Những cuộc hôn nhân hạnh phúc không phải là ngẫu nhiên. Tìm thấy hạnh phúc lâu dài phụ thuộc vào cách vợ chồng có thể cùng lên kế hoạch, đối phó với những thử thách.
Trong khi hầu hết chúng ta thường chuẩn bị cho những thử thách lớn, thì việc thỏa thuận với những điều nhỏ nhặt trong cuộc sống cũng không kém phần quan trọng.
Một trong những thỏa thuận quan trọng nhất cần thực hiện sớm trong hôn nhân chính là những nền tảng cho cuộc sống tương lai. “Chúng ta nên sống ở đâu? Trong một ngôi nhà hay một căn hộ? Chúng ta sẽ có bao nhiêu đứa con? Nên cho con cái học trường nào? Làm cách nào để quản lý chi phí trong gia đình?”. Đây là những cuộc trò chuyện giúp vợ chồng vạch ra kế hoạch tích cực khi sống chung.
Chuyên gia người Mỹ, Jonathan Siew, của Trung tâm Tư vấn Hôn nhân cho biết chìa khóa để vượt qua những thử thách lớn hay nhỏ là bắt đầu giải quyết vấn đề thông qua sự giao tiếp và đồng cảm. Thông thường, một cặp vợ chồng cần chấp nhận những khác biệt của họ, tôn trọng việc có thể bắt đầu cuộc sống với những khát vọng khác nhau. Chỉ khi điều này được thực hiện, thì vợ chồng mới có thể bắt đầu cam kết chia sẻ một kế hoạch chung cho tương lai.
Giao tiếp như một cặp vợ chồng không chỉ phụ thuộc vào điều gì đã được nói, nói bao nhiêu lần, mà đồng thời cũng là cách lắng nghe nhau.
Cũng theo chuyên gia Siew: “Lắng nghe một cách hiệu quả vì lợi ích giúp duy trì hòa bình, nhưng chưa đủ, đặc biệt nếu mục đích là điều quan trọng đối với bạn đời. Bức xúc có thể nảy sinh nếu một khi mục đích này bị từ chối.
Vậy nên, quan trọng là một bên thỏa hiệp chỉ khi chồng/vợ có thể đồng cảm với những cảm xúc, thấy được quan điểm khác nhau của bạn đời. Những câu đại loại như “Anh/em hiểu vấn đề em/anh đang nói” hoặc “Hãy nói với anh/em những ước mơ của em/anh, hãy hình dung cách chúng ta sẽ thực hiện chúng từ mục đích của hai chúng ta”, có thể là cách đạt được một giải pháp đúng đắn cho vấn đề của một cặp vợ chồng”.
Theo chuyên gia tư vấn hôn nhân người Mỹ, Diana Chandra: “Những kế hoạch khi chung sống là quan trọng nhưng cần có tính linh hoạt. Vợ chồng cần được chuẩn bị nhiều tình huống khác nhau, để không cảm thấy bất ngờ. Đừng chờ đợi bạn đời thực hiện giống như cách của bạn, vì mỗi người đều có những điểm mạnh, cách làm khác nhau. Hơn nữa, khi bạn đời không đáp ứng được kỳ vọng chung có thể dẫn đến tức giận.
Một số khía cạnh nhất định của cuộc sống vợ chồng không thể, và có lẽ, không nên thay đổi, bao gồm sự gắn bó với cha mẹ đôi bên. Tốt nhất là hãy giao tiếp thoải mái, có ý thức, đồng thời thường xuyên trò chuyện về những mục đích của nhau, cùng với thái độ yêu thương, cởi mở với nhau, sẽ giúp vợ chồng có thể giải quyết bất cứ thử thách nào”.
- Xem thêm: Vợ chồng cùng bàn luận tài chính
Chuyên gia tư vấn, hòa giải hôn nhân Diana Chandra, nói: “Khi bắt đầu những đề tài khó, vợ chồng nên sử dụng những từ mang tính đề nghị, ví dụ như “Anh/em tự hỏi nếu…”, nhằm giúp cả hai động não hơn, mà không hàm ý chỉ trích, gây tâm lý tự vệ”.
Năm cách để bắt đầu vạch kế hoạch cuộc sống vợ chồng mà cả hai cùng muốn, là:
- Viết ra những mục tiêu trên giấy.
- Đánh giá lại hoặc nếu cần thiết, điều chỉnh mục tiêu vào những khoảng thời gian đều đặn.
- Cùng tham gia các cuộc tranh luận có tính xây dựng về những ý tưởng mới mẻ.
- Dành thời gian cho nhau vào những ngày nghỉ để nghĩ lại viễn cảnh của những giá trị, mục đích hôn nhân.
- Tham dự những chương trình bổ ích liên quan đến hôn nhân để thu thập kinh nghiệm quý báu từ người khác.