Trên thế giới có rất nhiều con sông chảy tự nhiên bên dưới mặt đất, nhưng cũng có những con sông khác bị buộc chảy dưới lòng đất do lũ lụt, ô nhiễm, vị trí và bệnh tật. Một số con sông đã được đắp đập, được bao phủ và chuyển dòng qua hệ thống nước thải bằng bê tông hoặc gạch xây, với các thành phố được xây dựng bên trên.
Những con sông từng phát triển mạnh mẽ này đã trở thành nạn nhân của những rừng bê tông cốt thép, nhưng một số đã được tỏa sáng trở lại trong những năm gần đây. Nhiều người dân thậm chí không nhận ra rằng có các con sông đang chảy bên dưới thành phố của họ.
Sông Neglinnaya ở Moscow, Nga
Chảy ngầm bên dưới Quảng trường Đỏ, Alexandrovsky Sad ( Metro Mat-xcơ-va) và khách sạn Metropol ở Moscow là con sông Neglinnaya – còn được gọi là Neglinka, hay Neglinna và Neglimna. Con sông tự nhiên này trước đây từng chảy từ phía Bắc Moscow về phía Nam Moscow xuyên qua trung tâm thành phố.
Đầu tiên, nó được sử dụng như một con hào bao xung quanh Điện Kremlin để giúp ngăn chặn các cuộc xâm lược của giặc ngoại xâm, nhưng không thành công. Người dân sống trong khu vực bắt đầu thấy lũ lụt thường xuyên và họ biết rằng cần phải làm gì đó với con sông.
Năm 1792, họ đã xây dựng một kênh đào mới song song với sông Neglinnaya và chuyển nước vào đường hầm mới. Lòng sông cũ được các nhà xây dựng bao phủ bề mặt. Sau vụ hỏa hoạn ở Moscow năm 1812, kênh đào trở nên ô nhiễm đến mức nó được bao phủ bởi một mái vòm.
Đã có nhiều đường hầm được thêm vào, xây mới hoặc mở rộng từ khi đường hầm đầu tiên được xây dựng. Con sông hiện nay chảy vào sông Moskva xuyên qua hai đường hầm gần cầu Bolshoy Kamenny và cầu Bolshoy Moskvoretsky.
Sông Senne ở Brussels, Bỉ
Một trong những khoảnh khắc trong lịch sử Brussels được xác định là việc bao phủ sông Senne. Thành phố được xây dựng dọc theo Senne và nó chảy ngang qua Brussels từ đầu bên này đến đầu bên kia.
Nhiều ngành công nghiệp bắt đầu di chuyển vào thành phố và dòng sông nhanh chóng biến thành một cống thoát nước ngoài trời và ngập tràn trong hầu hết các cơn mưa. Nước bị ô nhiễm nặng và tạo ra một mùi hôi nồng nặc khắp Brussels. Lũ lụt thường xuyên và bệnh dịch tả là những lý do chính dẫn đến sự tàn lụi của sông Senne.
Sau khi các quan chức thành phố quyết định rằng đã đến lúc để che lấp dòng sông lại, việc xây dựng kéo dài trong bốn năm. Sông Senne được thay thế bởi các kênh đào và các tòa nhà sớm được xây dựng trên dòng sông bị chôn vùi. Đường thoát nước ngầm sau đó đã được chuyển hướng, và đến năm 1976, các đường hầm dẫn nước cũ đã được chuyển đổi để sử dụng cho hệ thống tàu điện ngầm ở Brussels.
Đến năm 2000, nhà máy xử lý nước thải hiện đại đầu tiên đi vào hoạt động để giúp sông Senne lấy lại vai trò ban đầu. Một nhà máy xử lý thứ hai đã hoạt động vào năm 2007.
Sông Fleet, London
Nằm sâu bên dưới những con đường Holborn, King Cross Cross, và Camden là sông Fleet, con sông thất lạc của London. Đây là con sông lớn nhất bị mất tích bí ẩn ở London.
Nó được người Anglo-Saxons gọi là “dòng suối rỗng” mặc dù trước đó, nó là một dòng sông lớn được người La Mã sử dụng. Họ dựa vào đó như một nguồn cung cấp nước chính vì nhiều người bán thịt, nhà sản xuất bia và nhà máy cần sử dụng nước rất nhiều.
Nhiều năm trôi qua, London đã phát triển thành một vùng công nghiệp rộng lớn và nước sạch bắt đầu biến mất. Dòng sông bị ô nhiễm nặng và bắt đầu bốc mùi hôi thối.
Sau trận đại hỏa hoạn ở London năm 1666, đã có một đề xuất mở rộng dòng sông để hoạt động như một vành đai ngăn lửa. Ý tưởng này đã bị phản đối. Thay vào đó, sông Fleet đã được chuyển đổi thành một kênh đào, không phổ biến và không được sử dụng.
Cuối cùng, nó đã được bao phủ và kết hợp vào hệ thống thoát nước. Người dân địa phương cho rằng có thể nghe được tiếng nước chảy qua Clerkenwell, và nước sông Fleet có thể nhìn thấy được xả vào sông Thames vào một số ngày nhất định.
Tibbetts Brook ở New York
Ở phía Bắc của Bronx là nơi bắt đầu của Tibbetts Brook, và nó chảy vào một hồ nước nhỏ tại công viên Van Cortlandt. Nó giống như một dòng suối hơn là một con sông, nước sau đó biến mất dưới lòng đất và chảy qua một cống thoát nước bằng gạch. Tuy nhiên, nó được coi là một trong những con sông ngầm mà thành phố New York đang làm việc với ánh sáng ban ngày.
Người Mỹ bản địa từng sinh sống ở khu vực này và sử dụng dòng suối để lấy nước và thực phẩm. Họ gọi nó là Brook Mosholu (đá mịn hoặc đá nhỏ) vì nó chảy qua các loại đá này.
Năm 1691, Jacobus Van Cortlandt đã đắp đập ngăn dòng chảy qua phần đất của mình, tạo ra hồ Van Cortlandt. Nước từ hồ được sử dụng để cung cấp năng lượng cho máy xay và máy cưa.
Nhiều năm sau, thành phố đã có được vùng đất mà ngày nay là công viên Van Cortlandt. Hiện nay có những nỗ lực đang được tiến hành để chiếu sáng Tibbetts Brook. Dự án sẽ giúp đưa dòng chảy trở lại bề mặt giữa hồ và sông Harlem thay vì phải chảy qua cống ngầm bên dưới.
Sông Park, Hartford, bang Connecticut
Hàng trăm năm trước, có một dòng sông chảy qua Hartford, Connecticut. Chúng tôi không nói về sông Connecticut mà đó là sông Park nhỏ hơn và ít phổ biến hơn. Nó lần đầu tiên được sử dụng làm nguồn cung cấp năng lượng cho các nhà máy xay bột và các nhà máy khác, nhưng sớm biến thành bãi thải công nghiệp của con người. Nó cũng thường được biết đến với tên gọi là “Hog River” (sông Lợn) vì một số trang trại có lợn nằm dọc bờ sông.
Do sự ô nhiễm lớn của sông Park, chính quyền địa phương đã quyết định chôn vùi dòng sông bên dưới thành phố bằng các đường hầm bê tông và mương thoát nước. Bắt đầu từ năm 1940, đây là một trong những dự án lớn nhất, đắt nhất từng được thực hiện bởi một đoàn quân toàn là kỹ sư.
- Xem thêm: Nghiên cứu lập bản đồ dưới đáy đại dương
Phải mất 4 thập kỷ và hơn 100 triệu USD để hoàn thành, nhưng dòng sông hiện đang chạy dưới Hartford. Phần trên của sông Park được phơi bày và mở cửa cho công chúng, nhưng phần ngầm nằm ngoài giới hạn đối với du khách vẫn cố nhìn thoáng qua dòng sông đã mất.
Sông Wien, Vienna
Vien là tên một con sông ở Áo chảy ngang qua thành phố Vienna. Sau khi lũ lụt tàn phá, thường đi kèm với dịch tả, bê tông đã được đổ để hoạt động với chức năng như lòng sông.
Nước được chuyển hướng dưới lòng đất và hiện nay chủ yếu phần chảy qua thành phố được bao phủ và được tích hợp vào hệ thống thoát nước. Vào năm 2013, thành phố Vienna đã phê duyệt kế hoạch sẽ xây dựng 3 công viên riêng biệt chạy dọc theo sông.
Stadpark, công viên đầu tiên ở Vienna, nằm trên bờ sông Wien và có phong cảnh đẹp, các tác phẩm điêu khắc nghệ thuật và những con đường rợp bóng mát.
Sông Bievre, Paris
Bievre là một con sông dài 36 km (chảy vào sông Seine ở Paris). Nó từ lâu đã được che phủ và chuyển hướng xuống các đường hầm vào hệ thống thoát nước khi nó chảy đến thành phố.
Dòng sông đã từng chảy vào sông Seine trong thành phố, nhưng sau đó nó đã được chuyển hướng để đổ vào dòng chảy xa hơn. Một số ngành công nghiệp nằm dọc theo dòng nước đã tạo ra ô nhiễm, là nguyên nhân gây ra sự che phủ và chuyển hướng của Bievre.
Khôi phục Bievre đã trở thành một chủ đề thảo luận trong nhiều năm và một số tổ chức đã thúc đẩy công việc này. Người ta hy vọng rằng ngày mà dòng sông đón nhận ánh sáng ban ngày sẽ xảy ra trong tương lai gần, để giúp tạo ra một môi trường sống mới cho thực vật và động vật. Họ cũng tin rằng việc phơi bày dòng sông bị chôn vùi ra ánh sáng sẽ làm giảm rủi ro lũ lụt và hình thành diện mạo “hành lang xanh” mới của thành phố qua khu vực đô thị.
Sunswick Creek, New York
Một dòng nước ngọt chảy vào sông Queens được gọi là Sunswick Creek. Các học giả tin rằng cái tên này xuất phát từ tiếng thổ dân bản địa có nghĩa là “trưởng nữ”. Vào những năm 1800, Sunswick Creek và môi trường xung quanh nó đã bị ô nhiễm do nước thải và chất thải công nghiệp. Đến năm 1879, đầm lầy đã được rút cạn và con lạch được lấp đầy hoặc hòa vào hệ thống nước thải.
Quá trình chôn vùi của Sunswick Creek đã xảy ra qua nhiều giai đoạn. Các nhà thám hiểm đô thị đã chụp được nhiều bức ảnh của các đường ống lớn giống như cống thoát nước. Các con lạch vẫn chạy bên dưới đường phố hiện đại. Nếu bạn đang đứng gần tòa nhà Somer Piano Factory cũ ở Vernon gần vườn điêu khắc Socrates, bạn có thể nghe thấy tiếng nước chảy ầm ầm trong con lạch!
Con suối Cheonggyecheon, Seoul
Sự phục hồi của con suối Cheonggyecheon đã chứng minh rằng một ốc đảo xanh có thể được đặt bên trong một khu rừng bê tông. Nó từng là con suối chảy qua Seoul, và nhiều ngôi nhà được xây dựng dọc theo con suối. Rác, chất thải và các thứ ô nhiễm khác cuối cùng đã phủ kín dòng chảy và trở thành vật “chướng tai, gai mắt” cho thành phố. Sau đó, Cheonggyecheon được phủ bê tông khi một đường cao tốc trên cao được xây dựng.
Vào khoảng năm 2000, các nhà lãnh đạo đã hứa sẽ loại bỏ đường cao tốc và khôi phục Cheonggyecheon. Đường cao tốc trên cao đầy giao thông giờ đã được chuyển thành hành lang con suối dài 5,8km với vẻ đẹp tự nhiên.
Dự án phục hồi cung cấp việc bảo vệ cho con suối không bị lũ lụt tới 200 năm. Nó cũng góp phần làm tăng 15,1% lượng khách đi xe buýt, tăng 3,3% lượng khách đi tàu điện ngầm và tăng 30% – 50% giá đất cho các bất động sản trong vòng 50m của việc phục hồi.
Dự án phục hồi Cheonggyecheon, thu hút 64.000 du khách mỗi ngày (bao gồm khoảng 1.400 khách du lịch nước ngoài), được biết đến như một trong những dự án thành công nhất trong lịch sử.
Con sông Bradford Beck, Anh
Từng là một dòng sông trong vắt và rộng mở; giờ đây, Bradford Beck chảy qua những nền móng nằm bên dưới thành phố Bradford, Anh. Hệ thống sông đã từng được sử dụng để cung cấp năng lượng cho các nhà máy ngô và nhà máy xay xát, và Bradford đã trở thành trung tâm của ngành công nghiệp len thế giới.
Đến năm 1840, nước thải chưa qua xử lý và chất thải công nghiệp tràn ngập. Người dân trong khu vực tiếp tục uống nước và cuối cùng dịch bệnh thương hàn bùng phát. Tuổi thọ trung bình ở Bradford là một trong những nơi thấp nhất trong cả nước.
Đến năm 1870, sông Bradford Beck được đặt trong một cống nước và được xây dựng, che giấu dòng sông khỏi cái nhìn của công chúng. Chất lượng nước đã được cải thiện rất nhiều kể từ khi dòng sông bị buộc phải chảy dưới lòng đất, nhưng có rất ít sự cải thiện về đặc tính vật lý của dòng sông.
- Xem thêm: Văn hoá những dòng sông
Để sông Bradford Beck quay trở lại với ánh sáng ban ngày sẽ không phải là một nhiệm vụ dễ dàng do nhiều tòa nhà xây dựng trên những địa điểm mà dòng sông chảy qua. Có 15 tấm biển trên khắp thành phố đánh dấu tuyến đường của dòng sông. Mỗi tấm biển mang một khớp nối của một bài thơ về dòng sông. Các tấm biển đầu tiên được đặt dọc theo Bradford Live, và tấm biển cuối cùng có thể được tìm thấy trên đường từ Broadway.