Vừa qua, bảo tàng Grand Palais là nơi tổ chức hai buổi triển lãm với tên gọi Jardins (Khu vườn) và Từ hoàng đế Mughals vĩ đại đến các quốc vương Ấn Độ: Trang sức từ BST nữ trang Al Thani. Theo đó, BST Cartier cũng sẽ được trình lãm tại đây với chủ đề chính xoay quanh Phong cách và Lịch sử trong năm 2013-2014.
Buổi triển lãm Jardins (Khu vườn)
Tại buổi triển lãm Jardins, lịch sử nghệ thuật của các công viên, khuôn viên và khu vườn được nghiên cứu qua vô số tác phẩm từ tranh vẽ đến điêu khắc, từ ảnh chụp đến các chế tác cổ xưa. Viên Laurent Le Bon đã chọn ra từ BST Cartier 17 hiện vật có thể phác họa được vẻ thơ mộng của thế giới tự nhiên một cách chân thực nhất. Hoa lá nghiễm nhiên là một phần không thể thiếu trong từ điển của Cartier và cũng là một trong những chủ đề yêu thích nhất của các nhà chế tác nữ trang Cartier.
Bộ sưu tập Cartier tại buổi triển lãm Jardins bao gồm ghim cài áo hình bông hoa đính kim cương, ghim cài áo hình cây dương xỉ, bộ ghim cài áo và hoa tai làm từ vàng và gỗ.
BST nữ trang Al Thani
BST nữ trang Al Thani là một cuộc hành trình đến cái nôi của truyền thống nữ trang Ấn Độ. Trưng bày hơn 270 hiện vật từ BST Al Thani đến các sản phẩm thuộc BST riêng bao gồm BST Cartier. Cuộc triển lãm xoay quanh lịch sử phát triển trang sức, từ việc kết hợp ảnh vẽ minh họa và các loại đá quý, kim cương từ thời kỳ hoàng đế Mughals đến nay.
Với sự hòa nhập giữa không gian và ánh sáng, buổi triển lãm đưa người xem đi qua hai hành trình chính: nghệ thuật tinh vi của nền văn hóa Mughals Ấn Độ và sự chuyển giao giữa Ấn Độ và châu Âu từ thời kỳ Phục hưng.
Hành trình đầu tiên là BST Cartier với set dây chuyền (chỉ sử dụng cho các nghi lễ) của quốc vương Ấn Độ Patiala với 2.930 viên kim cương nặng gần 1.000 carat và vòng cổ chocker bạch kim đính 7 viên kim cương vàng nhạt; sợi dây chuyền Hindu của Cartier được đặt làm riêng cho bậc thầy thời trang Daisy Fellowes.
Hành trình còn lại được phô diễn qua BST Al Thani gồm các loại trang sức khác vừa cổ điển vừa đương đại như viên ngọc lục bảo The Taj Mahal có trọng lượng 141,1 carat; vòng cổ The Nawanagar Ruby và vật trang trí nổi tiếng với tên gọi Tiger Eye đính kim cương nặng 61,5 carat.