Điều gì làm bạn tức giận?

Bạn tức giận vì chính mình, vì người khác hay trước những bất công và phi lý xung quanh? Theo chuyên gia tâm lý người Pháp Christophe Andre, bạn có thể học cách chế ngự cảm xúc bản thân và làm nguôi cơn giận bằng cách tìm hiểu nguồn gốc những vấn đề làm bạn tức giận và khuất phục chúng. Mời bạn cùng xem bài trắc nghiệm sau:

1. Tại nhà hàng, người phục vụ không chú ý gì đến bạn. Suy nghĩ đầu tiên của bạn là:

a. Nhân viên phục vụ làm việc thiếu hiệu quả.

b. Mình bị họ bỏ quên.

c. Nhà hàng muốn đuổi khách.

2. Đ nguôi ngoai cơn gin, bn thường:

a. Nói chuyện với một người nào đó hoặc viết ra giấy những cảm nhận của bạn.

b. Thử cố gắng nghĩ đến chuyện khác để lãng quên cơn giận.

c. Gạt bỏ những suy nghĩ tiêu cực để thư giãn và suy gẫm.

3. Điu làm bn tc gin trong mt thi gian dài:

a. Ai đó làm tổn thương bạn.

b. Những sai lầm của bản thân.

c. Thiếu tin tưởng vào mọi người xung quanh.

4. Bn chn điu nào dưới đây:

a. Tôi muốn mọi người yêu mến tôi.

b. Tôi không cần ai quan tâm, nhưng tôi muốn họ tôn trọng tôi.

c. Tôi không chỉ muốn được mọi người yêu mến mà còn muốn họ tôn trọng tôi.

5. Khi mt người bn không tr li tin nhn ca bn. Bn:

a. Thầm nghĩ: “Giá như anh (cô) ấy biết mình đang sốt ruột chờ tin nhắn như thế nào”.

b. Tự hỏi: “Chắc mình đã làm gì sai trái với anh (cô) ấy”.

c. Thất vọng và nghĩ: “Cuối cùng mình cũng nhận ra là, không nên tin tưởng vào người khác”.

6. Khi cơn gin ca bn đi quá xa:

a. Bạn cảm thấy xấu hổ với những người phải chịu đựng tâm trạng của bạn.

b. Bạn tự giận bản thân tại sao mình lại ở trong tình huống này.

c. Bạn lo lắng vì điều này có thể làm hỏng những mối quan hệ của bạn với mọi người xung quanh.

7. Trên bãi bin đang vng lng, bng có mt gia đình gây n ào khiến bn tc gin. Bn s:

a. Bực mình nhưng nhượng bộ và chuyển sang chỗ khác yên tĩnh hơn.

b. Đến gần họ và nói bóng gió vài câu cho bõ tức.

c. Cố tình gây ồn ào lại để gia đình kia chuyển sang chỗ khác.

8. Bn chng kiến mt cnh bt công, nhưng không th can thip. Bn nghĩ:

a. Tại sao không có ai khác can thiệp?

b. Tại sao mình vô dụng quá?

c. Tại sao con người lại độc ác và hung dữ như vậy?

9 Thi gian gn đây, điu làm bn tc gin nht khi làm vic là:

a. Sự bất công. Khi một đồng nghiệp có khả năng như bạn được thăng chức còn bạn lại không.

b. Sự cản trở. Khi bạn không thể trình bày ý kiến của mình trước cuộc họp.

c. Sự thất bại. Khi bạn không tìm được hướng giải quyết tốt trong công việc kinh doanh của mình.

10. Nhng người có tính cách làm bn tc gin nht là:

a. Người ích kỷ – không quan tâm đến những người khác.

b. Người cờ gian bạc lận – tìm cách lừa lọc người khác.

c. Người kiêu căng tự phụ – luôn cho mình hơn người khác.

Kết quả của bạn

Khi chọn nhiều câu a: Bạn tức giận vì người khác.

Bạn có khuynh hướng cảm thấy tức giận đôi khi chỉ vì một người nào đó tỏ thái độ khiếm nhã với mình trong lúc đi đường, không nhận được sự giúp đỡ của đồng nghiệp khi bạn cần đến họ hoặc bức xúc vì sự thờ ơ của một người bạn khi bạn gặp chuyện không may. Trường hợp này, bạn cần điều chỉnh cách suy nghĩ của mình để nhìn nhận vấn đề theo hướng tích cực hơn. Chúng là những tình huống bình thường trong cuộc sống mà ai cũng có thể trải qua. Đừng tức giận vì những điều nhỏ nhặt bởi vì chúng sẽ tạo tâm lý bất ổn và ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn.

Nếu chọn nhiều câu b: Bạn tức giận vì chính mình.

Bạn thường tự đổ lỗi cho mình, từ đó cảm thấy tức giận vì những gì mình chưa làm tốt trong cuộc sống lẫn công việc. Trường hợp này, bạn cần bình tâm trở lại để tìm hiểu cặn kẽ nguồn gốc sự việc để tránh trút giận lên bản thân. Bởi vì nó sẽ không giải quyết được vấn đề mà ngược lại, bạn càng trở nên bi quan và tiêu cực hơn.

Trường hợp chọn nhiều câu c: Bạn tức giận vì những điều bất công, phi lý.

Cuộc sống quanh bạn luôn đan xen những điều hợp lý và phi lý. Vì thế, nếu bạn chỉ nhìn về một phía và tỏ ra tức giận trước những bất công thì bạn vô tình bị chúng quấy nhiễu, mất bình tĩnh trước mọi tình huống. Hãy cố gắng chấp nhận chúng và tái đầu tư năng lượng của sự tức giận thành động lực giúp bạn lập lại công bằng và hợp lý.

Exit mobile version