Bay – một giấc mơ từ những ngày xa xưa nhất của nhân loại. Sau nhiều nỗ lực bí hiểm, hoành tráng và phi thường, giấc mơ đó cuối cùng đã thành sự thật vào thế kỷ thứ XVIII. Những “cuộc thử nghiệm khí cầu” đầu tiên đã chống lại lực hút trái đất thành công.
Lòng dũng cảm, tài năng và một chút điên rồ đã thắp lửa cho những người đi bằng khinh khí cầu mà được biết trong tiếng Pháp là aérostiers. Trong kích thước nhỏ nhoi của mặt số đồng hồ, những nghệ nhân chạm khắc bậc thầy của Maison đã thực hiện được một kỳ tích đích thực: tái hiện trung thành nhất mô hình thu nhỏ của năm chuyến bay đầu tiên được thực hiện ở Pháp vào những năm 1783-1784. Những trái khinh khí cầu bằng vàng được chạm khắc tinh xảo bằng tay nổi lên trên bề mặt tráng men bằng kỹ thuật plique-à-jour xuyên sáng, với thời gian được hiển thị bởi nhịp đập của động cơ Calibre 2460G4/1.
Vacheron Constantin khám phá những chân trời sáng tạo bằng câu chuyện phi thường về những kẻ viễn chinh trên bầu trời vô tận. Bên cạnh kỹ thuật chạm trổ pounced ornament, những mặt số còn được tô điểm bằng kỹ thuật tráng men plique-à-jour, một bộ môn thủ công rất hiếm lần đầu tiên sử dụng bởi Maison. Đó là sự tiếp nối tự nhiên trong việc duy trì sự xuất sắc về mỹ thuật và kỹ thuật được dung dưỡng bởi Vacheron Constantin. BST Métiers d’Art Les Aérostiers mới kết hợp những kỳ tích mỹ thuật với bí kíp kỹ thuật khi sử dụng Calibre 2460 G4/1 của riêng nhà Vacheron Constantin: một bộ chuyển động nguyên bản cho phép tích hợp mượt mà những chức năng biểu thị trên các đĩa khác nhau.
Những trái bóng vàng được gia công bằng kỹ thuật pounced ornament
Những nghệ nhân chạm khắc bậc thầy của xưởng Vacheron Constantin đã nhận một thách thức thực sự: làm phồng những bản vẽ hai chiều nguyên gốc, và làm màu các chi tiết bằng những hiệu ứng hoàn thiện. Mỗi chiếc khinh khí cầu cần tới ba tuần để hoàn thiện nhằm tái hiện lại toàn bộ các chi tiết trang trí tinh tế của phiên bản gốc. Bởi vậy, các mặt số là sự kết hợp của một bức tranh thu nhỏ tinh xảo với rất nhiều những motif khác thường.
Kỹ thuật rập pounced ornament bao gồm một tổ hợp các công đoạn nhằm loại bỏ khối vật chất để tạo hình những hiệu ứng lập thể. Quy trình không thể đảo lộn này yêu cầu cách xử lý vô cùng tinh tế. Người nghệ nhân chạm khắc bậc thầy làm phồng các chi tiết bằng kỹ thuật khắc đồng bằng ngòi khô, trước khi thực hiện điêu khắc hàng loạt và tạo ra một hiệu ứng tròn tinh tế khác biệt. Công đoạn này dùng để cắt quả khinh khí cầu và giỏ, cũng như các đoạn dây thừng. Những con dao khắc được mài sắc rất nhiều lần để đạt được sự sắc sảo cao nhất. Mức độ hoàn thiện trở nên vô cùng tinh xảo, từ những chi tiết nhỏ nhất trong tạo hình nhân vật, con vật và hơn hết là chi tiết trang trí tỉ mỉ của những trái khinh khí cầu. Những nghệ nhân đã sử dụng phương pháp và công cụ riêng của họ: những viên đá nhỏ, cọ, giấy và cây giũa. Những hiệu ứng ánh sáng trên những kết cấu bằng vàng khác nhau ảnh hưởng tới cảm nhận thị giác của bề mặt.
Ma thuật màu sắc của kỹ thuật tráng men plique-à-jour
Trên mặt số của những chiếc đồng hồ từ BST Métiers d’Art Les Aérostiers, xuất hiện lớp nền xuyên sáng có màu xanh da trời, xanh thẫm, xanh ngọc lam, nâu hay đỏ burgundy, gợi mở những suy tư về một bầu trời tuyệt đẹp. Đây là lần đầu tiên Vacheron Constantin sử dụng kỹ thuật được thuần thục bởi rất ít nghệ nhân tráng men còn lại trên thế giới. Bố cục của nó gần giống với kỹ thuật tráng men viền ô cloisonné; nhưng không sử dụng lớp nền, và do đó, nó tạo cảm giác rất giống với những ô kính màu trong nhà thờ. Sự hài hòa giữa những sắc thái khác nhau của màu là điều cực kỳ tinh tế, cũng như những vạch chia tách được đánh bóng giữa những ô màu.
Những sắc độ nổi bật của màu trong mỗi tạo tác được thể hiện trên những đĩa biểu thị chức năng, và hài hòa với dây đeo. Vành trong của vòng đệm đóng khuôn diện tích tráng men được khắc bởi motif lấy cảm hứng từ sợi dây thừng trong khinh khí cầu, bằng vàng 3N, 4N hoặc 5N tùy theo từng model.
Sự quyến rũ đầy mê hoặc của một động cơ kỹ thuật cao cấp
Hiệu ứng xuyên thấu của kỹ thuật tráng men plique-à-jour cho phép nhìn thấy hộp số và đĩa của Calibre 2460 G4/1. Calibre tự lên cót đặc biệt này cho phép thể hiện các chức năng hiển thị mà không cần đến kim chỉ. Kiểu hiển thị bằng đĩa được hé lộ cực kỳ thông minh qua những cửa sổ xung quanh vành mặt số, giữa những đường lượn sóng của các ô tráng men plique-à-jour. Giờ, phút, thứ và ngày được hiển thị bằng bốn đĩa: hoạt động theo hai cơ chế lần lượt: kéo và nhảy. Calibre này được hoàn thiện theo tiêu chuẩn cao nhất của ngành chế tạo đồng hồ, và có thể nhìn thấy qua nắp lưng trong suốt. Con lắc dao động bằng vàng có hình vòm và được chạm khắc đặc biệt dành riêng cho BST này, gợi nhớ hình tròn của khinh khí cầu.
Năm chuyến bay… và nhiều câu chuyện được khắc trên vàng
Khoa học, phép thuật và những giấc mơ: bộ sưu tập Métiers d’Art Les Aérostiers khắc họa những kinh nghiệm ly kỳ của năm chuyến bay lịch sử được thực hiện tại Pháp, đất nước đi tiên phong trong lĩnh vực này. Vào cuối thế kỷ 18, những kỳ tích phi thường này đã mê hoặc hoàng gia và những đám đông.
1. Métiers d’Art Les Aérostiers – Versailles 1783
Một chiếc khinh khí cầu, được thiết kế bởi Étienne de Montgolfier, đã bay lên không trung lần đầu tiên. “Thử nghiệm khinh khí cầu” này mang theo một chú cừu, một con gà trống và một con vịt. Sự tồn tại của những con vật này giúp cho người điều khiển kiểm định lượng oxygen tại một độ cao nhất định. Được khắc bằng vàng trắng, giỏ và những sợi dây thừng đang lơ lửng, bị hư hỏng nhẹ khi hạ cánh, được khắc họa một cách hoàn hảo bên dưới trái khinh khí cầu bằng vàng 5N sang trọng.
2. Métiers d’Art Les Aérostiers – Paris 1783
Chuyến bay chở người đầu tiên cất cánh lên không trung. Đặt chân trong chuyến bay khinh khí cầu được thiết kế bởi Étienne de Montgolfier lần này là hai nhà “du hành bầu trời”, được điêu khắc tinh xảo trên mặt số. Đối lập với nền trời xanh tráng men plique-à-jour, quả khinh khí cầu này được làm bằng vàng hồng và trắng nguy nga được chạm khắc mặt trời, các chòm sao, biểu tượng hoàng gia fleurs de lys, vòng hoa chiến thắng, huy hiệu và một chú đại bàng đang sải cánh.
3. Métiers d’Art Les Aérostiers – Paris 1784
Nhà khinh khí cầu Blanchard đã tưởng tượng tới một hệ thống chỉ quỹ đạo bay của khinh khí cầu. Hệ thống thiên tài này gồm những đôi cánh nhằm phục vụ mục tiêu này có thể được nhìn thấy rõ ràng trên mặt số. Mặc dù điểm hạ cánh thực tế cách khá xa điểm xác định ban đầu, nhưng chuyến bay này đã tạo cảm hứng cho những nhà phát triển và nhà khinh khí cầu khác thực hiện các nỗ lực thành công hơn sau này.
4. Métiers d’Art Les Aérostiers – Bordeaux 1784
Cả nước Pháp thời điểm này đều góp phần vào cuộc viễn chinh phi thường trên những bầu trời. Chuyến bay này, được thực hiện tại Bordeaux với ba nhà chinh phục, đã minh chứng cho những gì đang xảy ra trong kỷ nguyên này. Tái hiện trong các chi tiết điển hình trên mặt số, chiếc khinh khí cầu mang những chất liệu và vật trang trí huy hoàng, tạo nên một khung cảnh kỳ bí.
5. Métiers d’Art Les Aérostiers – Bagnols 1785
Mười ngàn người đã chào đón chuyến bay này với một tràng pháo tay vang trời. Giỏ bằng vàng vàng và vàng trắng thanh lịch xuất hiện trên nền tráng men plique-à-jour với nhiều sắc độ xanh khác nhau. Phần trên của khinh khí cầu được phủ màu bằng kỹ thuật mạ tĩnh điện. Bảy năm sau, vải canvas may chiếc khinh khí cầu này được may thành quần áo cho những tình nguyện viên đảng Cộng hòa.
Bộ sưu tập Métiers d’Art Les Aérostiers đã thể hiện những chuyến hành trình vào bầu trời, minh chứng cho một thời kỳ sống động cho giấc mơ chinh phục. Được thể hiện xuất sắc bởi những nghệ nhân bậc thầy của Vacheron Constantin, năm chuyến bay được sản xuất với số lượng giới hạn năm chiếc cho mỗi phiên bản có đánh số thứ tự.
- A.D