Theo ông Giang, bình quân một suất học tập ở nước ngoài phải chi phí tối thiểu 10.000-15.000 USD/năm và nếu nhân con số này với số người đang du học sẽ thấy mỗi năm các gia đình ở Việt Nam phải chuyển ra nước ngoài ít nhất từ 1 đến 1,5 tỉ USD cho con cái của mình.
Các buổi tư vấn du học luôn thu hút nhiều phụ huynh, học sinh tham gia
Thông tin này có thể xem là động thái thúc giục chính phủ phải nâng cao chất lượng giáo dục để khuyến khích học sinh, sinh viên học tập ở trong nước thay vì ra nước ngoài.
Tuy nhiên nỗ lực này đối diện với một số thực tế khó khăn như chất lượng đào tạo của chúng ta hiện còn kém xa các nước và nhiều gia đình vẫn muốn con cái kiếm việc làm và thậm chí định cư lâu dài ở nước ngoài sau khi tốt nghiệp. Một số gia đình khá giả còn đầu tư vào bất động sản tại Hoa Kỳ, châu Âu, Pháp, Úc, Nhật Bản và các nước khác thông qua cầu nối là con cái đang du học tự túc.
Mặc dù có sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài cho tiềm năng giáo dục tại Việt Nam, chính phủ mới chỉ cấp phép cho một vài trường đại học quốc tế, trong đó có Đại học Hoàng gia Úc (RMIT) hay gần đây là Đại học British University Vietnam.
Được biết để có giấy phép mở trường, các nhà đầu tư phải qua nhiều khâu thủ tục nhiêu khê và kéo dài nhiều năm. Đó là chưa kể Nghị định số 73/2012/NĐ-CP ngày 26-9-2012 quy định chi tiết về điều kiện mở trường đại học quốc tế tại ViệtNamtrong đó yêu cầu tổng số vốn đầu tư ít nhất không thấp hơn 300 tỉ đồng (khoảng 15 triệu USD).
Gia Minh tổng hợp