Hỷ lạc từ tâm là quyển sách được chấp bút bởi Douglas Abrams nhằm truyền tải nội dung các cuộc đối thoại giữa hai nhà lãnh đạo tâm linh thế giới: Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 (Tenzin Gyatso) và Đức Tổng giám mục Nam Phi Desmond Tutu. Hai con người vĩ đại với cuộc đời hơn 80 năm từng trải sóng gió phi thường, nhưng đã là điểm tựa an lạc cho hàng tỉ người trên thế giới trong mấy chục năm qua.
Chẳng có số phận đen tối nào định đoạt được tương lai. Chính ta mới là người quyết định. Trong mỗi ngày và trong từng khoảnh khắc, ta luôn có khả năng kiến tạo và sửa đổi vận mệnh của chính mình, cũng như chất lượng sống của con người trên toàn thế giới. Sức mạnh này nằm trong tay của chính chúng ta.
Hạnh phúc rốt ráo, lâu dài sẽ không thể nào tìm được bằng việc theo đuổi các mục đích và thành tựu thế gian. Hạnh phúc chân thực không nằm ở nơi tài sản hay danh vọng. Nó chỉ có thể được tìm thấy trong tâm thức và trái tim của con người.
Hỷ lạc từ tâm là quyển sách được chấp bút bởi Douglas Abrams nhằm truyền tải nội dung các cuộc đối thoại giữa hai nhà lãnh đạo tâm linh thế giới: Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 (Tenzin Gyatso) và Đức Tổng giám mục Nam Phi Desmond Tutu. Hai con người vĩ đại với cuộc đời hơn 80 năm từng trải sóng gió phi thường, nhưng đã là điểm tựa an lạc cho hàng tỉ người trên thế giới trong mấy chục năm qua.
Trong một tuần hội kiến, các cuộc đối thoại của hai ngài đã diễn ra xoay quanh chủ đề mà Đức Đạt Lai Lạt Ma đề cập: “Mục đích của cuộc đời” – mục đích xa lìa khổ đau và đạt được hạnh phúc. Các ngài bày ra cho chúng ta thấy sự phản chiếu về cuộc sống hiện thực vốn tràn đầy đau khổ và rối ren. Nhưng ngay giữa sự khổ đó, các ngài đã đạt được cảnh giới bình an, can đảm và hỷ lạc mà chúng ta có lẽ rất mong mỏi cho cuộc sống của chính mình. Ước muốn của các ngài gửi gắm trong cuốn sách này không những là truyền đạt lại trí tuệ, mà còn cả lòng nhân ái của mình nữa. Các ngài nói rằng đau khổ là không thể tránh khỏi, nhưng cách mà chúng ta phản ứng lại với sự khổ lại là lựa chọn của bản thân mình. Ngay cả sự áp bức hay bắt bớ cũng không thể cướp đi quyền tự do lựa chọn thái độ phản ứng này của chúng ta được.
“Tôi hy vọng cuốn sách này sẽ mang lại cho bạn nhiều hy vọng hơn và ý thức trách nhiệm cao hơn, bắt nguồn từ sự quan tâm chân thành đối với hạnh phúc của những người khác. Bạn thấy đấy, để trở thành một người hạnh phúc, chúng ta cần sống nhiều hơn với cái phần từ bi nằm trong bản chất của chúng ta, và có ý thức trách nhiệm đối với người khác cũng như với thế giới mà chúng ta đang sống. Trong thế kỷ này, nếu chúng ta thử hành động với những nỗ lực thực tế và tầm nhìn rõ ràng, thì có lẽ trong phần sau của thế kỷ, chúng ta có thể thực sự có được một thế giới hạnh phúc hơn. Một thế giới hòa bình hơn. Một thế giới tử tế và từ bi hơn. Vì vậy, hy vọng của tôi là cuốn sách này có thể trở thành một sự đóng góp để mang đến một nhân loại hạnh phúc hơn như đã nói”.
“Không ai mong đợi rằng chỉ một mình cuốn sách này sẽ thay đổi cả thế giới. Không, điều đó là không thể, nhưng từ các khu vực khác nhau, với một nỗ lực chung và tầm nhìn hướng đến toàn nhân loại thì chúng ta có thể đạt được sự đoàn kết và hòa hợp nhờ có ý thức về tình huynh đệ, nhờ vào sự thống nhất của toàn nhân loại. Và tất cả những vấn đề vụn vặt nhỏ bé xảy ra ở đây và ở kia, tôi nghĩ, cuối cùng sẽ được chúng ta xử lý; nhưng chúng ta phải giải quyết những vấn đề lớn hơn trước đã. Khi các vấn đề về hệ thống lớn hơn đã được giải quyết thì các vấn đề nhỏ hơn cũng sẽ được giải quyết khá dễ dàng. Vì vậy, tất cả chúng ta, các huynh đệ tâm linh, phải có trách nhiệm đặc biệt, có một vai trò đặc biệt để làm rõ rằng nguồn gốc rốt ráo của một cuộc sống có ý nghĩa là ở trong chính chúng ta. Nếu bạn sống theo cách này thì cho đến hơi thở cuối cùng, bạn sẽ là một người hạnh phúc, an vui. Đó là cái đích của kiếp sống con người – sống với mục tiêu và niềm an vui hỷ lạc”.
— Đức Đạt Lai Lạt Ma 14 —
Tác giả: Desmond Tutu – Douglas Abrams – Tenzin Gyatso
Nhà xuất bản: NXB Đà Nẵng
Công ty phát hành: Saigonbooks
Về tác giả:
Tenzin Gyatso
Đức Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 14, sinh năm 1935 trong một gia đình nông dân nghèo ở phía đông bắc Tây Tạng, khi mới lên 2 ngài đã được công nhận là tái sinh của Đức Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 13. Ngài là người ủng hộ nhiệt tình cho một cách tiếp cận phổ thông và gần gũi để nuôi dưỡng các giá trị cơ bản của con người. Đức Đạt Lai Lạt Ma đi đến nhiều nơi trên thế giới, giúp tăng trưởng lòng nhân ái và từ bi, sự hiểu biết liên tôn giáo, trân quý môi trường sống và trên hết là sự trân quý hòa bình thế giới.
Desmond Tutu
Tổng giám mục danh dự của Nam Phi, người đã trở thành nhà lãnh đạo xuất chúng trong chiến dịch vận động cho công lý và hòa giải chủng tộc ở Nam Phi. Ngài Tổng giám mục Tutu được xem là tiếng nói đạo đức hàng đầu và là biểu tượng của niềm hy vọng. Trong suốt cuộc đời, ngài luôn quan tâm sâu sắc đến nhu cầu của tất cả mọi người trên khắp thế giới; đồng thời giảng dạy về tình yêu thương và lòng bi mẫn cho tất cả mọi người.
Douglas Abrams
Douglas Abrams là người sáng lập và cũng đồng thời là Chủ tịch của Idea Architects – một cơ quan truyền thông và ấn bản sáng tạo giúp những người có tầm nhìn tạo ra một thế giới thông thái hơn, khỏe mạnh hơn và công bằng hơn. Anh tin tưởng mạnh mẽ vào sức mạnh của những cuốn sách và các phương tiện truyền thông, tin rằng nó chính là chất xúc tác cho giai đoạn tiếp theo của văn hóa toàn cầu.