Nhưng giới tình báo Nga và các chuyên gia về an ninh cho rằng những cuộc nổi dậy gần đây của người Hồi giáo dọc dãy núi Caucasus gần khu vực resort Sochi đang trở thành mối đe dọa đáng gờm. Bất chấp việc dàn quân của hàng nghìn binh lính Nga, cảnh sát và chuyên viên bảo vệ được trang bị thiết bị cao cấp, tình trạng bạo động bị áp chế tại Caucasus có thể đặt dự án ưu tiên của Tổng thống Vladimir Putin vào mối nguy hiểm lớn. Theo giới phân tích tại Trung tâm Khủng bố và Bạo động Jane tại London, Thế vận hội Sochi được xem là kỳ Olympic đầu tiên trong lịch sử đang đối mặt với ngưỡng cửa bạo động có khả năng tấn công trực tiếp vào sự kiện khi đang diễn ra hoặc chí ít dẫn đến những hình ảnh PR tiêu cực về chính phủ Nga. Thậm chí, những kẻ tấn công tiềm năng cũng có thể phá vỡ bầu không khí lễ hội với những vũ khí mới lạ và khó truy tìm, chẳng hạn như trong vụ nổ bom ngày 26-4 vừa qua tại cuộc đua Marathon Boston (Mỹ) hung thủ sử dụng nồi áp suất chứa đầy đinh và bi sắt. Đặc biệt, chính hung thủ của vụ nổ bom Boston năm ngoái đã ở sáu tháng tại Nga ngay khu vực bạo động thuộc tỉnh Dagestan, cách Sochi 500km về phía đông. Gần đây, giới điều tra Nga cũng đã cố gắng xác định liệu hai gã đánh bom thuộc sắc tộc Chechen kể trên đã có bất kỳ mối liên hệ nào với các nhóm vũ trang Hồi giáo địa phương hay chưa.
Sân vận động Olympic Sochi gấp rút bước vào giai đoạn hoàn tất
Hiện tại, cảnh sát, nhân viên an ninh và nhân viên y tế tại Sochi đang tham gia vào hơn 50 buổi diễn tập trong vòng 18 tháng qua nhằm đối phó với các mối nguy tiềm ẩn, bao gồm từ việc nổ bom tại sự kiện cho đến khả năng tấn công của các nhóm tội phạm. Trước nay, an ninh luôn được thắt chặt tại Sochi là do ông Putin đang sở hữu dinh thự tổng thống tại đây và hay dùng nó để tiếp đãi các chính khách nước ngoài. Bộ Nội vụ Nga cũng đã gửi đến đội đặc nhiệm bao gồm các chiến binh dày kinh nghiệm từ chiến tranh Chechen để tuần tra các khu vực rừng núi bao quanh Sochi. Tuy nhiên, lịch sử gần đây cho thấy người Nga vẫn chưa đạt hiệu quả với các phương án an ninh của mình. Chẳng hạn, cuộc đột kích bất ngờ nhà hát Moscow năm 2002 đã khiến 129 con tin mất mạng khi đặc nhiệm Nga bơm khí độc vào khống chế nhóm tấn công. Còn hồi năm 2004, quân đội Chechnya đã bắt cóc 1.000 con tin tại một trường học ở miền Nam thành phố Beslan, với hơn 330 người chết trong đợt tấn công, một nửa số đó là trẻ em. Gần đây nhất, tháng 1-2011, đợt đánh bơm tự sát tại sân bay Domodedovo ở Moscow do nhóm phiến loạn Chechen tổ chức khiến 37 người chết và 180 người bị thương.
Lâm Kiên theo AP