Doanh nghiệp gia đình (Family Business – FB) ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam. Bên cạnh các lợi thế nhất định, doanh nghiệp gia đình Việt Nam cũng gặp không ít thách thức để có được sự trường tồn.
Dù có một số đứt gãy nhất định trong lịch sử, các doanh nghiệp gia đình tại Việt Nam cũng đã đến giai đoạn chuyển giao cho thế hệ thứ 2 và 3. Trong khi đó, Nhật Bản hiện là nước đứng đầu thế giới về tỷ lệ doanh nghiệp gia đình cũng như có nhiều công ty trường tồn hàng thế kỷ. Bí quyết phát triển vững chắc qua nhiều thế hệ của họ là gì?
Nội dung chương trình:
• Part 1: Doanh nghiệp gia đình tại Nhật Bản
Hiện trạng doanh nghiệp gia đình, Sức mạnh của doanh nghiệp gia đình, Tinh thần Yamaraika – Let’s just do it, Doanh nghiệp gia đình là gì?, Những biến đổi tác động đến FB, Chất lượng của FB và tầm quan trọng. Nghiên cứu tại Nhật, Ý, CH Séc,… Các thách thức phải đối mặt và yếu tố dẫn đến thất bại.
• Part 2: Bài học từ thất bại và cách thức xây dựng đội ngũ kế thừa
Học thuyết về FB: Thuyết hệ thống kinh doanh, Thuyết phụ thuộc tài nguyên với ứng phó các tình huống bất ngờ, Thuyết đại diện Tài sản cảm xúc xã hội, Học từ sự thất bại tại các doanh nghiệp gia đình, các vấn đề thường gặp và cách giải quyết tại Nhật Bản.
Trường hợp của Kikoman, Daie, Fujiya, Bất hòa trong nội bộ gia tộc, Tư nhân hóa tài sản, Khó khăn trong quản lý cùng dòng tộc, Các thách thức mà FB đối mặt và cần nỗ lực giải quyết, Già hóa đội ngũ, Thiếu người thừa kế, Va chạm nội bộ, Kinh doanh lỗi thời, Các yếu tố thất bại của FB Nhật Bản, Sự sống còn của FB và đào tạo người nối nghiệp, Đào tạo người nối nghiệp: đào tạo lúc ấu thơ, lúc đã là học sinh, MBA hay đại học, việc làm đầu đời.
Quan điểm thừa kế và sự sống còn: Nhấn mạnh vai trò trung tâm trong việc tạo ra sự trù phú về mặt xã hội, kinh tế, đưa ra định nghĩa “việc duy trì tài sản vượt qua thời đại” là “dòng chảy liên tục xuyên thời đại của sự giàu có” (Habbershon and Pistrui, 2002).
• Part 3: Quy trình chiến lược kinh doanh của gia đình Nhật Bản
Chiến lược kinh doanh Chiến lược là gì?, Sự khác biệt giữa chiến lược kinh doanh FB và không phải FB, Khái niệm cửa hàng lâu đời, Chiến lược kinh doanh của các FB: Bí quyết duy trì kinh doanh, Đào tạo cho người kế thừa và chuyển giao kỹ năng, Những triết lý lưu truyền qua nhiều thế hệ, Nguyên nhân trường tồn của các công ty FB Nhật Bản: gia phong, huyết thống, đào tạo và chuyển giao, cơ cấu cạnh tranh lồng ghép.
• Part 4: Tọa đàm – Thảo luận giữa chuyên gia, chủ sở hữu FB tại Nhật Bản và Việt Nam
Liên hệ với tình huống tại Việt Nam, Vấn đề tồn tại tại FB Việt Nam Checklist nhận diện vấn đề tại DN FB theo Nikkei Venture, 2008
Diễn giả chính: Hidekazu Sone, Associate Professor, Ph.D Ông Hidekazu Sone đang là Phó giáo sư tại khoa Khoa học Chính sách, Đại học Nghệ thuật và Văn hóa Shizuoka từ năm 2015 sau khi làm Trợ lý giáo sư tại Đại học Kinh tế Osaka, Trợ lý giáo sư tại khoa Quản trị Kinh doanh tại Đại học Tezukayama. Ông cũng là giám đốc điều hành của Học viện Kinh doanh gia đình Nhật Bản, Thư ký điều hành của Diễn đàn nghiên cứu doanh nhân và là thành viên của Hội đồng quản trị của SMEUCE (Quản lý bền vững kinh doanh điện tử và kỹ thuật công nghệ thương mại). Ông Sone có bằng tiến sĩ Quản trị kinh doanh tại Đại học Shiga.
Các ấn phẩm chính: Sự phụ thuộc lẫn nhau của các công ty lâu năm và Tổng công ty địa phương (Nghiên cứu về khoa học khu vực, số 3, tập 40), được trao giải “Trình bày quốc tế tốt nhất về Nhật Bản” của Hiệp hội khoa học khu vực vào năm 2010. Sự xuất hiện của tinh thần doanh nhân trong sự thành công của các công ty lâu đời (Số 22, Venture review), được trao tặng “Giải thưởng nghiên cứu xuất sắc” của Cộng đồng học thuật kinh doanh và doanh nhân Nhật Bản năm 2013.
Sự tồn tại lâu dài của các công ty đình đám dưới cách tiếp cận văn hóa (Tập 57, Lịch sử kinh doanh, Đồng tác giả, 2015). Năm 2019, xuất bản quyển “Cơ chế sinh tồn của các công ty gia đình lâu đời: Hệ thống kinh doanh của các công ty mộc Miyadaiku ở Nhật Bản (Cơ chế Shinise kigyou no Sonzoku).
Cuốn sách này đã nhận được một số giải thưởng như: Giải thưởng sách hay nhất của Học viện kinh doanh gia đình Nhật Bản, Giải thưởng Sách hay nhất về Nhật Bản của Hiệp hội Khoa học Khu vực Quốc tế Diễn giả khách mời: Kyosuke Yamanaka, Giám đốc tại Yamanaka Shoji.
Ông hiện là thế hệ thứ 3 tiếp quản công việc kinh doanh gia đình ở Kyoto. Ông tốt nghiệp khoa Thương mại của Đại học Doshisha. Đại diện từ hai doanh nghiệp gia đình lớn tại Việt Nam.
_______
Thời gian: 9g – 16g30 ngày 17-12-2019 tại TP. Hồ Chí Minh
9g – 16g30 ngày 19-12-2019 tại Hà Nội
Chương trình có thu phí tham dự. Vì số lượng khách mời có giới hạn, BTC sẽ ưu tiên cho các đơn vị/ cá nhân đăng ký sớm hơn.
Liên hệ đăng ký: (028) 36200600 (Ms. Bình). Email: bi@imt.vn (mailto:bi@imt.vn)