Nắm bắt được tâm lý “học trong chơi”, các nhà khoa học của Trường Đại học Canterbury, New Zealand đã khéo léo lồng ghép kiến thức về tái tạo năng môi trường cho học sinh trung học bằng cách thiết kế một trò chơi nhập vai trên máy tính mang tên “Những thợ khoan Magma giải cứu trái đất”.
Thông qua thử nghiệm, trò chơi đã được phản hồi tích cực từ học sinh trung học và gây ấn tượng mạnh với các nhà tài trợ giáo dục. Nhờ vậy, dự án này đã nhận được 30.000 USD tài trợ từ quỹ Unlocking Curious Minds trực thuộc chính phủ New Zealand. Nguồn quỹ này sẽ giúp cho các nhà khoa học nghiên cứu và hoàn thiện trò chơi để trò chơi sớm được phổ biến trong các trường học New Zealand.
Mới đây, Trung tâm nghiên cứu bảo vệ sinh học (BPRC) và Đơn vị chăn nuôi sinh học (BHU) của Đại học Lincoln vừa cho ra mắt bộ công cụ này, hứa hẹn trở thành cẩm nang của các giáo viên và phụ huynh trước “một vạn câu hỏi vì sao” của các em về môn sinh học.
Bộ công cụ có đa dạng dụng cụ, hạt mầm và cả sách hướng dẫn lẫn website chi tiết để học sinh thực tập làm vườn và thử nghiệm được ít nhất 12 kỹ thuật sinh học như đo độ pH của đất, gieo trồng… Nhờ vậy, các em có thể hiểu được các khái niệm sinh học đơn giản như quá trình nảy mầm, hệ sinh vật của đất đai, quá trình phát triển của cây…
Trường học New Zealand với mục tiêu đào tạo nên những công dân toàn cầu với kỹ năng tương lai toàn diện để nhận thức toàn cầu – một kỹ năng quan trọng đối với người trẻ thế kỷ 21. Các thầy cô giáo ở xứ sở Kiwi cũng rất nỗ lực lồng ghép các vấn đề nóng của thế giới vào bài học một cách dễ hiểu, giúp học sinh nhận thức và khuyến khích các em tham gia vào các vấn đề toàn cầu như bảo vệ môi trường, an ninh lương thực…
Và cũng từ đầu năm 2018, một hãng bay lớn đã quyết định loại bỏ đồ nhựa dùng một lần trong tất cả chuyến bay của mình. Đó là Hãng hàng không quốc gia Air New Zealand. Những sáng kiến giáo dục trong trường học đã góp sức không nhỏ tạo nên bao thế hệ người Kiwi tôn thờ Mẹ thiên nhiên.