Vấn đề vô sinh phá hủy mọi hy vọng, ước mơ và kế hoạch cho tương lai, thậm chí đôi khi nó có thể kết thúc cuộc hôn nhân. Cho đến khi có sự can thiệp của phòng khám sản khoa, thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) không phải lúc nào cũng hoàn hảo.
Có lúc nó hoạt động tốt, có lúc nó không hiệu quả. Khi các phòng khám sản khoa cấy sai phôi, đó là một sai lầm có thể dẫn đến hậu quả lớn về mặt pháp lý và y tế kéo dài trong suốt cuộc đời của những gia đình và con cái có liên quan. Dưới đây là một số trường hợp bất ổn đáng chú ý về phương diện này.
Đứa trẻ không giống như anh trai
Bất kỳ bậc cha mẹ nuôi nào cũng sẽ nói với bạn rằng tình yêu không liên quan gì đến di truyền. Nhưng điều đó dường như không ngăn cản được người ta khởi kiện các phòng khám sản khoa về những vấn đề di truyền. Năm 2015, một cặp vợ chồng ở Connecticut đã sử dụng trứng của người hiến tặng và tinh trùng của người cha để thụ thai. Mọi thứ diễn ra suông sẻ và một vài năm sau, họ đã cố gắng sinh con thứ hai với phôi không phải loại được được sử dụng lần đầu tiên.
Theo Daily Beast, lần trị liệu thứ hai mang lại một bé trai, nhưng cặp vợ chồng nhanh chóng nhận ra có gì đó khác biệt: Đứa con mới sinh của họ có “sắc tố da sẫm màu hơn nhiều” và trông không giống anh trai nó. Xét nghiệm ADN đã xác nhận rằng tinh trùng của người cha đã không được sử dụng để tạo ra phôi thai thứ hai, khiến đứa trẻ mới trở thành anh em cùng mẹ khác cha với cậu anh trai.
Vụ kiện bảo đảm cho mọi người biết rằng em bé thứ hai “được yêu thương … trên mọi phương diện”, nhưng cha mẹ phải mang “những bất ổn ám ảnh suốt đời liên quan đến đứa con trai thứ hai”; chuyện xấu nhất là khả năng cha đẻ của đứa trẻ một ngày nào đó có thể xuất hiện với yêu cầu đòi quyền nuôi con.
Cuối cùng, các hồ sơ vụ kiện được khép lại, trong trường hợp đứa trẻ tội nghiệp quyết định tự tìm kiếm nguồn gốc của em trên Google vào một ngày nào đó. “Tất nhiên chúng ta yêu con, việc kiện phòng khám sản khoa vì con không liên quan đến di truyền với cha mẹ, điều đó không liên quan gì đến việc chúng ta có yêu con hay không!”. Rốt cuộc chẳng ai muốn dính líu vào cuộc trò chuyện khó xử đó.
Cấy phôi thai nhầm người
Thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) không giống như làm bài kiểm tra lái xe. Bạn không thể thử đi thử lại. Trước hết, IVF đắt tiền và bảo hiểm sức khỏe của bạn có thể không trả cho việc này. Cũng không có gì đảm bảo nó sẽ được việc. Một số phụ nữ không đáp ứng với thuốc IVF. Đôi khi phôi không thể sống sót được. Đôi khi việc cấy ghép không xảy ra. Vì vậy, khi phòng khám sản khoa mắc sai lầm, không phải lúc nào cũng chỉ là vấn đề làm lại lần khác.
Theo BioNews, một phụ nữ 40 tuổi và bạn đời 38 tuổi của cô đã có một đứa con trai từ lần thử IVF đầu tiên của họ và sẵn sàng bắt đầu vòng hai, lần này mọi hy vọng của họ đều tan biến. Trước khi làm thủ thuật, nhà phôi học cao cấp tại phòng khám nói với họ rằng phôi của họ (đã được bảo quản từ vòng đầu tiên) đã vô tình bị phá hủy trong phòng thí nghiệm.
Tuy nhiên, đó không phải là sự thật. Sự thật là phôi đã được cấy lầm vào một phụ nữ khác. Và tệ hơn nữa, khi người phụ nữ đó phát hiện ra mình có phôi thai không đúng, cô ta đã uống một viên thuốc vào buổi sáng hôm sau để chấm dứt thai kỳ.
Tình huống rõ ràng là lỗi của “nhà phôi học thực tập” (luôn đổ lỗi là tại người mới), là người đã lấy phôi sai từ lò ấp và vì bất kỳ lý do gì đã không kiểm tra tên. Dù sao, kết quả cuối cùng không chỉ là không có em bé cho bất kỳ ai, nhưng là không có một em bé nào cho cặp vợ chồng ban đầu vì đó là phôi thai cuối cùng còn lại của họ và những cơ hội để có thêm một đứa con nữa sau đó thật “mong manh”.
Rốt cuộc tất cả họ đều sống hạnh phúc
Vậy điều gì xảy ra khi một phôi thai bị cấy lầm vào người khác, khi cha mẹ ruột và cha mẹ thay thế đều biết sự thật? Vậy bé là con của ai? “Cây đũa thần đang nằm trên bụng tôi và kỹ thuật viên còn đang nói chuyện với người khác”, Carolyn Savage nói với tờ San Diego Union Tribune. “Có mũi của con bạn. Có đầu của con bạn. Quả là siêu thực”.
Savage và chồng đã đưa ra một lựa chọn bất thường: Thay vì chấm dứt thai kỳ và bắt đầu lại với phôi thai phù hợp, Savage quyết định mang thai đến kỳ hạn và sau đó trao đứa bé cho cha mẹ ruột của nó. Và bởi vì câu chuyện này chưa đủ lấy nước mắt mọi người, nên Savage đã từ bỏ cơ hội cuối cùng để mang đứa con thật của mình vì cô đã 40 tuổi và có tiền sử mang thai khó khăn, điều đó có nghĩa là cô sẽ không thể thử nghiệm an toàn một thai kỳ khác.
Hai gia đình đã hình thành một tình bạn kéo dài sau khi sinh em bé, và Savage cuối cùng đã có hai bé gái sinh đôi thông qua việc làm mẹ thay thế, mặc dù họ nói rằng họ phải trải qua nhiều cảm xúc từ trải nghiệm này. Nhưng đối với hầu hết các trường hợp, chúng là tình huống ngoại lệ, vì các nhầm lẫn tại phòng khám sản khoa thường không có kết thúc hạnh phúc như vậy.
Hiến tặng tinh trùng ngẫu nhiên
Đôi khi việc các phòng khám sản khoa từng bị mắc lỗi đã trở nên minh bạch ngay lập tức và họ nhận trách nhiệm hoàn toàn lỗi của họ. Đó là dấu hiệu bạn đang đối diện với các chuyên gia y tế thực sự. Những bác sĩ nói chung cũng chỉ là con người, vì vậy không có gì đáng ngạc nhiên khi thỉnh thoảng có sai lầm xảy ra. Nhưng các chuyên gia không nói dối, che đậy và cố đổ lỗi cho người khác.
Vì vậy, chúng tôi sẽ nói rằng phòng khám San Francisco đã trao lầm phôi thai cho Susan Buchweitz, thực sự họ đã không trung thực khi cố gắng che giấu lỗi lầm của họ trong 10 tháng. Và theo hãng thông tấn Associated Press, sự việc trở nên tồi tệ hơn, sau khi sai phạm được đưa ra ánh sáng, cha mẹ ruột của con trai Buchweitz đã sinh ra người em của cậu và sau đó quyết định họ cũng muốn cả đứa bé mà Buchweitz đã sinh ra.
- Xem thêm: Khi tình dục không còn vì sinh sản
Cha đẻ con trai của Buchweitz đã kiện đòi quyền nuôi con hoàn toàn. Thẩm phán không đồng ý, vì vậy người cha ruột đã được cấp quyền trợ cấp nuôi con một phần, và bây giờ, Buchweitz phải chia sẻ các quyết định làm cha mẹ với một quý ông mà cô chưa bao giờ gặp trước khi một phòng khám sản khoa đã vô tình sử dụng nhầm vật liệu di truyền của người đàn ông đó. Tuy nhiên, cô đã nhận được khoản bồi thường 1 triệu đô la từ bác sĩ sản khoa, người đã che giấu sai lầm.
Hợp đồng thăm viếng
Trong trường hợp này, một người phụ nữ tên Donna Fasano đã bị cấy nhầm phôi và trả lại đứa trẻ cho cha mẹ ruột của nó, nhưng lần này không có sự ràng buộc gia đình, không có trao đổi hạnh phúc về những bức ảnh và các báo cáo tiến độ, và cũng không có cảm giác bất bình đối với người đọc. Theo tờ Guardian, cả hai cặp vợ chồng đều biết được sai lầm từ rất sớm và bước vào toàn bộ mối quan hệ lộn xộn đồng thời cảm thấy nghi ngờ và thù hằn lẫn nhau.
Fasano mang thai cặp song sinh: Đứa đầu tiên là con ruột của cô và đứa thứ hai là con đẻ của Deborah Perry-Rogers. Sau khi các em bé chào đời, Fasano đã sinh em bé thứ hai cho Perry-Rogers. Mặc dù vậy, cô muốn có quyền thăm viếng, và lúc đầu Perry-Rogers và chồng cô ta đã đồng ý, nhưng sau đó họ quyết định rằng họ không muốn tình cờ gặp mặt người mẹ thay thế nọ ở bất cứ nơi nào gần đứa con của họ. Trên thực tế, họ đã có một thẩm phán đồng ý rằng họ không cần phải tôn trọng thỏa thuận thăm viếng đã ký vì một số lý do.
Thật không may, sự thù địch, nghi ngờ và các vụ kiện đi kèm với tranh chấp quyền nuôi con và phá thai có xu hướng trở thành chuyện thường tình khi những điều này xảy ra, vì vậy đây không thực sự là một trường hợp đáng buồn của vô số các bi kịch gia đình. Đó là lý do tại sao các phòng khám sản khoa cần phải làm việc tốt hơn để bảo đảm rằng những chuyện đáng tiếc như thế sẽ không bao giờ còn xảy ra.
Tình yêu hay ruột thịt, điều gì quan trọng hơn?
Trong khi các tòa án ở Hoa Kỳ dường như thiên về sinh học hơn tình yêu và sự nuôi dưỡng, thì các tòa án ở các quốc gia khác đã cân nhắc nhiều hơn đến hành động thể chất và tinh thần khi mang thai đến kỳ hạn, sau đó yêu thương và chăm sóc em bé mà bạn sinh ra. Ở London, một người phụ nữ đã sinh đôi sau khi tinh trùng của người lạ vô tình được sử dụng để thụ tinh cho trứng của cô. Theo CNN, sai lầm có thể không được chú ý ngoại trừ người mẹ và chồng cô (người được cho là người hiến tinh trùng) đều là người da trắng, và cặp song sinh đều da đen.
Trong trường hợp này, một tòa án của Anh phán quyết rằng người hiến tinh trùng là người cha hợp pháp, nhưng cũng từ chối loại bỏ những đứa trẻ ra khỏi sự chăm sóc của bà mẹ đã sinh ra chúng và chồng của cô ta. Tương tự, vào năm 1997, một phụ nữ ở Hà Lan đã sinh ra một cặp song sinh với những người cha khác nhau, và thẩm phán phán quyết rằng cô có thể giữ cả hai đứa trẻ.
Vì vậy, vấn đề đạo đức của câu chuyện là, nếu bạn dự định trở thành người mẹ thay thế của một em bé từ một cặp vợ chồng khác, bạn nên ở châu Âu nơi bạn sẽ được đối xử cảm thông hơn so với việc chỉ đơn thuần là một “người mẹ công cụ” đã sinh nở con giùm cho những người khác.
- Xem thêm: Sự lựa chọn đông lạnh trứng của phụ nữ