Mối tương quan với thực phẩm

Bạn có thoải mái với thực phẩm và hài lòng về những thói quen ăn uống của mình, hay cảm thấy một số vấn đề về cảm xúc có thể gây khó khăn khi ăn uống không? Mời bạn xem bài trắc nghiệm dưới đây để hiểu thêm về mối tương quan này.

DN586_GD051214_Tracnghiem_Moi-tuong-quan

[one_half last=”no”] 1 Bạn đến nhà một người bạn để dùng bữa tối. Bạn:

A. Cảm thấy đói bụng vì mùi thức ăn mình yêu thích thoang thoảng từ nhà bếp.
B. Hỏi xem bao lâu nữa mới đến giờ ăn.
C. Nói chuyện với bạn và thong thả chờ đến giờ ăn.
D. Nghĩ thầm, mình chỉ sẽ dùng một lượng nhỏ thức ăn.

2 Khi nấu ăn, bạn:

A. Tận dụng cơ hội để thực hiện một món ăn mới.
B. Hâm nóng những món ăn chưa dùng đến.
C. Tiếp tục ăn hết những thức ăn theo dự định.
D. Phục vụ cho người khác nhiều hơn cho mình.

3 Bạn đang ở nhà hàng và khi người phục vụ mang đến một khẩu phần ăn lớn, bạn:

A. Muốn ăn ngay lập tức.
B. Ngồi thưởng thức hương vị một lúc rồi mới ăn.
C. Nghĩ ngay đến món tráng miệng.
D. Nghĩ rằng mình không thể ăn hết món này.

4 Bạn thường cảm thấy đói bụng như thế nào:

A. Luôn đói bụng vào những giờ ăn, đôi khi giữa các bữa ăn.
B. Bình thường như những người khác.
C. Cảm thấy đói bụng mọi lúc.
D. Hiếm khi đói bụng.

5 Buổi ăn trưa trong tuần bạn có khuynh hướng:

A. Ăn ít và khá đơn giản.
B. Ăn bánh mì sandwich.
C. Ăn một bữa hợp lý gồm thịt và rau củ.
D.  Ăn một phần nhỏ xà lách.

[/one_half] 6 Việc ăn uống với bạn là:

A. Cảm giác hài lòng thật sự.
B. Việc cần thiết để sống.
C. Điều cảm thấy cần làm.
D. Làm mất thời gian.

7 Bạn soi gương và cảm thấy mình có vẻ mập hơn trước. Bạn:

A. Nghĩ rằng mình nên chú ý hơn đến thể trọng.
B. Cảm thấy hơi lo lắng.
C. Quyết định ăn một cái bánh ngọt để chúc mừng bản thân.
D. Không ăn món gì vào cuối ngày.

8 Bạn thích vị ngọt hoặc mặn của món ăn:

A. Vị ngọt, mặn, chua, cay… đều thích.
B. Bạn thật sự không để ý.
C. Vị ngọt.
D. Vị mặn.

9 Bạn bè thường nói bạn là:

A. Người có tâm hồn ăn uống.
B. Người ăn uống mau lẹ.
C. Người luôn ăn uống ngon miệng.
D. Người ăn uống nhỏ nhẹ.

10 Bạn nghĩ gì một khi đã ăn quá no:

A. Mình cần ăn chút gì đó để tiêu hóa thức ăn.
B. Tốt hơn mình nên biết trước điều này trước khi bắt đầu ăn.
C. Suy nghĩ về thế nào là cảm giác no nê.
D. Hối tiếc vì đã ăn quá no.

Kết quả của bạn

Khi chọn nhiều câu A: Với bạn, thực phẩm là một nghệ thuật. Bạn thích tận hưởng cảm giác ăn uống trong yên bình và luôn dành thời gian cho những bữa ăn. Chúng trở thành thời gian để bạn thưởng thức thực phẩm và mối tương quan giữa bạn với cơ thể. Bạn tìm thấy mối tương quan cân bằng, hài hòa với thực phẩm và luôn cảm nhận sự vui thích từ ăn uống.
Nếu chọn nhiều câu B: Bạn ăn khi cảm thấy đói, chỉ đơn giản như vậy. Ăn uống đáp ứng nhu cầu thể chất nên bạn ăn bất cứ món gì thuận lợi cho mình, càng đơn giản và nhanh chóng càng tốt. Bạn không thích cầu kỳ, phức tạp hoặc những bữa ăn kéo dài trong nhiều giờ đồng hồ. Tuy nhiên, bạn biết ăn uống cẩn thận và đa dạng.
Trường hợp chọn nhiều câu C: Thực phẩm khiến bạn cảm thấy tốt hơn, giảm những căng thẳng nội tâm cũng như sự lo lắng và sợ hãi. Nó giúp bạn nuôi dưỡng những cảm xúc hơn bất kỳ điều gì khác. Bạn tận hưởng thời gian bên bàn ăn nhưng đôi khi cảm thấy hơi lo lắng khi có người nhận xét cách bạn ăn. Khi ăn no, bạn cảm thấy trọn vẹn, thư giãn, yên tâm và bớt đơn độc hơn.
Chọn nhiều câu D: Bạn dường như không mấy thân thiện với thực phẩm. Chúng làm bạn lo lắng, hoặc thậm chí chán ghét và bạn muốn kiểm soát hoặc tạo khoảng cách với chúng. Bạn muốn biết chính xác mình ăn gì và chọn lọc thực phẩm cẩn thận. Bạn xem việc ăn uống như một nhiệm vụ trong ngày và thực hiện một cách miễn cưỡng.

Exit mobile version