Xây dựng cho bản thân những thói quen tốt ngay từ hôm nay sẽ đảm bảo cho bạn một cuộc sống khỏe mạnh trong 10, 20, hay 30 năm nữa. Cùng tìm hiểu 10 thói quen tốt giúp bạn khỏe mạnh hơn ở hiện tại và có sức khỏe lâu bền trong tương lai
1. Bỏ thuốc lá
Chúng ta đều biết rằng hút thuốc có hại cho sức khoẻ, nhưng nhiều người vẫn chưa thể từ bỏ được thuốc lá. Bỏ thuốc lá ngay từ hôm nay sẽ ảnh hưởng tích cực đến sức khỏe trong tương lại của bạn. Trong 5 năm sau khi bỏ thuốc, nguy cơ xuất huyết dưới màng não (subarachnoid hemorrhage) giảm xuống 59%. Trong 10 năm đối với nam giới và 5 năm đối với phụ nữ, nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường của bạn cũng sẽ giảm xuống xấp xỉ những người không hút thuốc. Những người hút thuốc có nguy cơ tử vong do ung thư phổi cao gấp 2,2 lần so với người bỏ thuốc.
2. Chỉ số BMI của bạn
Duy trì chỉ số khối cơ thể khỏe mạnh (BMI) có thể làm giảm nguy cơ mắc một số căn bệnh gây tử vong hàng đầu hiện nay. Theo Tổ chức Y tế Thế giới: Khi chỉ số BMI tăng lên, thì nguy cơ bệnh tật cũng tăng theo. Một số căn bệnh có liên quan đến thừa cân và béo phì bao gồm: tuổi thọ thấp, bệnh tim mạch, cao huyết áp, viêm xương khớp, một số loại ung thư và bệnh tiểu đường. Thực hiện một chế độ ăn lành mạnh và tập thể dục thường xuyên giúp bạn duy trì cân nặng lý tưởng và chỉ số BMI ở mức tốt. Bạn có thể tự tính BMI theo công thức dưới đây.
BMI = (tổng trọng lượng cơ thể) / (chiều cao x chiều cao).
Trong đó:
+ Trọng lượng cơ thể = kg
+ chiều cao = m
Sau khi có kết quả, so sánh với chỉ số khối BMI chuẩn dưới đây để biết được cơ thể mình đang ở mức nào.
3. Tình dục
Tình dục an toàn mang đến cho bạn rất nhiều lợi ích sức khỏe, bao gồm giảm bớt triệu chứng trầm cảm, giảm đau, làm giảm nguy cơ mắc ung thư tiền liệt tuyến… Những người có quan hệ tình dục 1-2 lần/ tuần được cho là có khả năng miễn dịch cao hơn 30% so với những người không có quan hệ tình dục.
4. Tránh sử dụng đồ uống có cồn
Dù bạn có tin hay không thì đồ uống có cồn khi được sử dụng với liều lượng hợp lý sẽ đem đến cho bạn những lợi ích sức khỏe nhất định, bao gồm cả giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Tuy nhiên việc lạm dụng rượu bia và đồ uống có cồn khiến bạn bị xơ gan, tổn thương tế bào cơ tim và tăng nguy cơ mắc một số căn bệnh ung thư. Mức độ sử dụng đồ uống có cồn hợp lý theo NIH định nghĩa là phụ nữ uống khoảng 10g rượu nguyên chất tương đương khoảng 12,5 ml một ngày, nam giới là 20g rượu nguyên chất tương đương 25 ml một ngày sẽ mang lại lợi ích tích cực đến tim mạch.
5. Tắt tivi
Một nghiên cứu năm 2015 cho thấy mối liên quan giữa thời gian xem tivi và tỷ lệ mắc bệnh. Theo nghiên cứu này khi tăng thời gian xem tivi cũng đồng nghĩa với việc tăng nguy cơ mắc các bệnh tim, ung thư, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, ung thư, tiểu đường, bệnh cúm, viêm phổi, bệnh Parkinson, bệnh gan và nguy cơ tự tử.
Hãy dành thời gian cho những hoạt động thể chất bên ngoài nhiều hơn thay vì ngồi ỳ một chỗ cùng chiếc tivi.
6. Đầu tư vào giấc ngủ
Theo National Sleep Foundation, người trưởng thành nên ngủ từ 7 đến 9 giờ mỗi đêm. Không đảm bảo được chất lượng và thời gian ngủ ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của bạn, làm tăng nguy cơ béo phì, cao huyết áp và giảm năng suất lao động.
7. Thể dục thể thao
Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), luyện tập ít nhất 150 phút mỗi tuần với các bài tập thể dục có nhịp điệu (aerobic) làm giảm nguy cơ bệnh tim, đột quỵ, tiểu đường type 2 và bệnh chuyển hóa. Một cuộc sống năng động cũng làm giảm nguy cơ ung thư đại tràng và ung thư vú.
8. Duy trì cân nặng khỏe mạnh
Tổ chức Y tế Thế giới WHO cho biết, thừa cân làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ, tiểu đường type 2, viêm xương khớp và một số loại ung thư. Giảm cân rõ ràng không phải là một nhiệm vụ đơn giản, và cần nhiều nỗ lực để duy trì một cân nặng hợp lý.
Bạn có thể tìm kiếm sự hỗ trợ của bác sỹ và các chuyên gia dinh dưỡng để có được những tư vấn khoa học, một chế độ ăn lành mạnh và những chương trình luyện tập hợp lý. Những thói quen sinh hoạt ăn uống khoa học bạn hoàn toàn có thể duy trì được sức khỏe.
9. Kiểm tra sức khỏe định kỳ
Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) cho biết việc khám sức khỏe định kỳ và nhận được sự chăm sóc sức khỏe thường xuyên trong suốt các giai đoạn của cuộc đời sẽ giúp bạn khỏe mạnh, phòng tránh và trì hoãn sự khởi phát bệnh tật, điều trị và hạn chế biến chứng của các căn bệnh hiện mắc.
Bạncần kiểm tra sức khỏe định kỳ nhưng những đối tượng có nguy cơ như phụ nữ ở độ tuổi 50 nên được khám sàng lọc ung thư vú, cũng như khám định kỳ mỗi 3 năm kể từ tuổi 21 (trừ khi bác sỹ có yêu cầu bạn thăm khám thường xuyên).
10. Hạn chế tiếp cận ánh nắng mặt trời
Tất cả chúng ta đều biết vitamin D cần thiết cho cơ thể, bạn có thể bổ sung vitamin D bằng cách tắm nắng vào khoảng thời gian sáng sớm hoặc chiều tối. Nếu bạn không có biện pháp phòng ngừa các tia UV có hại từ ánh nắng mặt trời trong khoảng thời gian từ 9 giờ sáng đến 15 giờ chiều mỗi ngày, bạn sẽ có nguy cơ bị ung thư da. Ánh nắng mặt trời cũng có thể gây nên những tổn thương cho da, làm cho bạn trông già hơn cả 10 tuổi.