Kỹ năng đàm phán

Một số tình huống thường gặp trong cuộc sống có thể phán đoán kỹ năng đàm phán của mỗi người. Mời bạn cùng xem bài trắc nghiệm sau:

DN582_GD071114_Ky-nang-dam-phan1. Sau một tuần làm việc vất vả và bạn hoàn thành tốt công việc. Chưa kịp nghỉ ngơi, bạn lại được yêu cầu böí sung gấp một số chi tiết cho dự án vừa làm xong do một đồng nghiệp nghỉ phép đột xuất. Câu trả lời của bạn là:

A. Đồng ý nhưng tự hỏi, làm cách nào để có thể từ chối, rồi cuối cùng phải làm thêm giờ, mang việc về nhà… Nói chung là bạn ước giá như mình từ chối được.
B. Suy nghĩ cẩn thận, sau đó đồng ý với điều kiện cấp trên cho bạn một ngày để giải quyết một số công việc tồn đọng.
C. Lịch sự từ chối, nói rằng đồng nghiệp không nên dồn công việc cho người khác theo cách này.

2.Chồng (vợ) của bạn muốn đi ra ngoài xem phim nhưng bạn lại muốn tận hưởng một buöíi tối lãng mạn tại nhà. Cuối cùng, bạn sẽ làm gì:

A. Không biết làm thế nào để diễn tả ước muốn của mình. Bạn cùng anh (cô) ấy đi xem phim và cố gắng thưởng thức bộ phim bởi vì anh (cô) ấy muốn thế.
B. Đề nghị một bữa ăn tối ấm cúng bên ánh nến nhưng anh (cô) ấy vẫn thích đi xem phim hơn, nên bạn miễn cưỡng nghe theo.
C. Cùng anh (cô) ấy đi xem suất phim sớm nhất, sau đó về nhà cùng ăn tối dưới ánh nến.

3.Bạn có mặt tại cửa hàng khuyến mãi đông khách, nơi có một vài món hàng bạn quan tâm. Bạn đặc biệt thích hai món hàng nhưng tiếc là mỗi món lại được bán chung với một món hàng khác mà bạn không cần. Bạn sẽ làm gì?

A. Suy nghĩ trong chốc lát, sau đó quyết định không mua và nghĩ, không có gì phải tiếc rẻ.
B. Chọn cả hai, về nhà sẽ bỏ đi món mình không thích.
C. Thuyết phục người quản lý cho phép mình chuyển đổi các món giữa hai lô hàng và chấp nhận mua với giá cao hơn một chút.

4.Bạn là một nhà tư vấn thành công với một bảng thành tích ấn tượng. Một khách hàng giới thiệu người bạn của họ cho bạn. Lần gặp đầu tiên, bạn bị sốc khi người khách này đưa ra mức phí thấp hơn mức bình thường, nhưng lại hứa hẹn về một dự án kinh doanh lớn. Bạn sẽ làm gì?

A. Kết thúc cuộc gặp gỡ và nói rằng mức phí này không thỏa đáng.
B. Cho khách biết mức phí này là thấp, nhưng quyết định tìm hiểu thêm trước khi quyết định bất cứ điều gì.
C. Giải thích với khách biết vì sao họ cần đánh giá cao giá trị thời gian và kỹ năng của bạn, và cần xem xét lại mức phí.

5.Bạn xếp hàng chờ thanh toán sau khi mua sắm một xe đầy hàng hóa. Bất ngờ bạn nhận ra người hàng xóm chưa xếp hàng với một món hàng trong tay. Người này có vẻ vội vàng và muốn nhờ bạn gộp chung hóa đơn thanh toán cho nhanh. Bạn sẽ làm gì:

A. Cảm thấy khó chịu nhưng phải đồng ý vì cảm thấy mất lịch sự nếu từ chối họ.
B. Đồng ý, và sau đó nhờ họ giúp mình chuyển đồ lên xe.
C. Lịch sự từ chối và nói rằng người xếp hàng tiếp theo bạn có thể không đồng ý.

 

Kết quả của bạn

• Khi chọn nhiều câu A: Bạn là nhà đàm phán nhạy cảm, dễ dàng nhượng bộ. Xung đột có khuynh hướng làm bạn tổn thương. Nếu biết trải nghiệm bằng cách bảo vệ chính kiến của mình dù chỉ một lần, bạn có thể xử lý vấn đề tốt hơn.

• Nếu chọn nhiều câu B: Bạn là nhà đàm phán hợp lý, biết cân nhắc để thể hiện thế mạnh của mình và có mức độ vừa phải với đối tác.

• Trường hợp chọn nhiều câu C: Bạn là nhà đàm phán tốt và luôn biết cách giành phần thắng về mình. Cách xử lý vấn đề của bạn là tìm ra những giải pháp có lợi cho đôi bên – yếu tố cần thiết trong đàm phán.

Exit mobile version