Ngành công nghiệp thời trang đang hướng đến tập trung vào việc cải thiện thiết kế, phát triển kinh doanh cho thuê và bán lại. Thực tế, thời trang đang trên đà chiếm lấy vị trí số 1 của ngành dầu khí, trở thành lĩnh vực công nghiệp gây ô nhiễm nhiều nhất đến môi trường.
Tại Hội nghị thượng đỉnh về Thời trang lần thứ sáu tại Conpenhagen, Nike, Gap, H&M và Burberry đã chung tay kí một cam kết để cải thiện tình hình này, hướng tới một ngành thời trang bền vững hơn. Những nhãn hàng tham gia, cùng hợp tác với ngân hàng HSBC, sẽ có ba năm để đề ra các biện pháp thiết thực giúp loại bỏ các rác thải trong ngành công nghiệp cũng như các quy trình sản xuất gây ô nhiễm tới môi trường.
Giám đốc của “Quay vòng thời trang”, ông Francois Suchet giải thích rằng mục tiêu của chiến dịch là tạo nên “một phong trào toàn cầu”, hướng đến một nền kinh tế nơi mà quần áo sẽ không bao giờ trở thành rác thải. Sản xuất quần áo đã tăng gấp đôi trong 15 năm qua trong khi số lần chúng ta mặc chúng trước khi vứt chúng đi ngày càng giảm.
Tổ chức Ellen Macthur, thành lập bởi nữ vô địch bộ môn bơi thuyền buồm Ellen Macthur, đã thông báo vào thứ tư vừa qua, rằng bốn “ông lớn” trong ngành thời trang sẽ tham gia vào chiến dịch “Quay vòng Thời Trang” (Make Fashion Circular) của họ. Chủ trương của chiến dịch này tập trung vào việc giảm thiểu các rác thải trong thời trang thông qua việc tái sử dụng lại các sản phẩm và các nguyên vật liệu.
Theo một nghiên cứu của ngành thời trang, chưa đến 1% lượng quần áo bán ra được tái sử dụng để sản xuất những sản phẩm mới. Đại diện của H&M, ông Iñigo Sáenz Maestre nhậnđịnh: “Không một công ty nào có thể một mình chinh phục được thách thức của việc chuyển ngành công nghiệp thời trang từ một mô hình kinh doanh tuyến tính sang mô hình kinh doanh quay tròn. Đây là lí do tại sao có một dự án chung như thế này là rất quan trọng”.Ông cũng nhắc lại rằng H&M đã đề ra mục tiêu tới 2030 hãng sẽ chỉ dùng nguyên lại tái chế và rằng 35% sản phẩm của hãng hiện nay đã được sản xuất theo tiêu chí này.
Tổ chức Ellen MacArthur đã phát hành một báo cáo vào tháng 11 vừa qua, tiết lộ rằng riêng việc giặt vải đã thải ra 500 000 tấn hạt vi nhựa mỗi năm, tương đương với 50 tỷ chai nhựa, vẫn đang trôi lênh đênh trên biển.
Nhà thiết kế người Anh, Stella McCartney là người đầu tiên tham gia vào chương trình này. Từ năm ngoái, NTK đã kí cam kết để giảm thiểu rác thải và ô nhiễm, đồng thời đảm bảo rằng các sản phẩm và vật liệu được tái sử dụng. Là một người ủng hộ lâu năm của thời trang bền vững, Stella McCartney nắm lấy cơ hội này để nhấn mạnh vào sự thật rằng ngành thời trang “cực kỳ gây ô nhiễm và nguy hiểm đối với môi trường” và mời gọi các hãng cùng bà tham gia vào chiến dịch này.