Để trở thành một huấn luyện viên giỏi

Một trong những nhiệm vụ quan trọng của sếp là kèm cặp và dẫn dắt nhân viên. Đó là quá trình giúp cho nhân viên phát huy tối đa tiềm năng của họ. Với vai trò tương tự như những huấn luyện viên, các giám đốc đóng một vai trò chủ chốt trong việc phát triển thế hệ lãnh đạo tương lai của doanh nghiệp, giúp các nhân viên tìm được những vị trí thích hợp trong công ty và có thể cả ở những nơi khác…

Có nhiều lý do để các sếp phải đóng vai trò của một huấn luyện viên. Ngoài lý do chính là để phát triển tiềm năng cá nhân của các nhân viên, việc kèm cặp, dẫn dắt nhân viên còn nhằm thúc đẩy, hiệu quả làm việc trong toàn doanh nghiệp, đưa ra những phản hồi tích cực mang tính xây dựng, quản lý tốt các rủi ro và các kỳ vọng của nhân viên.

Để thực hiện tốt vai trò nói trên, các sếp phải kiên trì, giữ gìn tính kỷ luật, nỗ lực thực hiện cam kết khâu phát triển con người. Theo các chuyên gia về quản trị nhân lực, để trở thành một người huấn luyện viên thành công, các giám đốc cần phải có những năng lực và phẩm chất sau:

Để trở thành một huấn luyện viên giỏi -2

Thực tế cho thấy, không phải giám đốc nào cũng có thể làm tốt vai trò kèm cặp, dẫn dắt nhân viên. Điều quan trọng nhất là phải làm cho các nhân viên hiểu ngay từ đầu những mong đợi đặt ra đối với họ trong quá trình kèm cặp. Nhiệm vụ của sếp là dẫn dắt nhân viên trong quá trình quản lý kết quả làm việc, bao gồm:

Mục đích chính của quá trình kèm cặp, hướng dẫn nhân viên là giúp họ phát huy tối đa khả năng của mình. Nhưng nên nhớ rằng điều này không phải lúc nào kết quả cũng mỹ mãn dù sếp đã thực hiện tất cả những điều trên.

Trong trường hợp này, các sếp nên phối hợp với bộ phận nhân sự để được hỗ trợ và tìm hiểu thêm các nguyên nhân. Có thể một nhân viên nào đó đang có các vấn đề riêng, đang bị căng thẳng hay suy sụp tinh thần. Trong trường hợp xấu hơn, cũng cần phải mạnh tay thực hiện các biện pháp mang tính kỷ luật.

Exit mobile version