Báo doanh nhân - DoanhnhanPlus.vn
28/02/2021
  • Đăng nhập
  • Trang chủ
  • Kinh doanh
    • Thời sự
      • Chuyện làm ăn
      • Đầu tư
      • Điểm tin
      • Góc nhìn
      • Doanh nghiệp
      • Thế giới
    • Tài chính
      • Chứng khoán
      • Ngân hàng
      • Bảo hiểm
      • Vàng
    • Bất động sản
      • Dự án
    • Khởi nghiệp
      • Xu hướng
      • Ý tưởng mới
      • Góc chuyên gia
    • Con đường sự nghiệp
      • Quản trị
      • Marketing
      • Nhân sự
    • DoanhNhan-Hub
      • Sự kiện
      • Hội thảo
      • Đào tạo
      • Thương mại
  • Doanh nhân
    • DN+ trò chuyện
    • Who’s Who
    • Chia sẻ
    • Leader
    • Câu chuyên kinh doanh
  • Nhịp sống
    • Giáo dục
      • Du học
      • Chọn trường
      • Học bổng
    • Gia đình
      • Chuyện nhà tôi
      • Sống
      • Yêu
    • Sống khoẻ
      • Dinh dưỡng
      • Thư gởi người bận rộn
      • Thể thao
        • Golf
        • Quần vợt
        • Bóng đá
      • Sức khoẻ
        • Chuyện phòng the
        • Y tế
    • Du lịch
      • Điểm đến
      • Hàng không
      • Khách sạn – Resort
      • Tours du lịch
    • Ẩm thực
      • Món ngon
      • Hương vị quê nhà
      • Thức uống
      • Nhà hàng
      • Party
    • Không gian sống
      • Kiến trúc
      • Nhà đẹp
      • Trang trí
      • Văn phòng
    • Tư liệu
  • Văn hoá
    • Giải trí
      • Âm nhạc
      • Phim
      • Sân khấu
      • Sao & Showbiz
      • Truyền hình
    • Nghệ thuật
      • Hội họa
      • Nhiếp ảnh
    • Sách
    • Tản mạn
      • Truyện ngắn
    • Thư giãn
      • Thang thuốc bổ
  • Lịch lãm
    • Thời trang
      • Bộ ảnh thời trang
      • Trend
      • Style guide
    • Làm đẹp
      • Bí quyết làm đẹp
      • Mỹ phẩm
      • Tin làm đẹp
    • Phụ kiện
    • Góc đàn ông
    • Đồng hồ
    • Shopping
    • DoanhNhan+ chọn
  • Xe
    • Xe hơi
    • Góc Biker
    • Du thuyền
    • Khám phá
    • Thị trường
  • Công nghệ
    • Điện thoại
    • Máy tính
    • Máy tính bảng
    • Nghe nhìn
    • Máy ảnh
    • Nhịp sống số
    • Thiết bị gia đình
e-Media
  • Trang chủ
  • Kinh doanh
    • Thời sự
      • Chuyện làm ăn
      • Đầu tư
      • Điểm tin
      • Góc nhìn
      • Doanh nghiệp
      • Thế giới
    • Tài chính
      • Chứng khoán
      • Ngân hàng
      • Bảo hiểm
      • Vàng
    • Bất động sản
      • Dự án
    • Khởi nghiệp
      • Xu hướng
      • Ý tưởng mới
      • Góc chuyên gia
    • Con đường sự nghiệp
      • Quản trị
      • Marketing
      • Nhân sự
    • DoanhNhan-Hub
      • Sự kiện
      • Hội thảo
      • Đào tạo
      • Thương mại
  • Doanh nhân
    • DN+ trò chuyện
    • Who’s Who
    • Chia sẻ
    • Leader
    • Câu chuyên kinh doanh
  • Nhịp sống
    • Giáo dục
      • Du học
      • Chọn trường
      • Học bổng
    • Gia đình
      • Chuyện nhà tôi
      • Sống
      • Yêu
    • Sống khoẻ
      • Dinh dưỡng
      • Thư gởi người bận rộn
      • Thể thao
        • Golf
        • Quần vợt
        • Bóng đá
      • Sức khoẻ
        • Chuyện phòng the
        • Y tế
    • Du lịch
      • Điểm đến
      • Hàng không
      • Khách sạn – Resort
      • Tours du lịch
    • Ẩm thực
      • Món ngon
      • Hương vị quê nhà
      • Thức uống
      • Nhà hàng
      • Party
    • Không gian sống
      • Kiến trúc
      • Nhà đẹp
      • Trang trí
      • Văn phòng
    • Tư liệu
  • Văn hoá
    • Giải trí
      • Âm nhạc
      • Phim
      • Sân khấu
      • Sao & Showbiz
      • Truyền hình
    • Nghệ thuật
      • Hội họa
      • Nhiếp ảnh
    • Sách
    • Tản mạn
      • Truyện ngắn
    • Thư giãn
      • Thang thuốc bổ
  • Lịch lãm
    • Thời trang
      • Bộ ảnh thời trang
      • Trend
      • Style guide
    • Làm đẹp
      • Bí quyết làm đẹp
      • Mỹ phẩm
      • Tin làm đẹp
    • Phụ kiện
    • Góc đàn ông
    • Đồng hồ
    • Shopping
    • DoanhNhan+ chọn
  • Xe
    • Xe hơi
    • Góc Biker
    • Du thuyền
    • Khám phá
    • Thị trường
  • Công nghệ
    • Điện thoại
    • Máy tính
    • Máy tính bảng
    • Nghe nhìn
    • Máy ảnh
    • Nhịp sống số
    • Thiết bị gia đình
e-Media
DoanhnhanPlus.vn

Giáo sư Hà Mạnh Quân: Nhà văn phải được ‘cởi trói’ ngòi bút

DoanhNhân+Đăng bởiDoanhNhân+
23/10/2020
Trong Văn hoá, Who's Who

Tôi được biết Giáo sư Hà Mạnh Quân từ nhiều năm trước, khi đọc các bài báo khoa học của Quân trên các tạp chí văn học quốc tế. Khả năng viết tiếng Anh lưu loát và tầm nhìn sâu rộng của Quân về văn chương khiến tôi cứ nghĩ anh lớn lên ở Mỹ. Gần đây, khi các dự án văn học cho chúng tôi cơ hội hợp tác với nhau, tôi có dịp trò chuyện với Quân và thấy rằng dù đã sống và làm việc ở Mỹ 20 năm qua, Quân là một người Việt Nam theo đầy đủ tất cả các ý nghĩa. Anh có tiếng cười rổn rảng, giọng nói đậm chất Đà Lạt và đặc biệt là một tình yêu mãnh liệt dành cho văn học Việt Nam.

Giáo sư Hà Mạnh Quân: Nhà văn phải được 'cởi trói' ngòi bút -1
Giáo sư Hà Mạnh Quân hiện là phó khoa, kiêm chủ nhiệm bộ môn văn học Anh – Mỹ của Đại học Montana (Mỹ). Ảnh: NVCC

____Chào Giáo sư Hà Mạnh Quân, cảm ơn bạn về những nỗ lực không mệt mỏi trong việc dịch và giới thiệu văn học Việt Nam ra thế giới. Một thành công gần đây của bạn là việc ra mắt của tuyển tập Other Moons. Bạn có thể giới thiệu đôi nét về tuyển tập này và lý do bạn bỏ ra nhiều năm trời của tuổi thanh xuân để dịch và giới thiệu?

Other Moons (Những vầng trăng khác) là một tuyển tập gồm 20 truyện ngắn về chiến tranh Việt Nam và thời hậu chiến do tôi chọn lọc và chuyển ngữ. Hầu hết các tác phẩm đã được xuất bản trong các tuyển tập truyện ngắn hay ở Việt Nam, hoặc trên các báo và tạp chí như Văn Nghệ Quân Đội, Cửa Việt, Sông Hương, Thanh Niên, Tuổi Trẻ, Nhân Dân… Tôi có đưa vào truyện ngắn Mảnh trăng cuối rừng (Nguyễn Minh Châu) vì năm học lớp 12, tôi rất thích tác phẩm này, và có lẽ đây là tác phẩm duy nhất được viết trước 1975 trong Other Moons.

Tựa đề của cuốn sách cũng lấy cảm hứng từ truyện ngắn này vì tôi nhận thấy mặc dù chiến tranh khốc liệt, và người dân Việt chịu nhiều tang thương mất mát, nhưng bom đạn không thể xóa đi tình yêu, sự lãng mạn của người Việt, và hình ảnh ánh trăng trong thi ca Việt Nam luôn gắn liền với điều này. Những tác phẩm còn lại được viết bởi những nhà văn đã từng tham gia chiến đấu và những cây bút trẻ sinh ra và lớn lên sau khi hòa bình lập lại, nhưng họ vẫn quan tâm đến lịch sử và phản ánh cuộc sống, nỗi niềm trăn trở của những người bình dị trong thời kỳ hậu chiến.

Văn học chiến tranh đa phần được viết bởi nhà văn nam, vì họ là đối tượng tham gia trực tiếp vào trận chiến và có thể phản ánh rõ nét đời lính chiến. Tuy nhiên, cũng có những nhà văn nữ xuất sắc như Nguyễn Thị Ấm, Nguyễn Ngọc Tư, Thu Trân, Võ Thị Hảo… Đa số nhân vật trong các tác phẩm tôi chọn lọc là hình ảnh người phụ nữ, mẹ già, vợ lính chiến, trẻ em – những con người bình dị ở hậu phương nhưng số phận và cuộc đời bị dày vò, ám ảnh, và bi kịch hóa bởi bàn tay vô cảm của bóng ma chiến tranh. Tuyển tập Other Moons đa dạng về chủ đề, và độc giả Mỹ có thể hiểu thêm về tàn tích của chất độc màu da cam, việc tìm hài cốt liệt sĩ, xung đột trong gia đình, và cuộc sống khó khăn của những cựu chiến binh và thương bệnh binh sau khi chiến tranh kết thúc.

Ở khoa ngữ văn Anh ở nhiều trường đại học Mỹ, môn văn học về chiến tranh Việt Nam được giảng dạy khá phổ biến. Tuy nhiên, đa phần các tác phẩm được chọn cho sinh viên đọc được viết bởi người Mỹ và người Mỹ gốc Việt. Nếu có chăng tác phẩm của nhà văn Việt Nam thì quanh đi quẩn lại cũng chỉ có Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh), Những thiên đường mù hoặc Tiểu thuyết vô đề (Dương Thu Hương). Để môn học này phong phú hơn, tôi quyết định dịch tuyển tập này, với hy vọng giúp người Mỹ hiểu thêm về quan điểm, nỗi niềm, và cuộc sống của người Việt Nam như thế nào về cuộc chiến đó.

____Được một nhà xuất bản uy tín hàng đầu trong học thuật – Columbia University Press – đỡ đầu cho quyển sách này là vinh dự hiếm có với một tuyển tập đến từ Việt Nam. Bạn có thể cho biết cơ duyên hợp tác với nhà xuất bản này và những gì bạn học hỏi từ họ? Nếu một dịch giả có bản thảo dịch hay, muốn tìm đường xuất bản ở Mỹ, bạn khuyên họ điều gì?

Phải nói là Other Moons “có duyên” với nhà xuất bản Đại học Columbia (New  York). Cách đây khoảng ba năm, Đại học Columbia “khai trương” chương trình Việt Nam học, và từ trước tới nay, nhà xuất bản này chưa in bất cứ một tác phẩm nào của văn học Việt Nam, mặc dù họ đã xuất bản khá nhiều văn học dịch của nhiều quốc gia.

Khi bản thảo hoàn tất, tôi nộp cho khoảng bảy nhà xuất bản và may mắn Đại học Columbia có nhã ý xem xét và thẩm định công trình của tôi. Họ là nhà xuất bản trả lời nhanh nhất về quyết định in sách. Một trong những yếu tố then chốt là họ muốn đẩy mạnh ngành Việt Nam học tại trường, và cuốn sách của tôi góp phần vào sứ mệnh này.

Sau khi bản thảo của tôi được thẩm định và phản biện bởi ba học giả hàng đầu ở Mỹ về lĩnh vực này, họ đánh giá cao tuyển tập Other Moons và yêu cầu tôi viết lời giới thiệu cho mỗi tác phẩm để người đọc hiểu rõ bối cảnh từng truyện ngắn.

Giáo sư Hà Mạnh Quân: Nhà văn phải được 'cởi trói' ngòi bút -2

Họ làm việc rất chuyên nghiệp, và tôi học được rất nhiều về tính chuyên nghiệp của họ trong từng giai đoạn từ lúc nộp bản thảo, thiết kế bìa, cho đến khi in thành sách và “marketing” sách. Quá trình này mất gần một năm, nên tôi phải kiên nhẫn và phải chỉnh sửa, bổ sung, hiệu đính những gì họ yêu cầu, vì ở Mỹ khi một cuốn sách in ra, thì tiếng tăm của nhà xuất bản gắn liền với cuốn sách đó. Đại học Columbia là một trường danh giá ở Mỹ, vì thế họ muốn chắc chắn rằng sách họ in ra phải đảm bảo chất lượng cao về nội dung và đóng góp được gì cho nghiên cứu.

Để được xuất bản văn học dịch với một trường đại học Mỹ không dễ và đơn giản. Không phải nhà xuất bản nào cũng xét duyệt công trình dịch, mà dịch giả phải tìm hiểu xem mỗi nhà xuất bản ưu tiên xuất bản cái gì. Tôi nghĩ có ba yếu tố then chốt để “xuất khẩu” thành công văn học Việt Nam sang Mỹ: bản thân tác phẩm được chọn dịch phải hay, xuất sắc về nội dung, có tư tưởng triết lý cao; chất lượng bản dịch phải mượt mà, văn phong trau chuốt nhưng tự nhiên để người Mỹ có thể cảm thụ; bản thân dịch giả phải tự hỏi vì sao công trình này có giá trị và vì sao người Mỹ quan tâm đến tác phẩm này?

____Bạn thường không làm việc một mình mà các dự án dịch thuật của bạn luôn quy tụ những tài năng trẻ. Bạn thường làm việc với ai và nguyên tắc cộng tác trong dịch thuật với họ là gì?

Thông thường, dịch giả dịch từ tiếng nước ngoài sang tiếng mẹ đẻ, và ít có ai dịch ngược lại. Với tôi, tiếng Anh là ngoại ngữ, tiếng Việt là tiếng “quê hương”, và tôi cũng không nhận mình “song ngữ song toàn” vì tôi không sinh ra và lớn lên ở một môi trường mà cả hai thứ tiếng đều phổ biến ngang nhau. Vả lại, tôi được đào tạo về lý luận văn học Mỹ, chứ không phải về sáng tác hay dịch thuật chuyên nghiệp. Do vậy, tôi luôn cần sự cộng tác của một người Mỹ được đào tạo bài bản về sáng tác văn học để bản dịch được hay.

Tuy nhiên không phải ai có bằng sáng tác cũng cộng tác được. Tôi phải chọn cộng sự am hiểu về văn hóa, cuộc sống, đất nước, con người Việt Nam, và đa số từng sống và làm việc ở Việt Nam. Cộng sự người Mỹ của tôi sẽ đọc bản dịch, chỉnh sửa lại câu chữ, và nếu họ có thắc mắc hay không rõ nghĩa chỗ nào, chúng tôi sẽ trao đổi.

Thật ra, một nhà văn Mỹ chính hiệu trước khi xuất bản sách cũng phải có người hiệu đính và góp ý chỉnh sửa, nên hiếm có ai thành tựu điều gì một cách độc lập. Tôi và cộng sự luôn đặt sự trung thực của bản dịch với văn bản gốc lên hàng đầu, và chỉ bổ sung, lược bớt nếu thật sự cần thiết vì mục đích cuối cùng là làm sao cho bản dịch được súc tích, mượt mà.

____Bạn có thể cho biết về những dự án dịch đang thực hiện, về những tác giả bạn chọn giới thiệu cũng như tiêu chí của các dự án này? Bạn có khó khăn nào trong việc tìm tác phẩm phù hợp với các tiêu chí đó?

Hiện tại, tôi vừa hoàn tất tuyển tập 14 truyện ngắn về chiến tranh của nhà văn Bảo Ninh. Cộng tác của tôi là nhà văn Việt kiều Cab Trần – anh là sinh viên cũ của tôi và có bằng thạc sĩ sáng tác của Đại học Michigan. Bảo Ninh là một tên tuổi lớn, và sau khi trao đổi với tác giả và xin tác quyền, tôi quyết định dịch truyện ngắn của anh.

Hiện tại ông tổng biên tập của tạp chí văn học nổi tiếng nhất ở Mỹ, The Paris Review, đang đọc bản thảo và sau đó sẽ viết lời giới thiệu cho tuyển tập này. Chắc sau lễ Giáng sinh, tôi tìm nhà xuất bản cho công trình này và tin chắc nó sẽ thành công.

Nhiều nhà văn ở Việt Nam xuất bản cả hàng chục đầu sách, nhưng chất lượng thì không cao và tên tuổi cũng không được công chúng biết tới, có lẽ vì họ viết theo cảm xúc, ít có nghiên cứu.

Cách đây hai tháng, tôi nảy sinh ý tưởng mới: chọn lọc và dịch 20 – 25 truyện ngắn đương đại của nhà văn nữ Việt Nam, tập trung vào thân phận người phụ nữ, chủ nghĩa gia trưởng, khát vọng tự do của phụ nữ, nữ quyền, những rào cản về văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng, xã hội và gia đình trong xã hội Việt Nam từ sau năm 2000. Cộng sự của tôi là tiến sĩ Võ Hương Quỳnh (Đại học Hawaii) và từng là giảng viên Đại học Sư phạm TP.HCM. Tuyển tập này có tên Longing (Bến đợi), và trong đó có một số tác phẩm đoạt giải cao ở Việt Nam cũng như tác phẩm viết về phụ nữ dân tộc thiểu số.

Ngoài những nhà văn nữ có tên tuổi như Dạ Ngân, Võ Thị Xuân Hà, Trần Thùy Mai… chúng tôi cũng muốn giới thiệu một số cây bút nữ trẻ nhiều triển vọng. Vì chủ đề về người phụ nữ đa sắc màu, và chúng tôi không thể phản ánh hết được, nên chúng tôi chỉ chọn những “sắc màu” tiêu biểu liên quan đến phụ nữ Việt Nam 20 năm trở lại đây. Đáng tiếc là chúng tôi chưa chọn được truyện ngắn đặc sắc nào về đồng tính nữ, người mẹ Việt Nam anh hùng, hay nhân vật nữ mạnh mẽ dám đi ngược lại với tiêu chí được xã hội cho là “chuẩn mực” để khẳng định chính mình trong thời buổi kinh tế thị trường. Một điểm yếu mà tôi nhận thấy trong những bài gửi cho tôi xét duyệt là nhiều nhà văn lặp đi lặp lại những chủ đề na ná nhau, không có sự đột phá về nội dung và phong cách. Đa số các tác phẩm quá thiên về cảm xúc nhưng tư tưởng, triết lý chưa đủ độ sâu.

____Bạn nghĩ gì về vị thế của văn học Việt Nam so với văn học thế giới trong những năm qua? Việt Nam hiện có rất ít chương trình đào tạo viết văn bậc đại học hoặc trên đại học, trong khi ở các nước phát triển, viết văn là ngành thu hút khá đông người học. Theo bạn, tại sao có thực trạng khác biệt này?

So với văn học thế giới thì rộng quá. Tôi chỉ cần so văn học Việt Nam với văn học các nước châu Á láng giềng thì đã thấy văn học Việt Nam quá thiệt thòi. Ở Mỹ, tác phẩm văn học của Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc được dịch và xuất bản rất nhiều, và nhiều trường đại học Mỹ mở ngành đào tạo về văn hóa, đất nước con người của những quốc gia này. Rất nhiều dịch giả người Mỹ đọc và dịch văn học Á Châu sang tiếng Anh, tuy nhiên đối với văn học Việt Nam thì hình như ít người Mỹ đủ am hiểu tiếng Việt để chuyển ngữ.

Nhiều người Việt quan niệm viết văn thì nghèo, nên sinh viên ít ai chọn ngành sáng tác văn học, vả lại nghề viết văn ở Việt Nam hơi bạc. Do đó, đa phần các trường đại học Việt Nam không mở ngành này vì lo không có sinh viên theo học. Ở Mỹ, ngành này khá phổ biến, và sinh viên có thể vừa học chuyên ngành kinh doanh vừa đăng ký ngành học phụ là sáng tác. Giảng viên là những người có bằng thạc sĩ hay tiến sĩ về sáng tác, có khi những tác giả nổi tiếng trực tiếp đứng lớp. Vì vậy cho thấy ngoài một số ít nhà văn thiên bẩm, đa số phải được đào tạo bài bản và chuyên nghiệp.

Tôi nghĩ rằng nhiều nhà văn ở Việt Nam xuất bản cả hàng chục đầu sách, nhưng chất lượng thì không cao và tên tuổi cũng không được công chúng biết tới, có lẽ vì họ viết theo cảm xúc, ít có nghiên cứu. Tôi thấy đồng nghiệp của tôi ở Mỹ khi viết một cuốn tiểu thuyết, họ phải thực hiện một công trình nghiên cứu có khi ba đến năm năm, rồi mới viết. Sáng tác văn học ở Mỹ thường vừa kết hợp cả nghiên cứu và sáng tác, chứ không đơn thuần là viết theo cảm xúc, hay cảm nhận cá nhân. Các tác phẩm đoạt giải cao trên thế giới xưa nay đều có một triết lý, tư tưởng lớn, hay có giá trị cao về lịch sử.

____Chính phủ Việt Nam luôn mong muốn có nhiều hơn các dự án văn học được dịch và giới thiệu đến bạn bè quốc tế. Tuy nhiên, tất cả những gì chúng ta làm được cho tới giờ vẫn chưa thật sự để lại dấu ấn nổi bật. Bạn đề xuất gì để việc giới thiệu văn học Việt Nam ra thế giới hiệu quả hơn nữa?

Sứ mệnh này đòi hỏi nhiều yếu tố: (1) Bản thân tác phẩm được chọn dịch phải có “chất”, có “hồn”, có chiều sâu. (2) Phải có dịch giả yêu văn học Việt Nam và khả năng sử dụng ngôn ngữ thành thạo. Tôi nhấn mạnh rằng giỏi tiếng Anh chưa chắc dịch văn chương được, vì dịch văn khác với dịch văn bản thông thường. (3) Nhà văn phải được “cởi trói” để ngòi bút không bị ràng buộc về tư tưởng. (4) Khuyến khích giới trẻ yêu thích văn hóa đọc viết để ươm mầm cho những tài năng sau này. Ít đọc, ít viết thì không bao giờ viết hay, viết sâu sắc được. (5) Trả công và vinh danh xứng đáng những người dấn thân vào việc dịch và xuất khẩu văn học Việt Nam ra thế giới.

GS-TS. Hà Mạnh Quân sinh năm 1979, tốt nghiệp thủ khoa ngành ngôn ngữ Anh tại Đại học Đà Lạt năm 2000, sau đó nhận học bổng của Mỹ trong 10 năm liên tiếp để hoàn thành ba bằng thạc sĩ và một bằng tiến sĩ. Ông được Đại học Montana (Mỹ) phong hàm giáo sư năm 40 tuổi và hiện đang là phó khoa, kiêm chủ nhiệm bộ môn văn học Anh – Mỹ tại đây. Lĩnh vực nghiên cứu và giảng dạy chính của ông là văn học Mỹ, đặc biệt là văn học của người Mỹ da màu, văn học về chiến tranh Việt Nam, và dịch thuật văn chương. Ngoài hơn 25 bài báo khoa học, ông đã dịch và xuất bản rất nhiều truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945 riêng lẻ trên nhiều tạp chí văn học ở Mỹ và Anh Quốc.

Từ khoá: Hà Mạnh Quânvăn học chiến tranhvăn học trước 1975Văn học Việt Nam
Nguồn Người đô thị Online
Theo: Nguyễn Phan Quế Mai
Share on Facebook

Bạn có thể quan tâm

Cỏ thơm - mỹ vị hoang dại - 5
Văn hoá

Cỏ thơm – mỹ vị hoang dại

27/02/2021
Các pho tượng cổ với những câu chuyện lạ thường - 5
Nghệ thuật

Các pho tượng cổ với những câu chuyện lạ thường

27/02/2021
Truyện ngắn: Gió qua thềm
Truyện ngắn

Gió qua thềm

27/02/2021
Về với thần cây - 1
Tản mạn

Về với thần cây

26/02/2021

CÂU CHUYÊNKINH DOANH

Một, hai, ba năm... Đại dịch Covid-19 sẽ còn hoành hành trong bao lâu? -
Góc nhìn

Một, hai, ba năm… Đại dịch Covid-19 sẽ còn hoành hành trong bao lâu?

28/02/2021
Từ hôm nay, Vietcombank giảm lãi suất hỗ trợ khách vay bị ảnh hưởng COVID-19
Ngân hàng

Vietcombank giảm lãi suất hỗ trợ khách vay bị ảnh hưởng COVID-19

28/02/2021
Vietcombank tặng 10 tỉ đồng quà Tết cho 20.000 nạn nhân chất độc da cam/dioxin tại Hà Nội
Ngân hàng

Vietcombank tặng 10 tỉ đồng quà Tết cho 20.000 nạn nhân chất độc da cam/dioxin tại Hà Nội

26/02/2021
Ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam có tỷ lệ CASA vượt 45% - 1
Ngân hàng

Ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam có tỷ lệ CASA vượt 45%

26/02/2021
Bamboo Airways lãi trước thuế 400 tỉ đồng, thuộc số ít hãng bay trên thế giới có lợi nhuận năm 2020 - 3
Hàng không

Bamboo Airways lãi trước thuế 400 tỉ đồng, thuộc số ít hãng bay trên thế giới có lợi nhuận năm 2020

25/02/2021
Lô COVID-19 Vaccine AstraZeneca đầu tiên đã về đến Việt Nam-2
Y tế

Lô COVID-19 Vaccine AstraZeneca đầu tiên đã về đến Việt Nam

24/02/2021
FedEx Delivers Heartbeats tiếp cận giúp đỡ trẻ em mắc bệnh tim bẩm sinh tại Việt Nam
Doanh nghiệp

FedEx Delivers Heartbeats tiếp cận giúp đỡ trẻ em mắc bệnh tim bẩm sinh tại Việt Nam

25/02/2021

CON ĐƯỜNGTHÀNH CÔNG

Vì sao phải tiếp thị về lợi ích của sản phẩm? - 2
Marketing

Vì sao phải tiếp thị về lợi ích của sản phẩm?

26/02/2021
Hết thời tài phiệt liên hôn với chính trị ở Hàn Quốc - 1
Quản trị

Hết thời tài phiệt liên hôn với chính trị ở Hàn Quốc

25/02/2021
16 bí quyết giúp tăng sự gắn kết của nhân viên - 3
Quản trị

16 bí quyết giúp tăng sự gắn kết của nhân viên

15/02/2021

ĐỪNGBỎ LỠ

CEO The Coffee House: Mua Cầu Đất Farm chỉ là bước đầu, tiếp theo là tiến sang thị trường Trung Quốc và chinh phục mục tiêu 2.000 cửa hàng
Who's Who

CEO The Coffee House: Tiến sang thị trường Trung Quốc và chinh phục mục tiêu 2.000 cửa hàng

03/04/2018
Ứng xử với tài nguyên, văn hóa và chuyện du lịch bền vững
Who's Who

Ứng xử với tài nguyên, văn hóa và chuyện du lịch bền vững

15/02/2018
Khai phá tiềm năng doanh nghiệp là mục tiêu của Cowan
Who's Who

Khai phá tiềm năng doanh nghiệp là mục tiêu của Cowan

18/04/2019

THÔNG TIN/ DỊCH VỤ

Gần 2.000 xe Toyota Hilux nhập khẩu phải triệu hồi vì lỗi trợ lực phanh

Gần 2.000 xe Toyota Hilux nhập khẩu phải triệu hồi vì lỗi trợ lực phanh

19/02/2021
Trâu Vàng Thịnh Vượng

Trâu Vàng Thịnh Vượng

10/02/2021
Cherry Chile lần đầu được nhập khẩu vào Việt Nam - 1

Cherry Chile lần đầu được nhập khẩu vào Việt Nam

06/02/2021
Lễ hội Đường sách Tết Tân Sửu năm 2021

Lễ hội Đường sách Tết Tân Sửu năm 2021

03/02/2021
Tạp chí Nội Thất: Đón mùa xanh lộc mới

Giai phẩm xuân Nội Thất: Đón mùa xanh lộc mới

29/01/2021

TINDOANH NGHIỆP

Quỹ Toyota Việt Nam cung cấp nước sạch cho các Trường Tiểu học tại tỉnh Quảng Bình - 3
Doanh nghiệp

Quỹ Toyota Việt Nam cung cấp nước sạch cho các Trường Tiểu học tại tỉnh Quảng Bình

28/01/2021

Ngày 27/01 – Với mục đích hỗ trợ giải quyết các vấn đề chăm sóc sức khỏe trong cộng đồng và...

Bia Việt mang “Vạn lời chúc như ý” đến mọi miền Tổ quốc - 3

Bia Việt mang “Vạn lời chúc như ý” đến mọi miền Tổ quốc

28/01/2021
Toyota cùng em học An toàn giao thông 2021 khởi động tại Bình Phước - 5

Toyota cùng em học An toàn giao thông 2021 khởi động tại Bình Phước

11/01/2021
“Chạy vì trái tim” trở lại lần 8 với hình thức mới cùng hàng loạt hoạt động hấp dẫn - 3

“Chạy vì trái tim” trở lại lần 8 với hình thức mới cùng hàng loạt hoạt động hấp dẫn

27/11/2020
Trao tặng nhà vệ sinh làm bằng gạch chai nhựa đầu tiên tại Việt Nam - 5

Trao tặng nhà vệ sinh làm bằng gạch chai nhựa đầu tiên tại Việt Nam

17/11/2020
Honda Việt Nam hỗ trợ người dân các tỉnh miền Trung vượt qua khó khăn do mưa lũ gây ra - 1

Honda Việt Nam hỗ trợ người dân các tỉnh miền Trung vượt qua khó khăn do mưa lũ gây ra

22/10/2020
Facebook Youtube Instagram Pinterest
DoanhnhanPlus.vn

Mái nhà chung để những người bận rộn
cùng chia sẻ kinh nghiệm sống
và chuyện làm ăn.
Cầu nối cho những ý tưởng
khởi nghiệp sáng tạo.
Không gian chia sẻ, giao lưu văn hoá,
giải trí, mua sắm của doanh nhân.

VỀ CHÚNG TÔI

  • Giới thiệu
  • Liên hệ quảng cáo
  • Quy chế hoạt động
  • Nội quy
  • Tuyển dụng
  • Magazine

Content Protection by DMCA.com

ĐẶT BÁO DÀI HẠN

VTM ONLINE | HOME DECOR PLUS | WELOVECAR | LICH LAM 
© 2018 DoanhNhanPlus.VN - Giấy phép số: 577/GP-BTTTT do BTTTT cấp.

  • Đăng nhập
  • Trang chủ
  • Kinh doanh
    • Thời sự
      • Chuyện làm ăn
      • Đầu tư
      • Điểm tin
      • Góc nhìn
      • Doanh nghiệp
      • Thế giới
    • Tài chính
      • Chứng khoán
      • Ngân hàng
      • Bảo hiểm
      • Vàng
    • Bất động sản
      • Dự án
    • Khởi nghiệp
      • Xu hướng
      • Ý tưởng mới
      • Góc chuyên gia
    • Con đường sự nghiệp
      • Quản trị
      • Marketing
      • Nhân sự
    • DoanhNhan-Hub
      • Sự kiện
      • Hội thảo
      • Đào tạo
      • Thương mại
  • Doanh nhân
    • DN+ trò chuyện
    • Who’s Who
    • Chia sẻ
    • Leader
    • Câu chuyên kinh doanh
  • Nhịp sống
    • Giáo dục
      • Du học
      • Chọn trường
      • Học bổng
    • Gia đình
      • Chuyện nhà tôi
      • Sống
      • Yêu
    • Sống khoẻ
      • Dinh dưỡng
      • Thư gởi người bận rộn
      • Thể thao
      • Sức khoẻ
    • Du lịch
      • Điểm đến
      • Hàng không
      • Khách sạn – Resort
      • Tours du lịch
    • Ẩm thực
      • Món ngon
      • Hương vị quê nhà
      • Thức uống
      • Nhà hàng
      • Party
    • Không gian sống
      • Kiến trúc
      • Nhà đẹp
      • Trang trí
      • Văn phòng
    • Tư liệu
  • Văn hoá
    • Giải trí
      • Âm nhạc
      • Phim
      • Sân khấu
      • Sao & Showbiz
      • Truyền hình
    • Nghệ thuật
      • Hội họa
      • Nhiếp ảnh
    • Sách
    • Tản mạn
      • Truyện ngắn
    • Thư giãn
      • Thang thuốc bổ
  • Lịch lãm
    • Thời trang
      • Bộ ảnh thời trang
      • Trend
      • Style guide
    • Làm đẹp
      • Bí quyết làm đẹp
      • Mỹ phẩm
      • Tin làm đẹp
    • Phụ kiện
    • Góc đàn ông
    • Đồng hồ
    • Shopping
    • DoanhNhan+ chọn
  • Xe
    • Xe hơi
    • Góc Biker
    • Du thuyền
    • Khám phá
    • Thị trường
  • Công nghệ
    • Điện thoại
    • Máy tính
    • Máy tính bảng
    • Nghe nhìn
    • Máy ảnh
    • Nhịp sống số
    • Thiết bị gia đình

VTM ONLINE | HOME DECOR PLUS | WELOVECAR | LICH LAM 
© 2018 DoanhNhanPlus.VN - Giấy phép số: 577/GP-BTTTT do BTTTT cấp.

Chào mừng trở lại!

Đăng nhập vào tài khoản của bạn

Bạn quên mật khẩu?

Tạo tài khoản mới!

Đăng kí theo form bên dưới

Tất cả trường được yêu cầu Đăng nhập

Retrieve your password

Vui lòng nhập email hay tên đăng nhập để reset mật khẩu

Đăng nhập