Colliers phát hành Báo cáo nghiên cứu thị trường Bất động sản Việt Nam Quý 3/2020

Báo cáo cung cấp các thông tin nổi bật về tình hình kinh tế Việt Nam và các thành phố lớn như Hà Nội, Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh.

Công ty Tư vấn dịch vụ Bất động sản Colliers International tại Việt Nam vừa phát hành Báo cáo nghiên cứu thị trường Bất động sản Việt Nam, Quý 3, 2020. Báo cáo cung cấp các thông tin nổi bật về tình hình kinh tế Việt Nam và các thành phố lớn như Hà Nội, Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh. Báo cáo điểm qua các chỉ số của nền kinh tế bao gồm GDP, CPI, FDI, thị trường bán lẻ, cán cân thương mại và tập trung sâu vào phân tích các phân khúc trong thị trường Bất động sản. Các đánh giá được chia ra thành bốn phần chính bao gồm: Tình hình hoạt động, Nguồn cung, Nguồn cầu và Triển vọng thị trường để độc giả có thể hiểu thêm về toàn cảnh thị trường bất động sản tại ba thành phố lớn của Việt Nam.

Những điểm nổi bật trong báo cáo dưới đây:

Colliers phát hành Báo cáo nghiên cứu thị trường Bất động sản Việt Nam Quý 3/2020 - 2

Nhận định từ Chuyên gia đến từ Colliers International:

“Việt Nam đang chứng kiến những sự phát triển đáng kể từ một nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp sang một nền kinh tế hỗn hợp năng động. Để thu hút đầu tư nhanh và hiệu quả hơn, Việt Nam cần tiếp tục cải thiện cơ sở hạ tầng giao thông theo kế hoạch mang tính chiến lược. Điều này có thể đạt được bằng cách thúc đẩy các ngành công nghiệp xanh và tiết kiệm năng lượng trong nước, đặc biệt là trong các lĩnh vực thiết yếu như y tế, nông nghiệp, điện nước và viễn thông để đảm bảo Việt Nam tự cung cấp đủ mặt hàng.”
– Ông Peter Dinning – Chủ tịch

“Tính đến thời điểm này, dịch Covid-19 đã được kiểm soát nhờ các nỗ lực dập dịch được triển khai và thực hiện một cách nghiêm ngặt. Vì vậy nền kinh tế Việt Nam đang dần trở lại hoạt động bình thường, có thể thấy được qua các chỉ số có dấu hiệu phục hồi đáng kể. Đặc biệt, hiệp định EVFTA được kỳ vọng sẽ là một đòn bẩy giúp Việt Nam tăng trưởng và thu hút đầu tư mạnh mẽ.”
–  Ông David Jackson – Tổng Giám Đốc

“Covid-19 đã thay đổi toàn thế giới và chúng ta đều biết sức ảnh hưởng của nó vẫn còn sẽ kéo dài trong thời gian tới. Không ai dám khẳng định chắc chắn khi nào thì giai đoạn lịch sử này sẽ qua đi, để toàn thế giới có thể quay trở lại tình trạng “Bình thường” như trước. Vì thế tôi nghĩ các doanh nghiệp và mỗi chúng ta đều nên chủ động vạch ra kế hoạch để sẵn sàng tồn tại cùng Covid. Những kế hoạch mang tính dự phòng trước đây có thể sẽ trở thành một phần của chính sách mang tính chủ đạo giúp doanh nghiệp vượt qua thách thức như linh hoạt trong sử dụng các nền tảng trực tuyến trong điều hành và quản lý doanh nghiệp, đảm bảo sức khỏe và an toàn chung, tái cơ cấu lại tổ chức để tinh gọn và hiệu quả, cân đối lại ngân sách và ưu tiên những hoạt động mang tính chiến lược ngắn – trung – dài hạn.”
–  Bà Winnie Lam – Giám đốc Điều hành

“Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có xu hướng gia tăng do lợi thế cạnh tranh của Việt Nam được nâng lên rõ rệt. Chính sách thuế ưu đãi mà Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) và một số hiệp định khác mang lại đã tạo cơ hội lớn cho xuất khẩu của Việt Nam, giúp đa dạng hóa thị trường và mặt hàng xuất khẩu. Đây cũng chính là một trong những động lực thương mại quan trọng nhất giúp nền kinh tế Việt Nam phục hồi trong 06 đến 12 tháng tới.”
– Ông Terence Alford | Giám đốc Bộ phận Thị trường Vốn và Đầu tư

“Theo Chỉ số đầu tư M&A mới nhất của Euromonitor, vị trí của Việt Nam đã tăng lên rõ rệt từ năm 2019. Họ dự báo thêm rằng Việt Nam sẽ giữ vị trí trong top 20 quốc gia có chỉ số M&A đầu tư cao nhất vào năm 2021, vượt qua Trung Quốc và Indonesia. Động lực thúc đẩy các thương vụ M&A tại Việt Nam và các nước trong khu vực Đông Nam Á là kết quả của việc các nhà đầu tư nước ngoài chuyển dịch ra khỏi Trung Quốc để tránh những rủi ro tiềm tàng của cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung, và sự gián đoạn gây ra bởi cuộc khủng hoảng y tế toàn cầu hiện nay.
– Bà Kim Ngọc | Giám đốc Bộ phận Tư vấn và Thẩm định giá

“Hiện tại, ảnh hưởng của COVID-19 đã và đang thúc đẩy các doanh nghiệp nước ngoài chuyển nhà máy sang những khu vực mới bên cạnh Trung Quốc, Việt Nam và Indonesia là hai quốc gia tiềm năng mà hầu hết các công ty đang cân nhắc. Với việc EVFTA bắt đầu vào tháng 8, Việt Nam được kỳ vọng sẽ trở thành “công xưởng của thế giới” mới cũng như thu hút thêm nhiều doanh nghiệp châu Âu tham gia thị trường.”
– Bà Anh Nguyễn | Giám đốc Bộ phận Phát triển Kinh Doanh

“Giá chào thuê trung bình văn phòng cả hạng A và B đều vẫn giữ xu hướng tăng nhẹ. Qua đó, chứng minh nhu cầu thuê văn phòng chưa hạ nhiệt bất chấp đợt dịch thứ 2 bùng phát. Dòng vốn FDI vẫn liên tục đổ vào Việt Nam trong thời gian qua là bằng chứng cho thấy nhiều doanh nghiệp nước ngoài đang dịch chuyển và gia nhập thị trường Việt Nam và họ chính là khách hàng chính cho phân khúc Hạng A.”
–  Bà Hân Nguyễn | Giám đốc Bộ phận Môi giới Dịch vụ Văn phòng

“Long An và Bình Dương là hai thị trường sang giá đang liên tục đẩy mạnh phát triển bất động công nghiệp ở phía Nam. Tương tự, Hải Phòng và Bắc Ninh – nơi có giá đất công nghiệp tăng nhanh và biến động liên tục – đang dần thay thế Hà Nội trở thành trung tâm công nghiệp phía Bắc.”
–  Ông Chí Vũ | Trưởng Bộ phận Môi giới Dịch vụ Khu Công nghiệp

“Bất chấp việc COVID-19 đột ngột quay trở lại làm gián đoạn đà phục hồi kinh tế, Việt Nam vẫn được coi là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Với tầm nhìn xa, các nhà đầu tư nên chuẩn bị kĩ càng cho những dự án trong tương lai, trước mắt là trong Quý 4 và năm 2021. Việc đầu tiên cần làm là thực hiện nghiên cứu thị trường và Bộ phận Nghiên cứu và Tư vấn của chúng tôi, với vị thế dẫn đầu thị trường, sẽ liên tục nỗ lực để thúc đẩy thành công của khách hàng.”
–  Như Khương |Bộ phận Nghiên cứu và Tư vấn

Exit mobile version