Dù gặp chút rung lắc, nhưng với sự dẫn dắt của nhóm cổ phiếu ngân hàng, VN-Index vẫn giữ vững đà tăng trong phiên sáng nay với thanh khoản tốt.Phiên giao dịch đáng nhớ hôm qua ghi nhận nỗ lực rất lớn của thị trường, khi đã chính thức vượt ngưỡng cản khó chịu 1.130 điểm trong suốt gần ba tuần qua, mà mỗi lần thử thách trước đó VN-Index đều thất bại, thậm chí có những phiên còn khá thảm, khi mất điểm khá lớn khi đóng cửa.
Trong phiên hôm qua, động lực chính của thị trường có thể thấy rõ là cổ phiếu CTG tạo cảm hứng rất lớn đến tâm lý nhà đầu tư, khi tăng mạnh cả về điểm số và thanh khoản, đã kéo nhóm cổ phiếu đang có những thông tin tích cực là Midcap chuyển mình, tăng rất mạnh, nhiều mã tăng trần đi kèm thanh khoản tốt.
Tuy nhiên, tín hiệu tích cực này vẫn đủ thuyết phục một số công ty chứng khoán. Cụ thể, BSC cho rằng, rủi ro vẫn còn tồn tại khi sự phân hóa có xu hướng lan rộng và thanh khoản chưa thực sự đột phá.
Trong khi FPTS có cái nhìn lạc quan hơn với nhận định rằng, kỳ vọng của nhà đầu tư đang được cải thiện và điều này có thể sẽ giúp thị trường bình ổn hơn khi diễn ra hoạt động cơ cấu của các ETFs vào cuối tuần…
Bước sang phiên sáng nay (14-3), VN-Index leo một mạch gần 10 điểm, vọt qua ngưỡng 1.040 điểm nhanh chóng, nhờ hàng loạt các Midcap, bluechip là điểm sáng hôm qua vẫn được nhà đầu tư mua mạnh như STB, SBT, MBB, ASM, KBC… cùng màu xanh ngay từ khi mở cửa của nhiều cổ phiếu vốn hóa lớn, và nhóm cổ phiếu ngân hàng hoạt động trơn tru, với điểm sáng là ba mã lớn VCB, CTG, BID.
Tuy nhiên, sau hơn một giờ giao dịch, nhóm cổ phiếu thanh khoản lớn bắt đầu có dấu hiệu bị chốt lời nhẹ, đà tăng bị hãm lại dần, hầu hết chỉ còn nhích nhẹ hơn mức giá mở cửa, VN-Index theo đó cũng đi xuống từ từ, mất mốc 1.140 điểm.
Độ rộng thị trường cũng bị thu hẹp khi các sắc đỏ đang tăng lên. Nhóm VN30, những mã mất điểm đang có một vài mã lớn như SAB, GAS, ROS, đang là tác nhân kéo lùi chỉ số..
Tương chừng VN-Index bị đẩy về dưới tham chiếu, thì với sự hỗ trợ của nhóm ngân hàng, cùng lực cầu tốt tại nhiều mã midcap khác giúp VN-Index vẫn giữ vững được đà tăng.
Chốt phiên sáng, sàn HoSE có 129 mã tăng và 139 mã giảm, VN-Index tăng 4,84 điểm (+0,43%), lên 1.138,15 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 153,1 triệu đơn vị, giá trị 4.226,79 tỉ đồng, tăng 14,7% về khối lượng và 16% về giá trị so với phiên sáng hôm qua. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp hơn 10,4 triệu đơn vị, giá trị 248,1 tỉ đồng.
Trong 20 mã thanh khoản tốt nhất sàn, có trên 2 triệu đơn vị khớp lệnh thì có 17 mã tăng, trong khi giảm điểm chỉ còn ở IDI do gặp áp lực chốt lời và HQC, cùng SSI đứng tham chiếu.
Nhóm cổ phiếu ngân hàng trên HoSE đồng loạt tăng và thanh khoản được cải thiện so với phiên sáng hôm qua, chỉ duy nhất có VPB đứng tham chiếu ở mức 64.200 đồng/cổ phiếu, khớp 1,62 triệu đơn vị.
Còn lại, STB tăng 0,6% lên 16.200 đồng/cổ phiếu, khớp 9,57 triệu đơn vị; CTG tăng 0,6% lên 35.900 đồng/cổ phiếu, khớp 5,72 triệu đơn vị; MBB tăng 1,4% lên 35.200 đồng/cổ phiếu, khớp 5,5 triệu đơn vị; VCB tăng 2,4% lên 73.700 đồng/cổ phiếu, khớp 2,96 triệu đơn vị; BID tăng 0,3% lên 39.300 đồng/cổ phiếu, khớp 1,33 triệu đơn vị, EIB tăng 0,67%, lên 15.100 đồng. Đặc biệt, sau năm phiên lình xình quanh ngưỡng 42.500 đồng, HDB đã có phiên tăng mạnh 3,9% lên 43.950 đồng/cổ phiếu, khớp 4,13 triệu đơn vị. Đây là cổ phiếu tăng tốt nhất nhóm ngân hàng trên sàn HoSE sáng nay.
Nhóm 10 cổ phiếu vốn hóa lớn nhất thị trường ngoài VCB, CTG, BID cũng đa số tăng điểm như VNM tăng 1,7% lên 213.500 đồng/cổ phiếu, khớp hơn 800.000 đơn vị; VIC tăng 0,4% lên 103.000 đồng/cổ phiếu, khớp hơn 1 triệu đơn vị; GAS tăng 1% lên 116.200 đồng/cổ phiếu.
Mã giảm lớn nhất là VRE, khi mất 2,9% xuống 54.200 đồng/cổ phiếu, khớp 2,22 triệu đơn vị; SAB giảm 2% xuống 212.700 đồng/cổ phiếu; MSN giảm nhẹ 0,3% xuống 94.700 đồng/cổ phiếu.
Nhóm VN30 đáng kể nhất ngoài những mã ngân hàng thì có SBT, NVL, REE, BMP, đặc biệt là SBT khi duy trì hiệu ứng tích cực từ thông tin mua hơn 83 triệu cổ phiếu quỹ.
Chốt phiên tăng mạnh 5% lên 19.050 đồng/cổ phiếu, khớp lệnh hơn 10,8 triệu đơn vị, dẫn đầu thanh khoản sàn HoSE.
BMP cũng tăng khá tốt khi cộng thêm 3,8% lên 78.500 đồng/cổ phiếu; NVL tăng 0,1% lên 78.900 đồng/cổ phiếu, khớp 2,6 triệu đơn vị; REE tăng 2,5% lên 40.900 đồng/cổ phiếu, khớp 196 triệu đơn vị.
Ngược lại, nhóm cổ phiếu giảm điểm tiếp tục góp mặt CTD, ROS, VJC, FPT, HSG, CII, BVH, NT2…
Trong đó, CTD giảm 1,6% xuống 169.100 đồng/cổ phiếu; ROS giảm 0,7% xuống 137.600 đồng/cổ phiếu; VJC giảm 0,4% xuống 205.100 đồng/cổ phiếu; FPT giảm 1% xuống 59.500 đồng/cổ phiếu, khớp hơn 1,1 triệu đơn vị, cao nhất trong những mã giảm; HSG cũng có hơn 1 triệu đơn vị khớp lệnh, giảm 1,9% xuống 23.800 đồng/cổ phiếu…
Nhóm cổ phiếu thị trường có thanh khoản tốt cũng đa số tăng điểm như HAG, FLC, ASM, SCR, HAR, HNG, QCG, EVG, DLG, HAI, trong đó QCG còn tăng lịch trần.
Khớp lệnh tốt nhất là HAG và FLC khi lần lượt có 8,5 triệu và 6,8 triệu đơn vị. Các mã khác có từ 800.000 đến 4,8 triệu đơn vị khớp lệnh.
Giảm điểm nhóm cổ phiếu thị trường có IDI, HQC, TLD. Trong đó, IDI sau bốn phiên tăng liên tiếp đã bị chốt lời, giảm 1,5% xuống 15.900 đồng/cổ phiếu, khớp hơn 4,38 triệu đơn vị.
TLD còn thảm hơn, sau bảy phiên tăng liên tiếp trong đó có sáu phiên tăng trần đã bị bán mạnh trong phiên sáng nay, chốt phiên giảm xuống mức giá sàn, mất 6,8% xuống 21.900 đồng/cổ phiếu, khớp hơn 1 triệu đơn vị.
Trên sàn HNX, đà tăng của HNX-Index được duy trì khá tốt, nhưng khi leo lên ngưỡng 130,55 điểm, chỉ số này bị đẩy lùi khá mạnh trở lại về cuối phiên.
Chốt phiên sáng, HNX-Index tăng 0,51 điểm (+0,39%), lên 130,17 điểm với 62 mã tăng và 84 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 48,4 triệu đơn vị, giá trị 796 tỉ đồng, tăng 74% về khối lượng và 76% về giá trị so với phiên sáng qua. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp rất khiêm tốn, chỉ gần 0,3 triệu đơn vị, hơn 1 tỉ đồng.
Việc HNX-Index bị đẩy lùi khá mạnh cuối phiên là do ACB đảo chiều đóng cửa trong sắc đỏ và cũng là mức giá thấp nhất phiên.
Cụ thể, chốt phiên sáng, ACB giảm 0,2%, xuống 49.100 đồng với hơn 2 triệu đơn vị được khớp. Trong phiên, có lúc mã này đã lên mức 51.000 đồng.
Trong khi đó, trái ngược với áp lực chốt lời mạnh tại ACB, SHB lại nhận được lực cầu tốt để đóng cửa tăng mạnh 3,94%, đóng cửa ở mức cao nhất phiên 13.200 đồng với 23,44 triệu đơn vị được khớp, cao nhất sàn.
Ngoài ra, đà tăng của HNX-Index bị hãm lại còn do PVS giảm 2,58%, xuống 22.700 đồng với 3,69 triệu đơn vị được khớp, VCS giảm 0,16%, xuống 248.000 đồng, VCG giảm 1,22%, xuống 24.200 đồng.
Trong khi đó, sắc xanh được duy trì ngoài SHB còn có sự góp sức của VGC tăng 1,73%, lên 23.500 đồng, PVI tăng mạnh 8,29%, lên 41.800 đồng, NTP tăng 1,23%, lên 65.800 đồng và một số mã chứng khoán.
Nhóm cổ phiếu nhỏ trên sàn HNX sáng nay khá yên ắng khi giao dịch lình xình với thanh khoản thấp.
Trên UPCoM, chỉ số UPCoM-Index lại giằng co quanh tham chiếu và may mắn có được sắc xanh khi chốt phiên dù số mã giảm vẫn chiếm ưu thế.
Chốt phiên sáng, UPCoM-Index tăng 0,06 điểm (+0,1%), lên 61,31 điểm với 66 mã tăng trong khi có 71 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 14 triệu đơn vị, giá trị 328 tỉ đồng, tăng 69% về khối lượng và 101,6% về giá trị so với phiên trước. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp khiêm tốn khi chỉ có 0,15 triệu đơn vị, giá trị 3 tỉ đồng.
Các mã lớn mới lên sàn tiếp tục là lực cản của thị trường khi BSR, POW đóng cửa trong sắc đỏ, còn OIL cũng chỉ cầm cự được ở mức tham chiếu. Điểm tích cực là các mã này đều có thanh khoản tốt.
Cụ thể, BSR giảm 5,36%, xuống 26.500 đồng với 3,33 triệu đơn vị được khớp, POW giảm 1,57%, xuống 17.000 đồng với 2,87 triệu đơn vị, OIL đứng ở tham chiếu 22.900 đồng với 0,76 triệu đơn vị.
Giảm giá còn có HVN, VGT, MSR, ACV, LTG, QNS, SDI, KLS, trong khi ba mã ngân hàng là LPB, VIB và BAB lại giá, hỗ trợ tốt cho thị trường, nhất là VIB với mức tăng 8,52%, lên 42.000 đồng.
- Theo ĐTCK
Phiên giao dịch đáng nhớ hôm qua ghi nhận nỗ lực rất lớn của thị trường, khi đã chính thức vượt ngưỡng cản khó chịu 1.130 điểm trong suốt gần ba tuần qua, mà mỗi lần thử thách trước đó VN-Index đều thất bại, thậm chí có những phiên còn khá thảm, khi mất điểm khá lớn khi đóng cửa.
Trong phiên hôm qua, động lực chính của thị trường có thể thấy rõ là cổ phiếu CTG tạo cảm hứng rất lớn đến tâm lý nhà đầu tư, khi tăng mạnh cả về điểm số và thanh khoản, đã kéo nhóm cổ phiếu đang có những thông tin tích cực là Midcap chuyển mình, tăng rất mạnh, nhiều mã tăng trần đi kèm thanh khoản tốt.
Tuy nhiên, tín hiệu tích cực này vẫn đủ thuyết phục một số công ty chứng khoán. Cụ thể, BSC cho rằng, rủi ro vẫn còn tồn tại khi sự phân hóa có xu hướng lan rộng và thanh khoản chưa thực sự đột phá.
Trong khi FPTS có cái nhìn lạc quan hơn với nhận định rằng, kỳ vọng của nhà đầu tư đang được cải thiện và điều này có thể sẽ giúp thị trường bình ổn hơn khi diễn ra hoạt động cơ cấu của các ETFs vào cuối tuần…
Bước sang phiên sáng nay (14-3), VN-Index leo một mạch gần 10 điểm, vọt qua ngưỡng 1.040 điểm nhanh chóng, nhờ hàng loạt các Midcap, bluechip là điểm sáng hôm qua vẫn được nhà đầu tư mua mạnh như STB, SBT, MBB, ASM, KBC… cùng màu xanh ngay từ khi mở cửa của nhiều cổ phiếu vốn hóa lớn, và nhóm cổ phiếu ngân hàng hoạt động trơn tru, với điểm sáng là ba mã lớn VCB, CTG, BID.
Tuy nhiên, sau hơn một giờ giao dịch, nhóm cổ phiếu thanh khoản lớn bắt đầu có dấu hiệu bị chốt lời nhẹ, đà tăng bị hãm lại dần, hầu hết chỉ còn nhích nhẹ hơn mức giá mở cửa, VN-Index theo đó cũng đi xuống từ từ, mất mốc 1.140 điểm.
Độ rộng thị trường cũng bị thu hẹp khi các sắc đỏ đang tăng lên. Nhóm VN30, những mã mất điểm đang có một vài mã lớn như SAB, GAS, ROS, đang là tác nhân kéo lùi chỉ số..
Tương chừng VN-Index bị đẩy về dưới tham chiếu, thì với sự hỗ trợ của nhóm ngân hàng, cùng lực cầu tốt tại nhiều mã midcap khác giúp VN-Index vẫn giữ vững được đà tăng.
Chốt phiên sáng, sàn HoSE có 129 mã tăng và 139 mã giảm, VN-Index tăng 4,84 điểm (+0,43%), lên 1.138,15 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 153,1 triệu đơn vị, giá trị 4.226,79 tỉ đồng, tăng 14,7% về khối lượng và 16% về giá trị so với phiên sáng hôm qua. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp hơn 10,4 triệu đơn vị, giá trị 248,1 tỉ đồng.
Trong 20 mã thanh khoản tốt nhất sàn, có trên 2 triệu đơn vị khớp lệnh thì có 17 mã tăng, trong khi giảm điểm chỉ còn ở IDI do gặp áp lực chốt lời và HQC, cùng SSI đứng tham chiếu.
Nhóm cổ phiếu ngân hàng trên HoSE đồng loạt tăng và thanh khoản được cải thiện so với phiên sáng hôm qua, chỉ duy nhất có VPB đứng tham chiếu ở mức 64.200 đồng/cổ phiếu, khớp 1,62 triệu đơn vị.
Còn lại, STB tăng 0,6% lên 16.200 đồng/cổ phiếu, khớp 9,57 triệu đơn vị; CTG tăng 0,6% lên 35.900 đồng/cổ phiếu, khớp 5,72 triệu đơn vị; MBB tăng 1,4% lên 35.200 đồng/cổ phiếu, khớp 5,5 triệu đơn vị; VCB tăng 2,4% lên 73.700 đồng/cổ phiếu, khớp 2,96 triệu đơn vị; BID tăng 0,3% lên 39.300 đồng/cổ phiếu, khớp 1,33 triệu đơn vị, EIB tăng 0,67%, lên 15.100 đồng. Đặc biệt, sau năm phiên lình xình quanh ngưỡng 42.500 đồng, HDB đã có phiên tăng mạnh 3,9% lên 43.950 đồng/cổ phiếu, khớp 4,13 triệu đơn vị. Đây là cổ phiếu tăng tốt nhất nhóm ngân hàng trên sàn HoSE sáng nay.
Nhóm 10 cổ phiếu vốn hóa lớn nhất thị trường ngoài VCB, CTG, BID cũng đa số tăng điểm như VNM tăng 1,7% lên 213.500 đồng/cổ phiếu, khớp hơn 800.000 đơn vị; VIC tăng 0,4% lên 103.000 đồng/cổ phiếu, khớp hơn 1 triệu đơn vị; GAS tăng 1% lên 116.200 đồng/cổ phiếu.
Mã giảm lớn nhất là VRE, khi mất 2,9% xuống 54.200 đồng/cổ phiếu, khớp 2,22 triệu đơn vị; SAB giảm 2% xuống 212.700 đồng/cổ phiếu; MSN giảm nhẹ 0,3% xuống 94.700 đồng/cổ phiếu.
Nhóm VN30 đáng kể nhất ngoài những mã ngân hàng thì có SBT, NVL, REE, BMP, đặc biệt là SBT khi duy trì hiệu ứng tích cực từ thông tin mua hơn 83 triệu cổ phiếu quỹ.
Chốt phiên tăng mạnh 5% lên 19.050 đồng/cổ phiếu, khớp lệnh hơn 10,8 triệu đơn vị, dẫn đầu thanh khoản sàn HoSE.
BMP cũng tăng khá tốt khi cộng thêm 3,8% lên 78.500 đồng/cổ phiếu; NVL tăng 0,1% lên 78.900 đồng/cổ phiếu, khớp 2,6 triệu đơn vị; REE tăng 2,5% lên 40.900 đồng/cổ phiếu, khớp 196 triệu đơn vị.
Ngược lại, nhóm cổ phiếu giảm điểm tiếp tục góp mặt CTD, ROS, VJC, FPT, HSG, CII, BVH, NT2…
Trong đó, CTD giảm 1,6% xuống 169.100 đồng/cổ phiếu; ROS giảm 0,7% xuống 137.600 đồng/cổ phiếu; VJC giảm 0,4% xuống 205.100 đồng/cổ phiếu; FPT giảm 1% xuống 59.500 đồng/cổ phiếu, khớp hơn 1,1 triệu đơn vị, cao nhất trong những mã giảm; HSG cũng có hơn 1 triệu đơn vị khớp lệnh, giảm 1,9% xuống 23.800 đồng/cổ phiếu…
Nhóm cổ phiếu thị trường có thanh khoản tốt cũng đa số tăng điểm như HAG, FLC, ASM, SCR, HAR, HNG, QCG, EVG, DLG, HAI, trong đó QCG còn tăng lịch trần.
Khớp lệnh tốt nhất là HAG và FLC khi lần lượt có 8,5 triệu và 6,8 triệu đơn vị. Các mã khác có từ 800.000 đến 4,8 triệu đơn vị khớp lệnh.
Giảm điểm nhóm cổ phiếu thị trường có IDI, HQC, TLD. Trong đó, IDI sau bốn phiên tăng liên tiếp đã bị chốt lời, giảm 1,5% xuống 15.900 đồng/cổ phiếu, khớp hơn 4,38 triệu đơn vị.
TLD còn thảm hơn, sau bảy phiên tăng liên tiếp trong đó có sáu phiên tăng trần đã bị bán mạnh trong phiên sáng nay, chốt phiên giảm xuống mức giá sàn, mất 6,8% xuống 21.900 đồng/cổ phiếu, khớp hơn 1 triệu đơn vị.
Trên sàn HNX, đà tăng của HNX-Index được duy trì khá tốt, nhưng khi leo lên ngưỡng 130,55 điểm, chỉ số này bị đẩy lùi khá mạnh trở lại về cuối phiên.
Chốt phiên sáng, HNX-Index tăng 0,51 điểm (+0,39%), lên 130,17 điểm với 62 mã tăng và 84 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 48,4 triệu đơn vị, giá trị 796 tỉ đồng, tăng 74% về khối lượng và 76% về giá trị so với phiên sáng qua. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp rất khiêm tốn, chỉ gần 0,3 triệu đơn vị, hơn 1 tỉ đồng.
Việc HNX-Index bị đẩy lùi khá mạnh cuối phiên là do ACB đảo chiều đóng cửa trong sắc đỏ và cũng là mức giá thấp nhất phiên.
Cụ thể, chốt phiên sáng, ACB giảm 0,2%, xuống 49.100 đồng với hơn 2 triệu đơn vị được khớp. Trong phiên, có lúc mã này đã lên mức 51.000 đồng.
Trong khi đó, trái ngược với áp lực chốt lời mạnh tại ACB, SHB lại nhận được lực cầu tốt để đóng cửa tăng mạnh 3,94%, đóng cửa ở mức cao nhất phiên 13.200 đồng với 23,44 triệu đơn vị được khớp, cao nhất sàn.
Ngoài ra, đà tăng của HNX-Index bị hãm lại còn do PVS giảm 2,58%, xuống 22.700 đồng với 3,69 triệu đơn vị được khớp, VCS giảm 0,16%, xuống 248.000 đồng, VCG giảm 1,22%, xuống 24.200 đồng.
Trong khi đó, sắc xanh được duy trì ngoài SHB còn có sự góp sức của VGC tăng 1,73%, lên 23.500 đồng, PVI tăng mạnh 8,29%, lên 41.800 đồng, NTP tăng 1,23%, lên 65.800 đồng và một số mã chứng khoán.
Nhóm cổ phiếu nhỏ trên sàn HNX sáng nay khá yên ắng khi giao dịch lình xình với thanh khoản thấp.
Trên UPCoM, chỉ số UPCoM-Index lại giằng co quanh tham chiếu và may mắn có được sắc xanh khi chốt phiên dù số mã giảm vẫn chiếm ưu thế.
Chốt phiên sáng, UPCoM-Index tăng 0,06 điểm (+0,1%), lên 61,31 điểm với 66 mã tăng trong khi có 71 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 14 triệu đơn vị, giá trị 328 tỉ đồng, tăng 69% về khối lượng và 101,6% về giá trị so với phiên trước. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp khiêm tốn khi chỉ có 0,15 triệu đơn vị, giá trị 3 tỉ đồng.
Các mã lớn mới lên sàn tiếp tục là lực cản của thị trường khi BSR, POW đóng cửa trong sắc đỏ, còn OIL cũng chỉ cầm cự được ở mức tham chiếu. Điểm tích cực là các mã này đều có thanh khoản tốt.
Cụ thể, BSR giảm 5,36%, xuống 26.500 đồng với 3,33 triệu đơn vị được khớp, POW giảm 1,57%, xuống 17.000 đồng với 2,87 triệu đơn vị, OIL đứng ở tham chiếu 22.900 đồng với 0,76 triệu đơn vị.
Giảm giá còn có HVN, VGT, MSR, ACV, LTG, QNS, SDI, KLS, trong khi ba mã ngân hàng là LPB, VIB và BAB lại giá, hỗ trợ tốt cho thị trường, nhất là VIB với mức tăng 8,52%, lên 42.000 đồng.
- Theo ĐTCK