Khi con cái nổi giận

Cu Bin con chị Hòa năm nay học lớp 4. Là một đứa trẻ ngoan và hơi nhút nhát, nhưng mỗi khi không vừa ý điều gì đó thì thật khó tưởng tượng được đó chính là cu Bin.

Hôm đó, tivi có phim hoạt hình khá hay, nhưng muốn xem tin tức nên chị Hòa chuyển tivi sang kênh tin tức. Cu Bin đang thích thú với bộ phim, cụt hứng quay sang mẹ giành lấy remote bật lại kênh cũ. Chị Hòa bực mình: Con ăn cho xong rồi nghỉ trưa, chiều đi học chớ. Nói rồi chị lấy lại cái remote. Cu Bin không vừa, giằng lại, hai mẹ con cứ thế giằng co. Cuối cùng chị Hòa bực quá, tắt luôn tivi, thế là cu Bin nổi điên. Nó gào lên, buông chén cơm không thèm ăn, thuận chân đạp đổ luôn cái ghế. Thằng bé có tật khóc dai, khóc rả rích, bỏ cơm…

Khi con cái nổi giận-02

Tâm học lớp 5. Là học sinh giỏi, ngoan, hạnh kiểm tốt, trong lớp hòa đồng với bạn bè. Thế nhưng, có những lúc cậu ta hành động bất thường như đánh hay chửi bạn, đôi khi chỉ là chuyện rất nhỏ nhặt như bạn giỡn, giấu cây bút của Tâm. Những cơn bốc giận của trẻ em như thế là hành động không kiểm soát được do phản xạ tự nhiên khi không vừa ý.

Giận là tình cảm tự nhiên, là một trong những xúc cảm của con người như sợ hãi, sung sướng, buồn bã, ghê tởm, ngạc nhiên… Nhưng nổi giận thì hết sức nguy hiểm. Người lớn có thể kiềm chế cơn giận, kiểm soát hành vi do đã từng trải, có kinh nghiệm về những hệ quả của cơn giận, thế nhưng đối với trẻ em thì đây có thể gần như là hành động vô thức.

Vậy, chúng ta phải làm gì để hóa giải cơn bực tức của con trẻ? Bạn hãy nghiên cứu và thử vận dụng những lời khuyên sau đây:

Exit mobile version