Hệ quả từ việc thiếu vắng khoa học được nhìn nhận một cách rõ ràng hơn bao giờ hết khi thế giới liên tục đối diện với nhiều biến động lớn vào năm 2020. Chúng ta không thể phủ nhận vai trò quan trọng của công nghệ trong công cuộc ứng phó đại dịch vừa qua. Điển hình, ở khu vực Đông Nam Á, các quốc gia như Malaysia và Singapore đã nhanh chóng áp dụng công nghệ tiên tiến như ứng dụng truy vết và tư vấn sức khỏe ảo để bảo toàn sức khỏe và sự an toàn của cộng đồng…
Những điều chúng ta đã đối mặt trở thành minh chứng thiết thực cho tầm quan trọng và sức ảnh hưởng của sáng tạo khoa học trong cuộc sống đầy biến động ngày nay. Một quan điểm tương tự cũng được phản ánh qua kết quả khảo sát Thống kê Hiện trạng Khoa Học (SOSI) hằng năm của 3M, hay còn gọi là Khảo sát nhanh Đại dịch 2020, được thực hiện vào tháng 7-8 năm 2020, khoảng 6 tháng sau khi đại dịch bùng phát.
Trong bối cảnh COVID-19, 89% người được khảo sát tin tưởng vào khoa học; 86% tin tưởng vào các nhà khoa học; và 77% có xu hướng đồng ý rằng khoa học cần được đầu tư nhiều hơn. Hơn nữa, 92% người được khảo sát trên toàn cầu tin rằng giải pháp ngăn chặn COVID-19 nên dựa trên các nghiên cứu, thể hiện niềm tin mới của xã hội về khoa học. Lần đầu tiên, khoa học nhận được sự đánh giá mới mẻ và trân trọng trên toàn thế giới nhờ giá trị ứng dụng thiết thực cho những vấn đề cuộc sống thường ngày.
Khoa học mang đến những siêu anh hùng mới
Một thế giới từng hoài nghi về khoa học dường như đang thức tỉnh và nhận ra tầm quan trọng của khoa học. Khảo sát SOSI ghi nhận lần đầu tiên sau ba năm, chỉ có 28%* người được khảo sát vẫn hoài nghi về khoa học (giảm 7 điểm trong vòng chưa đầy một năm). Đây là một sự đảo chiều xu hướng đáng chú ý trong lịch sử khảo sát SOSI.
Trên toàn cầu, các nhân viên y tế và nhà khoa học bắt đầu được tung hô như những siêu anh hùng mới của xã hội. Trong đó bao gồm bộ ba anh hùng trong đội ngũ chuyên gia y tế cộng đồng quốc tế – Bác sĩ Fauci từ Hoa Kỳ, Bác sĩ Ashley Bloomfield từ New Zealand, và người đã chịu những ảnh hưởng sâu sắc, Bác sĩ Noor Hisham Abdullah từ Malaysia. Thay vì khoác áo choàng, các siêu anh hùng này sử dụng quần áo bảo hộ, và siêu năng lực của họ là chuyên môn y tế trên nền tảng khoa học.
Giá trị bền vững và khoa học hiện đang được đánh giá trên cùng một thước đo
Khi các giải pháp chăm sóc sức khỏe tiếp tục được ưu tiên trong bối cảnh đại dịch (80%), khoa học vẫn được mong đợi giải quyết các vấn đề quan trọng về môi trường và công bằng xã hội, bao gồm nguồn lực STEM và kế hoạch phổ cập giáo dục STEM đến với tất cả mọi người. Trên thực tế, theo khảo sát SOSI, 82% người được khảo sát đồng ý rằng một thế giới không coi trọng khoa học sẽ phải đối mặt với nhiều hậu quả tiêu cực.
Viễn cảnh về sự phát triển khoa học là một chủ đề chính yếu trong khảo sát SOSI. Mặc dù thế giới sẽ mất nhiều thời gian để tìm được quan điểm chung về khoa học, nhưng cộng đồng đang bắt đầu tin tưởng rằng khoa học là chìa khóa giúp cuộc sống tốt đẹp hơn.
Trong khi khoa học ngày càng nhận được sự tin tưởng và cảm kích, thế giới vẫn tồn tại những khoảng cách và thách thức cần được giải quyết để thế hệ nhà khoa học tương lai có cơ hội phát triển rộng mở hơn, đưa khoa học trở nên gần gũi hơn với những vấn đề toàn cầu.
Những rào cản của chương trình giáo dục STEM vẫn còn tồn tại ở khu vực Đông Nam Á
Ngày nay, mặc dù sự ủng hộ khoa học ngày càng mạnh mẽ, rất nhiều người vẫn nản lòng trong hành trình theo đuổi sự nghiệp khoa học, đặc biệt là thế hệ trẻ. Theo khảo sát SOSI, tỷ lệ thanh niên (28%) nản lòng trong việc theo đuổi khoa học cao gấp ba lần so với những người được sinh ra trong giai đoạn bùng nổ dân số sau Thế Chiến thứ 2 (9%).
Nhận thức là một yếu tố quan trọng. Học sinh thường có một số ấn tượng ban đầu khá tiêu cực khi cân nhắc các ngành học STEM. Những điều này có thể là hệ quả của việc thiếu cơ hội tiếp cận, thiếu tự tin, các vấn đề bất bình đẳng giới tính và chủng tộc. Dù nhận được nhiều sự hỗ trợ từ xã hội, các yếu tố trên vẫn gây cản trở lớn quá trình nuôi dưỡng đam mê và theo đuổi sự nghiệp STEM1 của học sinh.
Điển hình, chính phủ Thái Lan, Indonesia và Malaysia đã chi 20%2 ngân sách nhà nước để cải thiện hệ thống giáo dục và triển khai các môn học STEM vào chương trình giáo dục phổ thông. Tuy nhiên, nhiều học sinh từ các nước Đông Nam Á vẫn thấy cách giảng dạy môn học STEM thiếu tính ứng dụng trong thực tế.
Vào năm 2018, chưa tới một nửa học sinh Malaysia (44%) chọn các môn học STEM vì họ không thấy được vai trò của khoa học đối với cuộc sống của mình, và chỉ có 33,1% học sinh quyết định theo đuổi các lĩnh vực thuộc nhóm ngành STEM tại Indonesia. Trong khi đó, Philippines xếp hạng áp chót trong số 79 quốc gia về trình độ toán học và khoa học trong chương trình Đánh giá Học sinh Quốc tế (Pisa) được tiến hành bởi Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD). Mặc dù giáo dục STEM hiện đang bắt đầu được đẩy mạnh tại Việt Nam, tình trạng khan hiếm sách về STEM và các tài liệu khoa học, cùng với chương trình đào tạo không phù hợp và thiếu tư duy đổi mới, là những thử thách mà giáo dục STEM phải đối mặt tại thị trường phát triển nhanh này.
Khuyến khích triển khai giáo dục STEM sẽ thúc đẩy tỷ lệ có việc làm và tính sáng tạo trong khu vực Đông Nam Á
Với khu vực Đông Nam Á, cách phá vỡ định kiến tiêu cực về giáo dục STEM nên bắt đầu từ việc tăng cường kỹ năng nền tảng và thực hành các môn học STEM nhiều hơn từ cấp độ trường lớp. Ví dụ, sử dụng công cụ giảng dạy kỹ thuật số như video kết hợp với việc đào tạo thông qua thực hành và những dự án thực tế có thể giúp học sinh hứng thú hơn với các môn học STEM.
Một động lực cũng quan trọng không kém để theo đuổi STEM đến từ khả năng thăng tiến đa dạng trong lĩnh vực khoa học và công nghệ. Hiện nay, Đông Nam Á là một trong những thị trường có tốc độ và tiềm năng phát triển lớn ở mảng công nghệ. Khi những cơ hội mới đang rộng mở trên thị trường, sự đòi hỏi về nguồn lực lao động chất lượng cũng gia tăng tương ứng.
Ví dụ, Thái Lan đặt mục tiêu trở thành quốc gia phát triển trước năm 20355 với mục tiêu tạo ra những bước tiến đột phá trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, robot, khoa học sinh học, hàng không vũ trụ và các ngành trụ cột mới của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư trên thế giới. Trong khi đó, Philippines đã từng bước xây dựng thành phố thông minh đầu tiên và Indonesia đã và đang trở thành mạng lưới công nghệ của toàn khu vực, nơi khởi điểm của những start-up kỳ lân như Traveloka và Gojek.
Khi các thị trường này đang chuyển mình đến kỷ nguyên công nghệ số, giáo dục STEM giúp trang bị những kỹ năng cần thiết cho lực lượng lao động trẻ với những góc nhìn mới mẻ và sẵn sàng đổi mới sáng tạo.
3M kêu gọi sự hợp tác và tìm kiếm người đồng hành cùng chí hướng tiên phong trong việc thúc đẩy sự phát triển, sáng tạo khoa học.
Sự hợp tác giữa chính phủ, các doanh nghiệp tư nhân, học viện và tổ chức phi chính phủ (NGO) là yếu tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển của khoa học. Từ đó, tạo động lực tìm ra những giải pháp bền vững mới, giải quyết những thách thức lớn trên toàn cầu và khuyến khích các thế hệ trẻ tham gia học tập STEM.
Khảo sát SOSI 2020 công bố 53% người tham gia khảo sát tin rằng với các thách thức lớn của năm 2020, các tập đoàn nên ưu tiên phối hợp cùng chính phủ để tìm ra hướng giải quyết những vấn đề toàn cầu, liền kề việc chuẩn bị ứng phó các đại dịch khác trong tương lai (61%).
Hành động bao giờ cũng có ý nghĩa hơn lời nói. Tại 3M, chúng tôi thẳng thắn đối mặt và giải quyết các vấn đề mà nhóm cộng đồng ưu tiên mong muốn được giải quyết. Hàng năm, 3Mgives đều vận hành quỹ đầu tư quốc tế cho 3 lĩnh vực quan trọng: Cộng đồng, Môi trường và Giáo dục.
Năm 2019, chỉ riêng hạng mục tài trợ cho lĩnh vực Giáo dục của 3Mgives, 3M đã đầu tư tổng cộng 150.500 USD để nâng cao bình đẳng cho nhóm dân tộc thiểu số ở khu vực Đông Nam Á. Để thực hiện điều này, 3M đã tích cực hợp tác với các tổ chức phi chính phủ và các tổ chức giáo dục tại địa phương. Tại Việt Nam, Loreto Việt Nam được tài trợ 22.000 USD, tại Malaysia, tổ chức Giảng dạy vì Malaysia (Teach for Malaysia) được tài trợ 17.500 USD, và Doctorabbit Indonesia được tài trợ 26.000 USD. Đồng thời, Bảo tàng Tâm trí tại Philippines cũng nhận được khoản tài trợ 50.000 USD và Trung tâm Khoa học Singapore nhận 35.000 USD.
Bằng cách hợp tác với các tổ chức giáo dục hàng đầu tại bản địa, chúng tôi đã phát triển những chương trình có sức ảnh hưởng lớn, không chỉ gia tăng sự quan tâm đến chương trình giáo dục STEM, mà còn giải quyết vấn đề bất bình đẳng trong giáo dục.
Khảo sát SOSI đã chỉ ra rằng mọi thứ đang dần thay đổi, khoa học có cơ hội phát triển tốt hơn trong tương lai. Là công dân toàn cầu, chúng ta có trách nhiệm xem trọng khoa học để cùng kiến tạo một tương lai bền vững hơn.
Trong năm qua, chúng tôi đã thực hiện hai cuộc khảo sát: đợt đầu tiên là Khảo sát trước Đại dịch 2020, được thực hiện trước khi đại dịch bùng ra vài tháng và hoàn thành vào tháng 8 đến tháng 10 năm 2019, đánh dấu cột mốc ba năm kể từ khi chúng tôi bắt đầu thực hiện cuộc khảo sát về quan điểm của cộng đồng đối với khoa học. Khảo sát này dựa trên nền tảng hai năm nghiên cứu trước đó (được thực hiện vào năm 2017, 2018 và được báo cáo lần lượt vào năm 2018, 2019).
Đợt thứ hai là Khảo sát nhanh trong Đại dịch 2020, được thực hiện vào tháng 7 và tháng 8 năm 2020, khoảng sáu tháng sau khi đại dịch bắt đầu. Nghiên cứu này đã chỉ ra sơ bộ cách nhìn nhận về khoa học ở thời điểm dịch COVID-19 bắt đầu bùng phát. Khảo sát này giúp chúng ta so sánh và đối chiếu quan điểm của cộng đồng đối với khoa học ở thời điểm hiện tại và trước khi đại dịch diễn ra.
Từ lần đầu tiên thực hiện Bảng đo lường Hiện trạng Khoa Học, chúng tôi đã thu thập đủ dữ liệu để chỉ ra những xu hướng mới từ các câu hỏi khảo sát được kiểm chứng qua thời gian.