Có một bụi chuối, hàng tre, một cây cau vươn trên nền trời vời vợi, nơi đó có cô thôn nữ đang giặt áo bên sông, thấp thoáng nơi xa là chùa Một Cột, là tháp Rùa cổ kính, là vịnh Hạ Long soi bóng dưới mây trời… Khung cảnh làng quê thanh bình ấy được thể hiện tinh tế trong Hồn Việt, khơi gợi và làm thăng hoa những cung bậc cảm xúc về đất nước mến yêu…
Ông Lý Ngọc Minh, tác giả của bộ sưu tập kể: để tạo ra một tác phẩm đẹp mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc ông phải thực hiện từng bước bộ sản phẩm này và chia ra thành hai phần đó là phần hình thể (kiểu dáng sản phẩm) và phần hồn (hoa văn sản phẩm) để tìm ý tưởng về một bộ sản phẩm vừa mang đậm chất Việt Nam nhưng phải vừa cổ kính lại hiện đại mang tầm quốc tế là điều không dễ chính vì thế ông đã mất bảy năm để nghiên cứu tư liệu, xuôi ngược từ Nam ra Bắc để trực tiếp ngắm nhìn, kia Quốc Tử Giám, đây thành nội, chùa Một Cột, ông cũng quan sát cảnh sinh hoạt của làng quê. Rồi ông lại đi từ Đông sang Tây, từ những nơi sản xuất gốm sứ nổi tiếng thế giới như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, dự các kỳ hội chợ chuyên đề ở Đức, tham quan các lâu đài cung điện nổi tiếng của Pháp, Ý… với một câu hỏi thường trực trong lòng: Vậy bản sắc văn hóa Việt Nam là gì và ở đâu? Tiềm thức đưa ông về với quê mình, nhìn cái lu mái vú chứa nước sau hè trông đơn sơ, gần gũi nhưng dáng hình tuyệt đẹp. Ông chụp chiếc nón lá lên miệng lu, một hình ảnh đầy gợi cảm và rất Việt Nam. Kiểu dáng của bộ Hồn Việt đã hình thành từ đó. Tạo ra được kiểu dáng đã khó nhưng cái khó nhất là tạo cho bộ sản phẩm có nét riêng mang đậm bản sắc Việt và làm sao phải có hồn. Nhiều lúc hồi tưởng những gì mình từng sống qua, trải nghiệm, ở những đất nước khác nhau diệu kỳ thay thì ông nhận ra ở những nơi ông đã đi qua có một điểm chung văn hóa dân gian cũng là làng quê, đất nước, đời sống con người. Ông phác họa hình ảnh tổng thể về những danh lam thắng cảnh của Việt Nam cho tới những cảnh sinh hoạt bình dị rất đời thường rồi ông cùng các nghệ nhân Minh Long tỉ mỉ, chăm chút từng nét cọ tạo hoa văn, kết hợp lối bố cục cụm chủ đề non sông đất nước để tạo ra phần hồn của sản phẩm. Chưa dừng lại đó, ông muốn tạo cho sản phẩm có một màu men riêng và mang nét đẹp hoài cổ, đây cũng là một thách thức lớn đối với ông trong việc tìm ra loại men phù hợp với ý tưởng của mình. Cuối cùng, màu xanh cobalt tuyệt đẹp: vừa hoài cổ vừa rất hiện đại từng bị mai một nay được ông nghiên cứu, phục chế thành công. Trên nền cốt thai trắng muốt không tì vết, màu xanh lam ấy đã tôn lên vẻ đẹp kiêu sa, hiện đại nhưng rất gần gũi của Hồn Việt. Nhìn khắp bản đồ gốm sứ Việt Nam cũng như của thế giới đương đại, bộ sưu tập Hồn Việt là một khoảng trời riêng, là bản sắc văn hóa Việt Nam, chiếm được cảm tình của người sử dụng trong và ngoài nước.
Hồn Việt dựa trên kiểu dáng các vật dụng quen thuộc của nông thôn Việt Nam như cái lu mái vú đựng nước sau hè, chiếc nón lá miền quê… Các nghệ nhân Minh Long đã biến tấu thành dáng ấm trà, bình cắm hoa, tô, chén… Với chất liệu cao lanh từ những mỏ đất tốt nhất của thế giới, qua nhiều công đoạn xử lý nghiêm ngặt, kết hợp công nghệ tiên tiến trong chế tác cốt thai gốm, đi kèm là kỹ thuật nung nhiệt độ cao 1.260oC, đây là nhiệt độ lý tưởng nhất để loại bỏ hoàn toàn tạp chất, Minh Long đã cho ra đời sản phẩm sứ cao cấp. Hoa văn chìm dưới men, chất lượng đồng nhất, độ thấu quang cao, màu men sáng bóng, không phai màu với thời gian, không trầy xước khi sử dụng. Hồn Việt mang dáng vẻ kiêu sa, với các đường nét tạo hình tinh tế, sang trọng.
Dù chỉ đơn thuần là bộ đồ bàn ăn truyền thống, bộ bình trà với những vật dụng thân quen: chén, dĩa, muỗng, bình, tách; nhưng Hồn Việt lại ôm trọn cả một mênh mang bất tận với đất trời quê hương, nơi cảnh sắc ba miền hòa chung một mối. Nét bình dị gợi cho ta nỗi nhớ khôn nguôi về nguồn cội, dễ khiến những người xa xứ rung động về cả một vùng trời thương nhớ.
[spoiler title=”Bộ sưu tập Hồn Việt – gốm Minh Long” open=”0″ style=”2″]Ngay trong cái nhìn đầu tiên, cảm giác như những món đồ gốm tinh xảo và đẹp đẽ mà gia chủ sẽ rất hãnh diện để trưng bày, trang trí trên những tủ kệ trang trọng trong phòng khách. Những hình vẽ sinh động bằng men xanh lam thể hiện những kiến trúc là tháp Rùa hồ Hoàn Kiếm, Văn miếu Quốc Tử Giám, chùa Thiên Mụ, chùa Một Cột tượng trưng cho chí khí bất khuất, anh hùng hào kiệt, văn võ song toàn, đề cao Nhân Lễ Nghĩa Trí Tín của người Việt xưa.
Cái quý của người tạo tác ra một sản phẩm ứng dụng – Bộ đồ ăn, đồ trà Hồn Việt, thật gần gũi trong từng bữa ăn hằng ngày, lại thổi được hồn quê hương đất nước vào đó. Hóa ra ta không chỉ được thưởng thức món ngon thức uống chứa đựng, còn lâng lâng cảm xúc khi nâng cái chén, tách trà trên tay…
Cái sự ăn uống vì thế mà nâng thêm được cái tầm văn hóa ẩm thực Việt Nam.
Lê Sĩ Hoàng – Thạc sĩ Nghệ thuật – Giám đốc Sáng tạo
[/spoiler]Duyệt An