      • Trang sức
      • Phụ kiện
      • Style guide
      • Trend
    • Làm đẹp
      • Bí quyết làm đẹp
      • Mỹ phẩm
    • Góc đàn ông
    • Đồng hồ
    • Shopping
    • DN+chọn
  • Xe
    • Xe hơi
    • Góc Biker
    • Du thuyền
    • Khám phá
  • Công nghệ
    • Điện thoại
    • Máy tính
    • Máy tính bảng
    • Nghe nhìn
    • Máy ảnh
    • Nhịp sống số
    • Thiết bị gia đình

© 2018 DoanhNhanPlus.VN - Giấy phép số: 577/GP-BTTTT do BTTTT cấp.