Mỗi lần chạm vào bề mặt chiếc điện thoại di động, những ngón tay của bạn để lại một số dấu vết hóa học. Mỗi dấu vết như vậy cung cấp những dữ liệu về bạn và các hoạt động của bạn. Trong tương lai gần, những phát hiện này rất có ích trong việc phòng chống ô nhiễm, tìm kiếm các đối tượng cũng như hậu thuẫn rất hiệu quả cho quá trình khám nghiệm pháp y.
Những dấu vết để lại trên điện thoại cầm tay
Theo một cuộc nghiên cứu mới, bằng cách phân tích chúng, những nhà khoa học pháp y có thể xâu chuỗi các chi tiết lại với nhau thành một câu chuyện về hoạt động gần đây của bạn. Một ngày nào đó, cảnh sát có thể sử dụng những dữ liệu như vậy để truy tìm chủ nhân chiếc điện thoại. Hoặc họ có thể xác định ra người mới sử dụng nó gần đây.
Phân tử là một nhóm nguyên tử, đại diện cho số lượng nhỏ nhất của một chất. Làn da của bạn được bao phủ với những phân tử được chồng chất lên bởi mọi thứ bạn chạm vào. Những phân tử đó có thể là các dấu vết của thanh chocolate mà bạn mới ăn xong hoặc cũng có thể là những số lượng nhỏ của dầu gội đầu, các mỹ phẩm, thậm chí những thứ thuốc bạn đã cầm. Với mỗi thứ mới mà làn da bạn chạm vào, bạn để lại chút ít những thứ mà bạn đã chạm vào trước đó.
Gần đây, các nhà nghiên cứu thuộc Đại học California, San Diego (UCSD) đã phân tích những dấu vết hóa chất để lại trên điện thoại của 39 người tình nguyện. Những chất còn lại này đã giúp các nhà khoa học phân tích thói quen của những người dùng điện thoại.
Chủ trì cuộc nghiên cứu là nhà sinh vật học Amina Bouslimani; bà tìm hiểu quá trình hóa chất diễn tiến bên trong những cơ thể. Những cuộc thí nghiệm mới trong nhóm của bà có thể phát hiện chủ nhân của chiếc điện thoại có thích ăn gia vị, uống cà phê hay sử dụng thuốc khử mùi hay không. Những thí nghiệm có thể chỉ ra những nơi mà người đó đã ghé qua gần đây. Thậm chí họ còn có thể xác định rằng người ấy có đang ốm đau hay không.
Nhóm của bà Bouslimani đã công bố những phát hiện của mình trong quyển Những tiến trình của Viện Khoa học Quốc gia. Bà nói: “Giống như làn da của bạn, chiếc điện thoại của bạn cũng phản ảnh bạn là ai và những gì bạn làm”. Bà cho biết, đó là vì một người trung bình mỗi ngày cầm chiếc điện thoại di động của họ trong năm tiếng đồng hồ.
Jack Gilbert là một nhà sinh thái vi khuẩn học thuộc Đại học Chicago, Illinois. Ông nghiên cứu mối quan hệ giữa những vi khuẩn với nhau và môi trường chung quanh chúng. Điều này cho phép nhà khoa học tái dựng các chi tiết về cuộc sống của chủ nhân chiếc điện thoại.
Ông thấy một người ăn bữa trưa với bơ đậu phộng và bánh mì sandwich mứt. Ông nói: “Một lượng nhỏ mứt, bánh mì, bơ và đậu phọng còn dính trên hai bàn tay bạn”. Đó là sự thật, “thậm chí sau khi bạn đã rửa sạch chúng”. Trên thực tế, rửa tay còn cho thấy thêm dấu vết của xà bông nữa. Những gì còn lại sau mỗi hoạt động gần đây sẽ làm tăng lên tính phức tạp của hỗn hợp những phân tử để lại.
Các nhà khoa học đã làm gì?
Để khảo sát những gì còn lại này, nhóm nghiên cứu của Đại học UCSD đã lau chùi bề mặt chiếc điện thoại của mỗi tình nguyện viên bằng miếng bông gòn. Họ cũng lau bàn tay phải của mỗi người. Sau đó các nhà nghiên cứu so sánh những hóa chất phát hiện trên mỗi người.
Đồng tác giả, tiến sĩ Pieter Dorrestein, nói: nếu các hóa chất phù hợp, điều đó cho thấy những phân tử từ làn da đã chuyển sang chiếc điện thoại của người sử dụng. Ông là nhà hóa học dược phẩm của Đại học UCSD.
Các nhà hóa học có thể nhận dạng được nhiều phân tử. Sau đó họ so sánh những phân tử này với các dữ liệu hóa chất. Ông Dorrestein đã giúp tổ chức dữ liệu từ vài năm trước đó. Nó chứa hồ sơ của đủ loại các chất, trong đó có các gia vị, caffeine và các dược phẩm.
Lần theo dấu vết ở mọi nơi từ hàng trăm ngàn các phân tử khác nhau được tìm thấy trên các chiếc điện thoại. Những phân tử phản ảnh những gì xảy ra trong cơ thể, chẳng hạn như các thuốc chữa bệnh và thực phẩm.
Từ tất cả những điều này, nhà sinh vật học Bouslimani nói: “Chúng tôi có thể nói chẳng hạn như nếu đó là một phụ nữ, cô ta đã dùng những mỹ phẩm nào, dùng thuốc nhuộm tóc nào, uống cà phê gì, thích uống bia hơn rượu hay thích thức ăn có gia vị”. Những chất còn lưu lại này cũng có thể cho thấy người đó có dùng kem chống nắng hay thuốc xịt muỗi không. Cũng vậy, nó còn chỉ cho thấy người ấy ở ngoài trời hay ở trong nhà nhiều hơn.
Cảnh sát đã sử dụng những phân tích phân tử để tìm dấu vết những vụ nổ hoặc buôn lậu ma túy. Nhưng ông Dorrestein cho biết ông chưa bao giờ nghe thấy cảnh sát vận dụng những chất còn bám lại trên điện thoại để thu hẹp tầm ngắm vào bọn tội phạm. Nhưng một ngày nào đó những nhà điều tra sẽ sử dụng những dấu vết còn lưu lại trên chiếc điện thoại ở hiện trường một vụ án.
Những ứng dụng hữu ích trong tương lai gần
Nếu sự lo lắng về những dữ liệu cá nhân được giữ bên trong điện thoại có thể làm cho bạn thức giấc lúc giữa đêm, bạn chỉ việc lấy tay chà cho sạch hết các dấu vết bên ngoài điện thoại là xong.
“Nếu nhìn vào hai bàn tay của một cá nhân, chất đặc trưng riêng tư của chúng khác nhau đến 99% so với các mẫu bàn tay được điều tra khác. Nếu chỉ so sánh trong hai trường hợp, chúng tôi khó có thể phân tích được hoàn hảo. Nhưng 69% trong số các trường hợp, chúng tôi có thể đối chiếu hoàn toàn phù hợp với hồ sơ hóa chất, hồ sơ phân tử, trên điện thoại của mỗi người chủ sở hữu”, ông Dorrestein nói.
Phương pháp này sẽ được mở rộng để tạo ra một cơ sở dữ liệu rộng lớn có thể được cảnh sát sử dụng để dự đoán lối sống của một cá nhân dựa trên bộ hóa chất theo dõi cụ thể được phát hiện trên điện thoại, chìa khóa hoặc các vật thể khác.
Người ta cũng đề nghị công cụ này có thể được sử dụng cho nhiều mục đích khác, chẳng hạn như theo dõi sự tiếp xúc của các cá nhân với các chất gây ô nhiễm hoặc kiểm tra xem bệnh nhân đang dùng thuốc, hay đáp ứng với một số loại thuốc nhất định.
- Xem thêm: Bị lừa… chết chưa?
Melanie Bailey, một chuyên gia về phân tích pháp y thuộc Đại học Surrey, tin rằng biện pháp tiếp cận này có thể chứng minh có giá trị. “Vấn đề là nếu bạn có điện thoại di động, bạn có thể phát triển dấu vân tay, nhưng dấu vân tay đó sẽ hoàn toàn vô dụng nếu nhà tài trợ không có nó trên cơ sở dữ liệu của họ hoặc vân tay bị nhòe”, cô nói.
“Thông tin mà họ có ở đây có thể cho phép bạn thu hẹp danh sách các kẻ tình nghi, hoặc ít nhất là cung cấp cho bạn một số thông tin về mẫu người mà bạn nên tiếp cận”. Nhưng John Bond, cựu Giám đốc dịch vụ pháp y tại Sở Cảnh sát Northamptonshire và là giáo sư về tội phạm tại Đại học Leicester, tỏ ra ít lạc quan hơn. Ông nhấn mạnh rằng người ta đã có thể phát hiện ra các dấu vết của những vũ khí, chất nổ và ma túy bất hợp pháp trên các đối tượng tội phạm, nhưng không rõ liệu các hóa chất có liên quan đến lối sống có thể giúp giảm thiểu được con số những người phạm tội hay không. Nhưng ông cũng nói thêm: “Vấn đề là ở đây chúng ta không phân biệt đối xử cho lắm. Nếu bạn tìm thấy một thương hiệu mỹ phẩm cụ thể, điều đó không thực sự thu hẹp tầm quan sát của bạn trước những đối tượng bạn đang tìm kiếm”.