Những nhà bác học đãng trí là nhân vật thường xuất hiện trong các vở hài kịch.
Ông ta (thường là đàn ông) là một người rất quan tâm đến kiến thức, có những suy nghĩ sâu sắc, nhưng lại không thể đối phó với thực tại. Đây có thể được coi là một chủ đề chống trí tuệ (nhìn xem, ông ta trông không thông minh lắm!) hoặc tự an ủi bản thân (tôi có thể không thông minh như ông ta, nhưng không bao giờ bỏ con mèo vào máy giặt). Hóa ra những người xuất sắc trong một lĩnh vực thiên về trí tuệ lại hoàn toàn mù tịt về thế giới bên ngoài không phải là ít.
Thales ở Miletus
Thales là một triết gia, nhà toán học và nhà thiên văn học của Hy Lạp thời cổ đại. Nhà triết học Aristotle từng nói rằng Thales là nhà triết học đầu tiên trong số các nhà tư tưởng vĩ đại của Hy Lạp. Thales được xem là một trong bảy hiền nhân của Hy Lạp cổ đại.
Nếu trong thời đại hiện nay, mọi người sẽ hỏi: “Nếu ông ta thông minh như vậy thì tại sao lại không giàu có?”. Về việc này, Thales đã áp dụng kiến thức về thời tiết của mình để tiên đoán việc thu hoạch ôliu trong năm và mua tất cả dầu được sản xuất ra, khiến cho ông có cả một gia tài. Thales cũng là một trong những người đầu tiên cho rằng trái đất hình cầu và sử dụng kiến thức thiên văn học của mình để dự đoán nhật thực.
Nhưng bên cạnh những tuyệt tác về mặt tinh thần này, Thales cũng để lại một “di sản” lâu đời khác: ông là nguyên mẫu của một nhà bác học đãng trí. Plato đã kể lại câu chuyện trong tác phẩm hội thoại Theatetus của mình:
Vào một ngày nọ, Thales đang đi bộ và ngẩng đầu lên trời, nghiên cứu các vì sao. Vì không nhìn xuống nơi ông đang đi nên Thales bị rơi xuống một cái hố. Một cô hầu gái đi ngang qua bèn chế giễu nhà triết học vừa bị ngã đau: “Ông rất háo hức muốn biết chuyện gì đang xảy ra trên thiên đàng mà ông lại không nhìn thấy những gì bên dưới chân mình”.
William Archibald Spooner
William Archibald Spooner thường phớt lờ hình dạng bất thường của mình tại Đại học Oxford. Là một giáo sư bị bệnh bạch tạng, ông trông càng nổi bật khi đứng một mình. Nhưng sự đãng trí của ông còn làm cho ông nổi bật hơn nữa. Một lần, William viết một lá thư cho một giáo sư khác yêu cầu hỗ trợ về một vấn đề và đề nghị ông ta đến giúp đỡ. Nhưng ở cuối bức thư, William đã thêm một lưu ý rằng vấn đề đã được giải quyết và việc giáo sư đến là không cần thiết.
Có lần ông mời một giáo sư đi ăn tối để vinh danh một đồng nghiệp mới, “ông Stanley Casson, nhà khảo cổ học mới của chúng tôi”,
“Nhưng, thưa ngài”, người đồng nghiệp trả lời, “tôi là Stanley Casson”.
“Đừng bận tâm”, Spooner nói. “Cứ đến. Tất cả đều giống nhau”.
Nhưng có một dấu hiệu lập dị nhất định của Spooner được biết đến nhiều nhất. Đó là ông thường di chuyển các âm tiết xung quanh trong câu của mình. Ông được cho là đã từng tặng bánh mì nướng cho “vị khoa trưởng già của chúng tôi” (our queer old dean) thay vì đến “Nữ hoàng thân yêu của chúng tôi” (our dear old Queen).
Isaac Newton
Isaac Newton là một trong những thiên tài vĩ đại của lịch sử. Ở tuổi 24, ông đã phát minh phép tính vi phân và tích phân. Chỉ riêng điều này cũng đã đảm bảo vị trí của ông trong lịch sử, ngay cả trong trường hợp ông không đưa ra thuyết về lực hấp dẫn. Ông cũng có những phát kiến quan trọng trong quang học và cơ học. Ông đã nghiên cứu về số học, tiên tri và giả kim thuật. Không có gì lạ khi Newton có ít thời gian cho các hoạt động hàng ngày.
Khi sống ở Đại học Cambridge, có nhiều lần ông bị lạc đường khi đi ăn tối. Khi thấy mình cứ đi trên đường thay vì ngồi trong phòng ăn, ông sẽ quay ngược về phòng, quên luôn việc đi ăn. Tương tự như vậy, nếu ông đi lấy một chai rượu từ phòng mình cho bạn bè, Newton sẽ quên luôn tại sao ông đi về phòng và ngồi làm việc tại chỗ, mặc cho bạn bè khát nước và thất vọng. Newton hiếm khi cắt tóc và thường rời khỏi nhà trong tình trạng chỉ mặc đồ lót, trước khi sự xấu hổ buộc ông phải quay về phòng để mặc đồ nghiêm chỉnh.
André-Marie Ampère
Ampere đã thực hiện các khám phá đầu tiên về mối liên kết bí ẩn giữa điện và từ. Công trình của ông đã củng cố công việc tương lai của ngành điện từ học. Nhưng sự đãng trí của ông mới là điều thú vị nhất.
Một ngày nọ, trong khi đi dạo về phía Học viện Khoa học Paris, Ampère dừng lại trên một cây cầu. Ông nhặt một hòn sỏi có những dấu hiệu thú vị và nghiên cứu nó một cách tỉ mỉ. Nhưng khi kiểm tra đồng hồ, ông nhận ra sự mơ mộng của mình đang khiến ông đến muộn. Ampère cẩn thận bỏ viên sỏi vào trong túi và ném chiếc đồng hồ bỏ túi đắt tiền của mình xuống vũng nước bên dưới.
Một lần, Ampère đọc một bài báo cáo trong học viện. Nhưng khi trở về chỗ ngồi của mình, ông thấy nó bị chiếm. Ông phàn nàn với chủ tịch học viện về người lạ này và được cho biết chiếc ghế thuộc về người đàn ông đang ngồi. Ampere đã quên chỗ ngồi nào là của mình và không nhận ra người đàn ông mà ông đang buộc tội. Ampère đang cố giành chiếc ghế của Hoàng đế Napoléon.
Adam Smith
Adam Smith được biết đến như là cha đẻ của kinh tế học hiện đại vì cuốn sách Điều tra về bản chất và nguyên nhân sự giàu có của các quốc gia. Ông cũng là một giảng viên môn triết học đạo đức. Trong khi có thể hiểu được sự tương tác phức tạp của các lực lượng trong thế giới trọng thương, ông lại thường mắc sai lầm trong cõi trần tục.
Một lần khi đang ăn sáng, Smith rơi vào một cuộc tranh luận với một vị khách. Ông đã lấy miếng bánh mì nướng đang ăn và cho nó vào trong bình trà. Ông xoay bình trà vài vòng và rót cho mình một cốc. Rồi ông uống nó với vẻ mặt không hài lòng và tuyên bố đây là tách trà tệ nhất mà ông từng uống.
Smith cũng từng phạm một sai lầm tương tự như Thales. Trong khi tham gia một chuyến tham quan sân thợ thuộc da, nơi da động vật được chế biến thành da thuộc, Smith đang nghiền ngẫm lý thuyết kinh tế của mình. Ông bị cuốn theo những suy nghĩ của chính mình đến nỗi rơi vào một hố chứa hóa chất có mùi khó ngửi và cần được giải cứu.
Archimedes
Archimedes là một trong những bộ óc hiệu quả nhất của thế giới cổ đại. Ông là một nhà phát minh và thiên tài toán học vĩ đại, và hiệu quả của chiếc đòn bẫy đã khiến ông tuyên bố: “Hãy cho tôi một điểm tựa và tôi sẽ di chuyển quả đất”. Ông làm việc theo cách vượt qua khó khăn và khám phá của ông về cách đo mật độ đã giúp ông giành được một vị trí trong danh sách này.
Chuyện kể rằng vua Heiron nghi ngờ vương miện của mình có thể không phải là vàng nguyên chất, nhưng không có cách nào để biết chính xác. Archimedes biết rằng để tìm ra, ông cần phải biết khối lượng của vương miện, nhưng không có cách nào để biết được điều này nếu không làm tan chảy vương miện. Một ngày nọ khi đang tắm, ông nhận thấy nước dâng lên tùy thuộc vào khối lượng cơ thể được ngâm trong bồn, và điều này giúp ông có thể tính toán khối lượng dễ dàng. Archimedes nhảy ra khỏi bồn tắm và quên cả việc mặc quần áo, ông trần truồng chạy qua các con phố, hét lên: “Eureka!” (Tôi tìm ra rồi!)
Sự tập trung cao độ của Archimedes đã dẫn đến cái chết của ông ta. Khi người La Mã chinh phục Syracuse, binh lính đã nhận được lệnh không được giết nhà tư tưởng vĩ đại này. Một người lính tìm thấy ông vẽ hình trên cát. Phớt lờ người lính và sự hỗn loạn xung quanh, Archimedes chỉ nói: “Đừng làm phiền những vòng tròn của tôi”. Điều này khiến cho người lính tức giận và Archimedes đã bị giết ngay tại chỗ.
Alexander Borodin
Alexander Borodin là người có tài năng trong nhiều lĩnh vực. Ông được biết đến nhiều nhất với các tác phẩm âm nhạc – ông tự học âm nhạc – nhưng ông cũng là một bác sĩ và nhà xuất bản hóa học, đồng khám phá ra phản ứng Aldol.
Tuy nhiên, nhà thông thái này cũng không tránh khỏi tình trạng bị phân tâm. Khi một dàn nhạc quyết định trình diễn một trong những bản giao hưởng của Borodin vào năm 1876, ông đã phát hiện ra rằng mình đã đặt sai phần chính của bản nhạc. Ông phải viết lại trước khi nó được trình diễn vào năm 1877.
Khi còn ở trong quân đội, Borodin đã mặc cho mình đầy đủ trang bị quân đội, đội mũ bảo hiểm, nói chung là tất cả và rời khỏi nhà. Chỉ sau đó, ông mới nhận ra mình đã quên mặc quần.
Paul Erdos
Paul Erdos là một trong những nhà toán học sung mãn nhất thế kỷ 20. Ông làm việc với rất nhiều người đến nỗi từng có một bảng xếp hạng – gọi là Số Erdos – được sử dụng bởi các nhà toán học. Nếu bạn có Số Erdos 1, có nghĩa là bạn đã làm việc với Erdos. Nếu đó là Số Erdos 2 thì bạn đã làm việc với một người làm việc với Erdos… Cuộc sống của ông là một chuyến du lịch dài, đến một ngôi nhà của đồng nghiệp, làm việc với họ trong vài ngày, trước khi đóng gói vali và đi tiếp.
Erdos có sức khỏe để di chuyển và làm việc nhờ vào số lượng amphetamines ông sử dụng. Có lẽ chúng là nguyên nhân dẫn đến sự lập dị của ông.
Erdos chỉ quan tâm đến toán học. Trong các bữa tiệc tối, khi các đối tượng khác xuất hiện, ông ta sẽ im lặng hoặc thậm chí ngủ thiếp đi. Ông không thể tự mình chuẩn bị một bữa ăn và không thể thanh toán hóa đơn. Ông đã tạo ra vốn từ vựng riêng cho mình và sẽ sử dụng nó, mà không cần giải thích ý nghĩa các “sáng tác” này của ông đối với khán giả.
Norbert Wiener
Norbert Wiener là một thần đồng. Ông lấy bằng tiến sĩ ở Đại học Harvard ở tuổi 18. Ông làm việc trong một số lĩnh vực khoa học trong sự nghiệp lâu dài của mình, từ chuyển động Brown đến tay chân giả, và đặt ra thuật ngữ cybernetics (điều khiển học).
Nhưng chính những câu chuyện về đời thường của Wiener đã trở thành giai thoại tại Viện Công nghệ Massachusetts (MIT). Có lần, ông gọi điện cho cảnh sát để báo cáo chiếc xe của ông đã bị đánh cắp, nhưng thực ra Wiener đã quên nơi đỗ xe. Ông gặp một người ở hành lang và hai người bắt đầu trò chuyện. Sau một cuộc thảo luận dài, Wiener phải hỏi người đó rằng ông đang đi theo hướng nào. Nếu câu trả lời là ông đang đi khỏi phòng ăn, Wiener sẽ nói: “Tốt. Điều đó có nghĩa là tôi đã ăn trưa”.
Một trong những thói quen của Wiener là đi bộ với một bàn tay luôn tiếp xúc với tường. Không ai biết tại sao cho đến khi Wiener tiết lộ rằng nó dựa trên lý thuyết toán học rằng bạn luôn có thể tìm cách thoát khỏi mê cung bằng cách làm điều tương tự.
Jacques Hadamard
Jacques Hadamard là một người Pháp đã có những khám phá lớn trong nhiều lĩnh vực của toán học. Bộ óc của ông xử lý tốt sự trừu tượng của các ý tưởng toán học hơn là thế giới lộn xộn của hiện thực.
Từ khi kết hôn, Hadamard không bao giờ tự mặc quần áo. Một ngày nọ trên đường phố, một người quen đã ngăn ông lại và nói: “Tôi thấy là bà Hadamard đang đi vắng”.
“Làm sao anh biết điều đó?”, Hadamard hỏi.
Người quen trả lời: “Ông đang đeo cà vạt sau tai”.
Khi đi dự một hội nghị, Hadamard phải được chỉ dẫn rằng có thể mua cà vạt trong các cửa hàng vì vợ ông luôn mua cho ông. Trong cửa hàng, Hadamard xoay xở để mua một chiếc cà vạt, nhưng phải yêu cầu người quản lý cửa hàng đeo nó cho ông.
Trong Thế chiến thứ hai, ông đã cố gắng mua nhiều trứng hơn mức cho phép bằng cách phân phối. Ông nhờ một người họ hàng trẻ tuổi mua thêm. Họ phải giả vờ không biết nhau, nhưng Hadamard quên và nói to với người họ hàng của mình. Khi rời khỏi cửa hàng, ông vui vẻ nói: “Hẹn gặp ở nhà!” làm cho những người xếp hàng khác tức giận.