Đó là những con rãnh, hố sụt, giếng đào, hẻm núi, hố khoan, mỏ vàng, hồ nước hay hang động đã nổi tiếng không những vì độ sâu kỷ lục của chúng, mà còn vì các chi tiết thú vị xoay quanh chúng.
Challenger Deep nuốt chửng núi Everest
Đa số mọi người vẫn nghĩ rằng rãnh Marianas là nơi sâu nhất trong đại dương. Nhưng sâu như thế nào? Toàn bộ điều này thậm chí vẫn không ai rõ. Điểm sâu nhất được gọi là Challenger Deep. Trên thực tế, nó rất sâu, đến mức nếu bạn thả ngọn núi Everest vào đó, nó sẽ hoàn toàn biến mất.
Khi Challenger Deep được vẽ bản đồ vào năm 2010, nó được đo độ sâu là 10.994m. (36.070 feet). Đỉnh Everest cao 8.848m (29.030 feet). Nếu điều đó vẫn còn quá mơ hồ thì hãy xem xét điều này: Tượng Nữ thần Tự do cao 95m (310 feet). Điều đó có nghĩa là bạn có thể thả 116 Tượng Nữ thần Tự do vào Challenger Deep và vẫn còn một số chỗ trống.
Áp lực ở dưới đáy của Challenger Deep là khoảng 15.000 feet mỗi inch vuông. Gấp 1.000 lần áp lực mà bạn cảm nhận ở mực nước biển. Do địa hình và vấn đề khó khăn trong việc đo đạc tại một không gian như vậy, bất kỳ biện pháp đo độ sâu nào hiện nay chủ yếu vẫn là phép tính xấp xỉ tại các khu vực nhất định. Biết đâu còn có một chỗ nào sâu hơn một vài mét nữa? Đó là điều chắc chắn. Dù sao, nó vẫn là phần sâu nhất trong đại dương.
Kola Superdeep: Hố khoan sâu nhất
Chỉ có thể có một nơi tuyệt đối sâu nhất trên thế giới. Nó không phải là Rãnh Marianas, cũng không phải là một hố sụt hay hẻm núi. Thậm chí nó không phải là một hiện tượng tự nhiên. Nơi sâu nhất trên toàn thế giới nằm tại Vòng Bắc Cực ở Nga. Ở một nơi được gọi là Bán đảo Kola, bạn có thể tìm thấy Hố khoan Kola Superdeep. Hố này sâu 40.230 feet (12.262m). Có gì tồn tại ở đáy hố sâu 40.000 feet? Theo người dân địa phương, bạn có thể nghe thấy tiếng những la hét từ địa ngục.
Một cách ví von, nếu những chiếc máy bay thường bay trong khoảng cao độ từ 31.000 feet đến 38.000 feet. Superdeep Borehole sẽ ở độ cao một vài ngàn feet phía trên đó. Dự án khoan sâu đó cũng hoành tráng như chính cái lỗ đó. Liên xô đã mất 20 năm để đi xuống đến mức đó và họ vẫn chưa thể đi hết bởi vì đích đến vẫn còn ở quá sâu.
Lỗ hổng đã đạt đến độ sâu hiện tại vào năm 1989. Nó được cho là sâu thêm gần 10.000 feet vào năm 1993. Điều đáng tiếc là khoa học vẫn bị giới hạn. Lỗ hổng ở những độ sâu như vậy nóng hơn nhiều so với dự đoán của các nhà khoa học Liên Xô. Họ đã lên kế hoạch trải nghiệm nhiệt độ 100oC, nhưng thay vào đó là đối phó với nhiệt độ 180o. Nó được coi là quá nguy hiểm để tiếp tục và dự án đã bị hủy bỏ.
Mponeng: Mỏ vàng sâu nhất thế giới
Người ta sẽ sẵn sàng đi bất cứ nơi đâu để tìm vàng, kể cả những độ sâu cũng thế. Khai thác mỏ luôn vẫn là một viễn cảnh đầy nguy hiểm, dẫu có ở vào những thời điểm thuận lợi nhất, nhưng mỏ vàng Mponeng đã đưa điều đó đến tột bậc. Mỏ nằm ở tỉnh Gauteng của Nam Phi, đi sâu 4.000m (hoặc khoảng 13.123 feet) vào Trái đất. Độ sâu dự kiến sẽ đạt 4.220m (13.845 feet) trong tương lai.
Năm 2019, người ta đã xoay sở để rút ra được 244.000 ounce (6.917kg) vàng ra khỏi mỏ. Nó trị giá hơn 427 triệu đô la, vì vậy bạn có thể thấy tại sao độ sâu có thể không phải là vấn đề đối với bất kỳ ai.
Hồ Baikal: Hồ sâu nhất trên trái đất
Nghiên cứu đã cho thấy rằng có hơn 117 triệu hồ trên thế giới có diện tích ít nhất 0,002km2. Điều đó tương đương với 3,7% diện tích đất không phải băng hà trên thế giới. Như vậy đủ để nói rằng có rất nhiều hồ trên thế giới. Hồ sâu nhất trong số đó là hồ Baikal ở Nga.
Tọa lạc ở phía Nam Siberia và là nơi sinh sống của khoảng 1.800 loài động vật và thực vật đặc hữu, hồ Baikal cũng sâu 1.637m (5.370 feet), tương đương với 4 tòa nhà Empire State cộng thêm một chút không gian thặng dư. 20% số lượng nước ngọt trên thế giới cũng nằm trong hồ, và nó được coi là Di sản Thế giới của UNESCO, khiến nó trở thành một nơi thực sự độc đáo trên thế giới.
Rãnh Subglacial Bentley: Điểm thấp nhất trên trái đất
Chúng ta đo chiều cao trên đất liền dựa trên mực nước biển. Điều đó rất tốt vì bạn có thể biết rằng liệu mình có đang sống ở một nơi nguy hiểm, có nguy cơ bị ngập lụt hay không, hoặc ở một độ cao nơi không khí trở nên loãng. Nhưng do cách thức địa hình hoạt động, có thể không có nhiều manh mối trực quan mà bạn có thể ở nơi cao hơn hoặc thấp hơn so với mực nước biển. Cho đến khi bạn nhận được các con số tiết lộ, nơi sâu nhất trên thế giới dưới mực nước biển là ở Nam cực. Nó có tên là Rãnh Bentley Subglacial và nằm sâu 2.555m dưới mực nước biển.
Rãnh là điểm thấp nhất trên trái đất không bị bao phủ bởi một đại dương. Mặc dù vậy, điều đó đi kèm với một cảnh báo, vì nó được bao phủ bởi băng. Nó cũng rất lớn, bao phủ một diện tích bằng kích thước của Mexico.
Veryovkina: Hệ thống hang động sâu nhất thế giới
Những người mê khảo sát hang động luôn mong muốn tìm ra những độ sâu lớn hơn trong hệ thống hang động và các nhà thám hiểm người Nga đã có thể đạt đến những độ sâu lớn nhất trong lịch sử loài người trong hệ thống hang động Veryovkina. Sau 50 năm thăm dò, điểm sâu nhất cho đến nay đã đạt được ở độ sâu 2.212m dưới bề mặt. Và họ vẫn hy vọng có thể tiến sâu hơn nữa.
Hệ thống hang động hạ xuống gần như thẳng dốc cho đến khi đạt tới độ sâu 2.000m. Tại điểm đó, nó đi tới theo chiều ngang, đó là nơi hang động vẫn đang được tiếp tục khám phá. Có một số nhánh đi xa hơn vào trái đất đang chờ thám hiểm. Vấn đề cho đến nay là những mối nguy hiểm nghiêm trọng khi kiểm tra độ sâu đó đi kèm với nguy cơ lũ lụt và sập hầm.
Woodingdean: Giếng đào sâu nhất thế giới
Mặc dù con người đã tiến tới một số độ sâu đáng kinh ngạc, thông qua các phương tiện cơ học bằng cách khoan, nhưng điều đáng chú ý là nhân loại có thể làm được một số thành tích đáng kinh ngạc ngay cả khi không có các công cụ mạnh mẽ. Giếng Woodingdean được bắt đầu khởi công vào năm 1858 tại Brighton, nước Anh.
Kế hoạch là tạo ra nguồn cung cấp nước cho một nhà tế bần mới. Một cái giếng đã được đào sâu xuống 122m (400 feet), nhưng họ đã thất bại trong việc xác định vị trí có nước dưới mặt đất. Các nhánh được đào theo mọi hướng cũng không tìm được gì sau hai năm đào. Thay vì cam chịu thất bại, họ vẫn tiếp tục đào.
Các công nhân làm việc 24 giờ mỗi ngày, kéo dài trong nhiều năm để kéo các xô đất lên bằng tay. Cái hố chỉ rộng 1,2m, có lần, một công nhân thậm chí đã ngã xuống chết. Sau bốn năm, giếng cuối cùng đã chạm mặt nước ở độ sâu 392m (1.285 feet). Độ sâu đó đủ để che giấu cả Tòa nhà Empire State, và tất cả công trình đều được đào bằng tay.
El Zacaton: Hố sụt sâu nhất thế giới
Cứ sau vài năm, các phương tiện truyền thông sẽ chia sẻ một câu chuyện về một hố sụt mới xuất hiện ở đâu đó và nuốt một ngôi nhà hoặc một chiếc xe hơi. Một hố sụt ở Rome ngay phía trước Điện Panthéon sâu 2,4m. Một cái hố sâu 9m xuất hiện ở Bắc Carolina. Riêng hố sụt El Zacaton ở Mexico sâu tới 335m (1.099 feet).
Hố chứa đầy nước ấm có mùi lưu huỳnh và là một màu xanh đậm. Nằm giữa một khu rừng rậm, nó thực sự khá đẹp. Kết quả là nó đã trở thành điểm yêu thích của các thợ lặn trong nhiều năm. Độ sâu đầy đủ vẫn không được phát hiện, mãi cho đến khi robot Thám hiểm Giếng Nhiệt Sâu, được thiết kế bởi NASA để khám phá các mặt trăng của Sao Mộc, đã được sử dụng để chạm tới đáy.
Mỏ Kidd ở Ontario: Nơi gần nhất để đến trung tâm Trái đất
Tác phẩm Hành trình đến trung tâm trái đất được xuất bản vào năm 1864. Nó có rất nhiều ý tưởng tuyệt vời, bao gồm cả một thế giới tiền sử ẩn giấu trong trung tâm Trái đất. Nhưng nếu Jules Verne muốn đến trung tâm trái đất vào ngày nay, sự lựa chọn tốt nhất của ông sẽ là đến mỏ Kidd gần Timmins, Ontario.
Mỏ Kidd là nơi có hồ nước lâu đời nhất trên thế giới. Nó có thể hơn 2 tỷ năm tuổi. Bản thân mỏ vốn đã đáng chú ý vì nơi nó tồn tại trên thế giới. Mặc dù còn có các lỗ khác sâu hơn, mỏ này thực sự đưa bạn đến gần trung tâm trái đất hơn bất kỳ nơi nào khác trên thế giới, nó có độ sâu khoảng 3.048m (10.000 feet). Nước được phát hiện ở độ sâu này cũng có khả năng hỗ trợ sự sống, nghĩa là có thể có một hồ bơi cổ xưa ở đâu đó gần với tầm nhìn của Jules Verne, hơn là những gì chúng ta có thể tưởng tượng được trước đó.
Tsangpo: Hẻm núi sâu nhất thế giới
Các hẻm núi là những kỳ quan địa lý thu hút khách du lịch trên toàn thế giới. Khoảng 6 triệu người đã ghé thăm Grand Canyon vào năm 2019. Nhưng hẻm núi nổi tiếng nhất nước Mỹ này không giành được bất kỳ kỷ lục nào về độ sâu. Vinh dự đó thuộc về Hẻm núi Yarlung Tsangpo ở Tây Tạng, nơi có độ sâu 5.182m (17.000 feet). Nó sâu gấp 3 lần độ sâu của Grand Canyon. Một số khu vực độ sâu còn vươn tới con số 5.791m (19.000 feet).
Hẻm núi dài hơn Grand Canyon 300 dặm, nó trở thành một lộ trình huyền thoại đầy nguy hiểm. Vào năm 2002, một nhóm người đã mất 45 ngày chèo xuồng kayak trên toàn bộ hành trình này với sự giúp đỡ của gần 100 trợ lý, những người ở trên đất liền hỗ trợ họ.