Trong suốt hơn 40 năm, nhà khảo cổ học kiêm thám hiểm Indiana Jones vững vàng trong lòng công chúng như một biểu tượng của ý chí tự do phiêu lưu và lòng dũng cảm. Với sự trở lại trong “INDIANA JONES VÀ VÒNG QUAY ĐỊNH MỆNH”, một lần nữa người hùng này sẽ tái ngộ với fan trong một chuyến hành trình đầy hiểm nguy.
Indiana Jones xuất hiện lần đầu trong bộ phim năm 1981: : “Raiders Of The Lost Ark” (Chiếc Rương Thánh Tích), do Steven Spielberg đạo diễn và George Lucas sản xuất. Tác phẩm lấy bối cảnh năm 1936 trên hành trình tìm kiếm Hòm Giao ước của Indiana Jones khỏi bàn tay Đức quốc xã. Bộ phim đã thành công vang dội cả về mặt phê bình lẫn thương mại và đã giành được bốn giải Oscar.
Nối tiếp “Raiders Of The Lost Ark” là “Indiana Jones And The Temple Of Doom” (1984) kể về cuộc chạm trán của Indiana Jones với một giáo phái ở Ấn Độ; “Indiana Jones And The Last Crusade” (1989) đánh dấu việc Indiana Jones hội ngộ với cha mình trên hành trình tìm kiếm Chén Thánh; “Indiana Jones And The Kingdom Of The Crystal Skull” (2008) xoay quanh sức mạnh của một cổ vật ngoài hành tinh. Tổng doanh thu của bốn phần phim Indiana Jones đã gần cán mốc 2 tỷ USD.
Cảm hứng hoài cổ
“Indiana Jones” được George Lucas lấy cảm hứng từ dòng phim “matinée serials” kéo dài tới thập niên 30. Sinh ra vào thời kỳ trước khi phim điện ảnh (featured film) thịnh hành, đó là những phim ngắn được chiếu liên tiếp trong các buổi chiều lấy chủ đề phiêu lưu, đoạt báu, với những bối cảnh xa xôi kỳ lạ thường kết thúc một cách hồi hộp đầy dở dang.
George Lucas tìm thấy đam mê trong những thước phim ngắn bất tận đó, từ “Zorro”, “Flash Gordon”, “Buck Rogers”, “Tarzan”, đến “The Perils of Pauline”. Hình tượng nhà khảo cổ học đồng thời bắt rễ từ chân dung những nhà thám hiểm ngoài đời thực, như Hiram Bingham III (người đã khám phá ra Machu Picchu), Percy Fawcett (nhà thám hiểm tìm kiếm một thành phố đã mất trong rừng mưa Amazon), T.E. Lawrence (lãnh đạo cuộc nổi dậy của người Ả Rập chống lại Đế chế Ottoman), Howard Carter (nhà khảo cổ học phát hiện ra lăng mộ của Tutankhamun)…
Cái bắt tay thế kỷ
George Lucas đã hợp tác với Steven Spielberg để biến tầm nhìn của ông thành hiện thực trên màn ảnh. Một người có tài xây dựng nhân vật như Spielberg đã thêm nét hài hước, căng thẳng, lãng mạn và vĩ đại cho nhân vật. Họ cũng thuê họa sĩ truyện tranh và nhà thiết kế nhân vật Jim Steranko để tạo ra vẻ ngoài mang tính biểu tượng của Indiana Jones, dựa trên bản phác thảo của George Lucas và ảnh chụp các nhà thám hiểm những năm 1930.
Harrison Ford đã mang đến cho nhân vật sự hiện diện lôi cuốn và châm biếm trên màn ảnh, cũng như nụ cười nhếch mép và câu cửa miệng đặc trưng: “Hãy tin tôi”.
Sinh vào thập niên 80, Indiana Jones chịu ảnh hưởng bởi các biểu tượng văn hóa đại chúng khác, chẳng hạn như James Bond, Sherlock Holmes, Allan Quatermain và Han Solo (cũng do Harrison Ford thủ vai). Đổi lại, nhà khảo cổ học này đã truyền cảm hứng, đem đến đến nhiều anh hùng văn hóa đại chúng khác, chẳng hạn Lara Croft, Rick O’Connell hay Robert Langdon.
Biểu tượng của một người hùng
Indiana Jones thể hiện tinh thần phiêu lưu của một anh hùng chu du khắp thế giới tìm kiếm kho báu. Anh ta không ngại khám phá những địa điểm kỳ lạ, gặp gỡ các nền văn minh cổ đại và đối đầu với các thế lực siêu nhiên. Nhân vật này hóm hỉnh, duyên dáng và tháo vát, sử dụng kiến thức, kỹ năng và công cụ của mình để vượt qua các chướng ngại vật và kẻ thù.
Anh đại diện cho lý tưởng của một nhà thám hiểm táo bạo và tò mò, người theo đuổi đam mê và ước mơ. Rất nhiều thế hệ khán giả đã hồi hộp dõi theo hành trình của Indiana Jones vào rừng thiêng nước độc, tìm hiểu bí ẩn lịch sử, hiện vật tôn giáo và truyền thuyết thần thoại.
Theo nhà phê bình phim Roger Ebert, Indiana Jones là “một anh hùng kết hợp sức mạnh với sự hài hước theo cách mà khán giả thấy vô cùng hấp dẫn”. Cây viết này cũng lưu ý rằng “các bộ phim về Indiana Jones là một trong những bộ phim có ảnh hưởng nhất mọi thời đại”.
Giá trị của một biểu tượng văn hóa đại chúng
Lịch sử của Indiana Jones độc đáo bởi sự pha trộn giữa hư cấu và thực tế một cách sáng tạo. Anh ta không phải là một nhân vật lịch sử, nhưng anh ta tương tác với các sự kiện và nhân vật có thật trong các cuộc phiêu lưu của mình.
Giá trị của nhân vật này trải dài trên nhiều thể loại và loại hình phương tiện truyền thông. Đây là người hùng của hành động, phiêu lưu, hài kịch, giả tưởng, kinh dị, bí ẩn, lãng mạn, khoa học viễn tưởng và ly kỳ. Indiana Jones là ngôi sao của phim ảnh, chương trình truyền hình, trò chơi điện tử, sách, truyện tranh, podcast, phim tài liệu và phim chế.
Lý do cho sức hút trường tồn của Indiana Jones nằm ở bản chất phản ánh lịch sử của những người sáng tạo và người hâm mộ anh ấy. Đây là sản phẩm của trí tưởng tượng thời thơ ấu của George Lucas và tầm nhìn điện ảnh của Steven Spielberg. Thành công của Indiana Jones chính là minh chứng cho sự thăng hoa sáng tạo giữa hai đại thụ của ngành điện ảnh.
Indiana Jones là đại diện cho sức hút và tài năng của Harrison Ford. Nam diễn viên cùng vai diễn nhà khảo cổ học đã trở thành một phần trong hành trình trưởng thành của nhiều thế hệ người hâm mộ. Điều đó càng khiến cho sự trở lại của Harrison Ford trong “INDIANA JONES & VÒNG QUAY ĐỊNH MỆNH” rất đáng được chờ đợi.
“INDIANA JONES VÀ VÒNG QUAY ĐỊNH MỆNH” sẽ đưa khảo cổ học trứ danh Indiana Jones trở lại. Tác phẩm hứa hẹn đem đến những chuyến phiêu lưu mạo hiểm để khám phá những kỳ quan, những báu vật cổ đại tưởng chừng đã biến mất từ lâu. Nhưng lần này mọi thứ có vẻ còn khó khăn và nguy hiểm hơn khi ông phải chạy đua với thời gian để tìm lại một báu vật cổ có thể thay đổi cả lịch sử nhân loại.
Nhân vật Indiana Jones lần đầu xuất hiện trong phim “RAIDERS OF THE LOST ARK” (Chiếc rương thánh tích) vào năm 1981. Năm 1984, phim tiền truyện về nhân vật giáo sư khảo cổ học đam mê phiêu lưu có tên “INDIANA JONES AND THE TEMPLE OF DOOM”. Xuyên suốt hơn 4 thập kỷ chinh phục màn ảnh rộng, bốn tập phim về Indiana Jones đem về doanh thu gần 2 tỷ USD trên toàn cầu, tạo ra tầm ảnh hưởng mạnh mẽ đến văn hóa đại chúng của nhiều thế hệ.