Báo doanh nhân - DoanhnhanPlus.vn
14/05/2025
  • Đăng nhập
  • Trang chủ
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Chuyện làm ăn
    • Hàng không
    • Tài chính
      • Chứng khoán
      • Ngân hàng
      • Bảo hiểm
      • Vàng
    • Thị trường
    • Bất động sản
      • Dự án
    • Hành Trình Thành Công
      • Khởi nghiệp
      • Quản trị
      • Marketing
      • Nhân sự
    • Đọc báo giùm bạn
      • Thời sự
      • Điểm tin
      • Thế giới
    • DoanhNhan-Hub
      • Khuyến mãi
      • Sự kiện
      • Hội thảo
      • Đào tạo
      • Thương mại
  • Doanh nhân
    • Góc nhìn
    • DN+trò chuyện
    • Nhân vật
    • Chia sẻ
    • Người dẫn đầu
  • Nhịp sống
    • Giáo dục
      • Du học
      • Chọn trường
      • Học bổng
    • Gia đình
      • Chuyện nhà tôi
      • Sống
      • Mối quan hệ
    • Sống khoẻ
      • Sức khoẻ
        • Sức khoẻ tình dục
      • Dinh dưỡng
      • Y tế
      • Thư gởi người bận rộn
      • Thể thao
        • Golf
        • Quần vợt
        • Bóng đá
    • Du lịch
      • Điểm đến
        • Tours du lịch
      • Khách sạn – Resort
    • Ẩm thực
      • Món ngon
      • Hương vị quê nhà
      • Thức uống
      • Nhà hàng
        • Party
    • Không gian sống
      • Kiến trúc
      • Nhà đẹp
      • Văn phòng
  • Văn hoá
    • Giải trí
      • Âm nhạc
      • Phim
      • Sân khấu
      • Sao & Showbiz
      • Truyền hình
    • Nghệ thuật
      • Hội họa
      • Nhiếp ảnh
    • Sách
    • Tản mạn
      • Truyện ngắn
      • Suy ngẫm
      • Trà dư tửu hậu
      • Thư giãn
        • Thang thuốc bổ
    • Kiến thức
      • Chuyện lạ
      • Tư liệu
  • Lịch lãm
    • Thời trang
      • Bộ ảnh thời trang
      • Trang sức
      • Phụ kiện
      • Style guide
      • Trend
    • Làm đẹp
      • Bí quyết làm đẹp
        • Tin làm đẹp
      • Mỹ phẩm
    • Góc đàn ông
    • Đồng hồ
    • Shopping
    • DN+chọn
  • Xe
    • Xe hơi
    • Góc Biker
    • Du thuyền
    • Khám phá
  • Công nghệ
    • Điện thoại
    • Máy tính
    • Máy tính bảng
    • Nghe nhìn
    • Máy ảnh
    • Nhịp sống số
    • Thiết bị gia đình
CHIA SẺ
  • Trang chủ
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Chuyện làm ăn
    • Hàng không
    • Tài chính
      • Chứng khoán
      • Ngân hàng
      • Bảo hiểm
      • Vàng
    • Thị trường
    • Bất động sản
      • Dự án
    • Hành Trình Thành Công
      • Khởi nghiệp
      • Quản trị
      • Marketing
      • Nhân sự
    • Đọc báo giùm bạn
      • Thời sự
      • Điểm tin
      • Thế giới
    • DoanhNhan-Hub
      • Khuyến mãi
      • Sự kiện
      • Hội thảo
      • Đào tạo
      • Thương mại
  • Doanh nhân
    • Góc nhìn
    • DN+trò chuyện
    • Nhân vật
    • Chia sẻ
    • Người dẫn đầu
  • Nhịp sống
    • Giáo dục
      • Du học
      • Chọn trường
      • Học bổng
    • Gia đình
      • Chuyện nhà tôi
      • Sống
      • Mối quan hệ
    • Sống khoẻ
      • Sức khoẻ
        • Sức khoẻ tình dục
      • Dinh dưỡng
      • Y tế
      • Thư gởi người bận rộn
      • Thể thao
        • Golf
        • Quần vợt
        • Bóng đá
    • Du lịch
      • Điểm đến
        • Tours du lịch
      • Khách sạn – Resort
    • Ẩm thực
      • Món ngon
      • Hương vị quê nhà
      • Thức uống
      • Nhà hàng
        • Party
    • Không gian sống
      • Kiến trúc
      • Nhà đẹp
      • Văn phòng
  • Văn hoá
    • Giải trí
      • Âm nhạc
      • Phim
      • Sân khấu
      • Sao & Showbiz
      • Truyền hình
    • Nghệ thuật
      • Hội họa
      • Nhiếp ảnh
    • Sách
    • Tản mạn
      • Truyện ngắn
      • Suy ngẫm
      • Trà dư tửu hậu
      • Thư giãn
        • Thang thuốc bổ
    • Kiến thức
      • Chuyện lạ
      • Tư liệu
  • Lịch lãm
    • Thời trang
      • Bộ ảnh thời trang
      • Trang sức
      • Phụ kiện
      • Style guide
      • Trend
    • Làm đẹp
      • Bí quyết làm đẹp
        • Tin làm đẹp
      • Mỹ phẩm
    • Góc đàn ông
    • Đồng hồ
    • Shopping
    • DN+chọn
  • Xe
    • Xe hơi
    • Góc Biker
    • Du thuyền
    • Khám phá
  • Công nghệ
    • Điện thoại
    • Máy tính
    • Máy tính bảng
    • Nghe nhìn
    • Máy ảnh
    • Nhịp sống số
    • Thiết bị gia đình
CHIA SẺ
DoanhnhanPlus.vn
Trang chủ Văn hoá

Tương lai cho văn hóa giao tiếp bắt tay

Thục Miên Đăng bởi Thục Miên
28/11/2020
Trong Văn hoá
Tương lai cho văn hóa giao tiếp bắt tay -1

Nhu cầu sinh học để chạm và được chạm vào cũng được tìm thấy trong các động vật khác

Share on Facebook

Nghi thức giao tiếp bắt tay có thể có nguồn gốc từ Hy Lạp cổ đại như một biểu tượng hòa bình giữa hai người bằng cách cho thấy rằng không ai mang vũ khí, hoặc cử chỉ bắt tay có thể đã bắt đầu ở châu Âu thời Trung cổ, khi các hiệp sĩ lắc cánh tay người khác trong một nỗ lực để làm lung lay bất kỳ vũ khí ẩn giấu nào. Bắt tay là một “cử chỉ kết nối của con người theo nghĩa đen”, một biểu tượng về sự tiến hóa thành những động vật có định hướng xã hội, xúc giác sâu sắc, của loài người – Cristine Legare, giáo sư tâm lý học Đại học Texas ở Austin, cho biết.

Việc chạm vào nhau không phải luôn luôn được coi là quan trọng

Với lịch sử từ hàng ngàn năm trước, cái bắt tay có thể đã là một thói quen đã có từ rất lâu trong chúng ta đến mức khó thể dễ dàng biến mất. Giáo sư Legare nói: “Trong thực tế, chúng ta đã dùng cú va chạm khuỷu tay như một sự thay thế cái bắt tay [trong thời gian đại dịch] cho thấy tầm quan trọng việc chạm vào nhau như thế nào – chúng ta không muốn mất đi kết nối vật lý đó”.

Tương lai cho văn hóa giao tiếp bắt tay -3
Quy ước vệ sinh mới như chỉ đụng nắm đấm hay chạm khuỷu tay không hoàn toàn thỏa đáng cho nhu cầu kết nối của con người

Nhu cầu sinh học để chạm và được chạm vào cũng được tìm thấy ở các động vật khác. Các ví dụ từ thế giới động vật bao gồm anh em họ gần nhất của chúng ta: loài tinh tinh thường chạm vào lòng bàn tay, ôm và đôi khi hôn nhau như một hình thức chào hỏi. Hươu cao cổ sử dụng cổ có thể dài tới 2m để tham gia vào một hành vi gọi là “chạm cổ” – với hươu cao cổ đực quấn cổ với nhau và lắc lư, cọ xát để đánh giá sức mạnh và kích thước của hai bên để thiết lập sự thống trị. Điều đó cho thấy con người trên khắp thế giới có rất nhiều hình thức chào hỏi.

Nhiều nền văn hóa ôm lấy lòng bàn tay cùng với những ngón tay hướng lên, đi kèm với một cái cúi đầu nhẹ – lối chào truyền thống của người theo đạo Hindu là một trong những cách chào nổi tiếng nhất. Người Samoa thì có cử chỉ “nháy lông mày” – bao gồm việc nhướn mày trong khi nở một nụ cười lớn với người mà bạn đang chào hỏi. Ở các quốc gia Hồi giáo, đặt một bàn tay hình trái tim là một cách chào chứng tỏ sự tôn trọng một người mà bạn không quen.

Tương lai cho văn hóa giao tiếp bắt tay -2
Ở Hawaii có dấu hiệu shaka Hawaii được tạo ra bằng cách gấp 3 ngón tay giữa xuống và mở rộng ngón tay cái và út, trong khi lắc tay qua lại để nhấn mạnh

Và ở Hawaii thì có dấu hiệu shaka Hawaii – được tạo ra bằng cách gấp 3 ngón tay giữa xuống và mở rộng ngón tay cái và út, trong khi lắc tay qua lại để nhấn mạnh. Trong nửa đầu của thế kỷ 20, nhiều nhà tâm lý học tin rằng việc thể hiện tình cảm với trẻ em chỉ đơn giản là một cử chỉ thân thương không phục vụ mục đích thực sự – thậm chí còn cảnh báo rằng biểu hiện tình cảm có nguy cơ làm lây lan các bệnh và góp phần gây ra các vấn đề tâm lý cho người lớn.

  • Xem thêm: Lễ nghi trong kinh doanh vòng quanh thế giới

Trong cuốn sách Don’t Look, Don’t Touch, nhà khoa học hành vi Val Curtis của Trường Y học Nhiệt đới và Vệ sinh London nói rằng một lý do có thể khiến bắt tay và hôn lên má được xem là thói quen chào hỏi lâu bền là vì điều đó báo hiệu rằng người bạn đang chào đáng tin cậy đủ để mạo hiểm sức khỏe – do đó lịch sử của các cách chào trở nên thịnh hành hay biến mất tùy thuộc vào mối quan tâm về sức khỏe cộng đồng ở mỗi thời điểm. Vào thập niên 1920, các bài báo xuất hiện trên Tạp chí Điều dưỡng Mỹ (AJN) cảnh báo rằng bàn tay là tác nhân của việc truyền vi khuẩn và khuyến nghị người Mỹ thích nghi với phong tục Trung Quốc vào thời điểm đó – bắt tay chính mình khi chào hỏi một người bạn.

Tương lai cho văn hóa giao tiếp bắt tay -4
Cú bắt tay giữa Tổng thống Macron và Tổng thống Trump dường như phá vỡ mọi quy tắc mà chúng ta cho là bình thường

Kỹ năng giao tiếp qua nghi thức bắt tay của các chính khách

Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đi cạnh nhau, nắm chặt tay nhau. Họ giữ tay trong tay giống như kẹp dính kèm theo động tác kéo mạnh, vỗ vai nhau trong vòng 29 giây trước bao ống kính của truyền thông thế giới. Diễn ra trong cuộc diễu hành nhân ngày Quốc khánh Pháp – kỷ niệm ngày phá ngục Bastille, một bước ngoặt của cuộc Cách mạng Pháp – lẽ ra đó nên là khoảnh khắc đoàn kết giữa các nhà lãnh đạo của hai quốc gia vĩ đại. Nhưng nó đã trở thành một trong những cái bắt tay khiên cưỡng, dùng dằng lâu nhất thời gian gần đây.

Một nghi thức chào hỏi hoàn hảo trong tình huống này có thể bao gồm nhiều giao tiếp bằng mắt và cử chỉ cơ thể tích cực. Sanda Dolcos, nhà tâm lý học Đại học Illinois, đánh giá: “Cách tốt nhất nên thể hiện là tạo ra hình ảnh bình đẳng giữa hai bên. Điều quan trọng là phải tỏ thái độ bắt tay một cách cởi mở chứ không phải là thị uy trước bên kia”. Florin Dolcos, đồng nghiệp của Sanda Dolcos Đại học Illinois, nói thêm: “Bình thường ra là phải chìa tay ra, mà lòng bàn tay ngửa lên trên”.

Tương lai cho văn hóa giao tiếp bắt tay -5
Hai ông Donald Trump và Emmanuel Macron thể hiện mọi thứ lẽ ra không nên có trong cử chỉ bắt tay khi có cuộc gặp gỡ kỳ quặc tại Paris

Cú bắt tay giữa Tổng thống Macron và Tổng thống Trump dường như phá vỡ mọi quy tắc mà chúng ta cho là bình thường. Ông Macron bắt tay ông Trump, tay còn lại vỗ vào lưng ông Trump và hai người bắt đầu bước đi. 5 giây sau, ông Trump vỗ vào tay phải của ông Macron, như thể muốn nói rằng “thế là đủ rồi”. Ông Macron bỏ lỡ gợi ý này, không hiểu do cố ý hay vô tình, và sau 8 giây, ông Trump đột ngột dừng bước. Nếu như ông Macron không thuận theo ý ông Trump, thì ông Trump cần thay đổi cuộc chơi.

Sanda nói: “Thông thường, vào khoảnh khắc bạn nhận ra có vẻ như đối tác thấy không thoải mái thì việc buông tay ra sau vài giây là bình thường”. Nhưng cả hai đều không buông. Hai người đối mặt nhau và chuyển sang tư thế mà Florin gọi là cái bắt tay “huynh đệ” – ông Macron đặt tay trái mình lên cánh tay phải của ông Trump. Ông Trump thì đảo tay phải sang bên trái, nhưng vẫn không buông tay ra. ÔngTrump đi đến chào và hôn Đệ nhất Phu nhân Brigitte Macron trong khi vẫn bắt tay ông Macron.

Tương lai cho văn hóa giao tiếp bắt tay -11
Nghi thức bắt tay tại Lễ diễu hành kỷ niệm Ngày Quốc khánh Pháp của Tổng thống Donald Trump và Tổng thống Emmanuel Macron biến thành một cái nắm tay 3 bên khá là kỳ quặc

Giờ đây, thành ra cả 3 người nắm tay nhau trong một vòng tay 3 bên kỳ quái không giống ai, kéo dài thêm vài giây nữa rồi tiết mục bắt tay chào hỏi mới hạ màn. Nhưng tiết mục bắt tay chào hỏi kỳ lạ này muốn nói lên chính xác điều gì? Và việc phá vỡ các quy ước bắt tay có ảnh hưởng gì đến các cuộc gặp gỡ tiếp theo? Các nhà khoa học như Dolcos quan tâm đến việc trả lời những câu hỏi này bởi vì chúng hữu ích cho việc nghiên cứu các cuộc phỏng vấn, giao dịch, đầu tư, tập quán bán lẻ và nhiều thứ khác.

Bắt tay là dấu hiệu của sự đồng ý, tôn trọng lẫn nhau hoặc đơn giản là một lời chào. Nhưng đó cũng có thể ngầm chuyển tải một ý nghĩa nào đó và áp lực gây chiến. Ông Trump và ông Macron gần như ngực kề ngực trước khi kết thúc màn bắt tay. Ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, thường thì bạn bè thân thiết cũng giữ khoảng cách ít nhất là 30cm trong các cuộc giao tế.

Tương lai cho văn hóa giao tiếp bắt tay -6
Bắt tay đúng cách trong một cuộc phỏng vấn xin việc có thể tạo ra sự khác biệt – để ngửa lòng bàn tay của mình là một cách để không tỏ thái độ thị uy

Nhưng cái ôm kéo dài này thì đặc biệt bất thường đối với một người Mỹ như Tổng thống Trump, nơi mà tiêu chuẩn về khoảng cách tối thiểu nên là 50cm. Đây là nói về tình huống hai ông coi nhau là bạn bè thân thiết. Còn với người quen biết ở Mỹ thì thông thường họ giữ khoảng cách 69cm, còn với người lạ thì lên tới 95cm. Nghiên cứu này không xem xét dữ liệu từ Pháp, nhưng các nước láng giềng của họ ở Tây Ban Nha và Đức cũng có thông lệ khoảng cách tương tự như ở Mỹ.

Tương lai cho văn hóa giao tiếp bắt tay -12
Người dân ở Ả Rập Saudi giữ khoảng cách xa nhất khi thực hiện nghi thức bắt tay

Ả Rập Saudi được xếp hạng là nơi có nghi thức xã giao đứng xa cách nhất, những người bạn thân thường giữ khoảng cách hơn 95cm; còn Argentina là một trong những quốc gia thân mật nhất, nơi những người lạ cũng chỉ giữ khoảng cách 70cm. Noam Sobel, nhà sinh học thần kinh Viện Khoa học Weizmann (Israel) và người đứng đầu nghiên cứu, cho biết: “Chúng ta biết rằng việc bắt tay sẽ truyền tải một loạt thông tin, tùy thuộc vào thời gian diễn ra cử chỉ này, độ mạnh yếu và tư thế bắt tay. Chúng tôi cho rằng có lẽ nó đã tiến hoá để trở thành một trong các cách thức thăm dò tâm lý lẫn nhau, và nó vẫn phục vụ mục đích này một cách đầy ý nghĩa, tuy là mang tính vô thức”.

Đối với các doanh nhân không phải người phương Tây, bắt tay chào hỏi ngày càng phổ biến khi chủ nghĩa phương Tây hòa nhập vào văn hóa kinh doanh, thế nhưng việc hai người đàn ông hôn nhau, hoặc chỉ gập người cúi chào mà không có sự tiếp xúc trực tiếp cũng có thể là một dạng quy chuẩn.

Tương lai cho văn hóa giao tiếp bắt tay -8
Tổng thống Donald Trump và Tổng thống Emmanuel Macron có lịch sử bắt tay như đọ sức với nhau

Cái bắt tay kỳ quặc không theo quy tắc nào giữa ông Macron và ông Trump có lẽ là một bài học về những cử chỉ không nên làm khi chào hỏi người khác. Đối với hai chính trị gia mà nghề chính của họ là gặp gỡ mọi người, rất có thể là bởi nhận thức rõ các phong tục và quy ước, cho nên họ cố tình phô trương bản thân nhằm truyền thông điệp đến với thế giới xung quanh. Nhưng ai biết được là liệu thế giới xung quanh có thực sự hiểu hết ý nghĩa của các hành vi giao tiếp tinh tế đó hay không.

Tương lai cho văn hóa giao tiếp bắt tay -7
Nữ hoàng Elizabeth II thực hiện bắt tay thường xuyên trong các nghi thức hoàng gia, song bà hầu như luôn đeo găng tay khi xuất hiện trước công chúng

Một tương lai không có nghi thức bắt tay?

Tương lai của cái bắt tay vẫn không chắc chắn. Bác sĩ Anthony Fauci, thành viên chủ chốt của lực lượng đặc nhiệm chống Covid-19 của Nhà Trắng, nói hồi tháng 4.2020: “Tôi không nghĩ chúng ta nên bao giờ bắt tay nữa. Ngưng bắt tay không chỉ tốt cho việc ngăn ngừa bệnh dịch do virus, nó có thể sẽ làm giảm đáng kể các trường hợp mắc bệnh cúm ở đất nước này”. Sự thôi thúc muốn vươn ra – về mặt thể chất – nằm sâu trong chúng ta. Đó là lý do tại sao một tổng thống Mỹ được ước tính sẽ bắt tay với khoảng 65.000 người mỗi năm.

Elke Weber, giáo sư tâm lý học và các vấn đề công cộng Đại học Princeton, bình luận: “Thói quen rất khó bỏ. Mặt khác, thói quen và phong tục xã hội có thể và sẽ thay đổi khi xã hội và kinh tế và, trong trường hợp này, bối cảnh y tế thay đổi, như tục bó chân ở Trung Quốc, cũng là một phong tục cổ xưa, chẳng hạn”. Đã có rất nhiều cách chào hỏi không chạm vào nhau. Cúi đầu là một cách chào được thực hiện rất rộng rãi trên khắp thế giới. Sau đó là vẫy tay, gật đầu, mỉm cười và vô số tín hiệu tay không liên quan đến thể chất.

Tương lai cho văn hóa giao tiếp bắt tay -9
Cầu thủ bóng đá Argentina nổi tiếng, Lionel Messi thể hiện phong cách bắt tay thân mật ở quê hương anh

Nhưng Giáo sư Legare lưu ý rằng một trong những điều trớ trêu tàn khốc của dịch Covid-19 là chính khi con người phải đối mặt với hoàn cảnh căng thẳng là lúc họ cần sự đụng chạm của con người nhất. “Hãy nghĩ về những cách chúng ta phản ứng khi mọi người đau buồn sau khi chết hoặc điều gì đó tồi tệ đã xảy ra; đó là bằng một cái ôm, hoặc có thể chỉ là ngồi bên cạnh một người và chạm vào vai họ”.

  • Xem thêm: Thuyết trình thành công với ngôn ngữ cơ thể tự tin

Các quy ước vệ sinh hơn như đụng nắm đấm và chạm khuỷu tay không hoàn toàn thỏa đáng cho nhu cầu kết nối của con người. Bất cứ khi nào sự chạm vào xảy ra, luôn có một ý thức phức tạp nội tâm về cách chúng đi ngược lại với sự thân thiện trực quan. Steven Pinker, Giáo sư Tâm lý học Đại học Harvard nói: “Điều đó giải thích tại sao, ít nhất là theo kinh nghiệm của tôi, mọi người cười với nhau khi có những cử chỉ này, như để trấn an nhau rằng những màn phô trương hời hợt là những quy ước mới trong một thời gian có bệnh truyền nhiễm và được cung cấp theo tinh thần tình bạn”.

Tương lai cho văn hóa giao tiếp bắt tay -10
Bắt tay có thể là một cách thu nhận các tín hiệu có trong tiềm thức của người khác

Giáo sư Elke Weber cho rằng dù một tương lai mà không có bắt tay hay chạm vào nhau rất khó, nó tốt hơn so với những giải pháp thay thế: “Tôi không nghĩ mọi người phản ứng thái quá vào thời điểm này, hoàn toàn ngược lại. Bản năng sinh tồn hay cố gắng để được sống là một động lực cơ bản quan trọng khác của con người. Cách lựa chọn khác là quay trở lại cuộc sống như chúng ta đã biết, và bỏ qua thực tế là một số lượng lớn người già, thừa cân và những người có bệnh đồng mắc sẽ tiếp tục chết vì bị lây nhiễm, cho đến khi chúng ta thiết lập khả năng miễn dịch cộng đồng, một điều sẽ mất thời gian đáng kể”.

Nhưng đừng vội từ bỏ cái bắt tay khiêm tốn – Arthur Markman, giáo sư khoa tâm lý học Đại học Texas ở Austin, lập luận. Trong khi phòng tránh dịch bệnh là một phần thiết yếu của sự sống còn của con người, việc có một cuộc sống xã hội đầy đủ và phức tạp cũng thiết yếu không kém. Markman kết luận: “Có lẽ chúng ta bắt đầu bằng cách tập trung vào việc rửa tay thường xuyên hơn, và các chiến lược để tránh chạm vào nhau. Mối quan tâm thực sự là chúng ta sẽ phát triển một bình thường mới trong đó không có sự va chạm thể chất, và vì vậy con người sẽ không còn nhận ra những gì chúng ta đang thiếu bằng cách không có bất kỳ liên hệ xúc giác nào với mọi người trong giao tiếp xã hội”.

Từ khoá: bắt tayKTNN 1073kỹ năng giao tiếpngôn ngữ cơ thểtổng thống MacronTổng thống TrumpVăn hóa giao tiếp
Bài trước đó

Môi trường và tính bền vững cho ngành thời trang

Bài kế tiếp

Giữa thời điểm Covid-19, Singapore tổ chức Triển lãm thương mại du lịch quốc tế TravelRevive

Bạn có thể quan tâm

'Rể Việt' Jung Il-Woo tham gia phim điện ảnh Việt-Hàn cùng Hồng Đào, Tuấn Trần - 2
Phim

‘Rể Việt’ Jung Il-Woo tham gia phim điện ảnh Việt-Hàn cùng Hồng Đào, Tuấn Trần

Đăng bởi Sammi
09/05/2025
UOB Painting of the Year
Hội họa

Cuộc thi UOB Painting of the Year 2025 chính thức khởi động tại Việt Nam

Đăng bởi Thịnh Huỳnh
09/05/2025
Dàn diễn viên lồng tiếng cực đỉnh xuất hiện tại buổi ra mắt cho bộ phim Hàn Quốc Holy Night: Đội Săn Quỷ - 4
Phim

Dàn diễn viên lồng tiếng cực đỉnh xuất hiện tại buổi ra mắt cho bộ phim Hàn Quốc Holy Night: Đội Săn Quỷ

Đăng bởi Sammi
06/05/2025
Lật Mặt 8: Vòng Tay Nắng đạt kỷ lục phim Việt có số vé đặt trước cao nhất mọi thời đại - 1
Phim

Lật Mặt 8: Vòng Tay Nắng đạt kỷ lục phim Việt có số vé đặt trước cao nhất mọi thời đại

Đăng bởi Sammi
28/04/2025
Tưởng như không thể - Khi trái tim dẫn lối cho ngoại giao văn hóa Việt
Sách

Tưởng như không thể – Khi trái tim dẫn lối cho ngoại giao văn hóa Việt

Đăng bởi Quỳnh Anh
26/04/2025
Liệu Trò Chơi Bóng Tối có tạo nên một cú hích cho truyền hình Việt? - 6
Phim

Liệu Trò Chơi Bóng Tối có tạo nên một cú hích cho truyền hình Việt?

Đăng bởi Sammi
25/04/2025
“Lệ Chi Viên” – Vết thương chưa lành trong sử Việt
Sân khấu

“Lệ Chi Viên” – Vết thương chưa lành trong sử Việt

Đăng bởi Trâm Anh
24/04/2025
Epson 2025: Nơi khởi nguồn những khoảnh khắc ngoạn mục
Nhiếp ảnh

Epson 2025: Nơi khởi nguồn những khoảnh khắc ngoạn mục

Đăng bởi Minh Anh
24/04/2025
"EQ đỉnh cao" - Cuốn sách giúp bạn sống tử tế hơn với cảm xúc của chính mình
Sách

“EQ đỉnh cao” – Cuốn sách giúp bạn sống tử tế hơn với cảm xúc của chính mình

Đăng bởi Thanh Anh
17/04/2025
Xem thêm
Bài kế tiếp
Giữa thời điểm Covid-19, Singapore tổ chức Triển lãm thương mại du lịch quốc tế TravelRevive

Giữa thời điểm Covid-19, Singapore tổ chức Triển lãm thương mại du lịch quốc tế TravelRevive

MỚICẬP NHẬT

Billiards SCTV Cup 2025: Từ Vô Danh Thành Huyền Thoại - 7
Thể thao

Billiards SCTV Cup 2025: Từ Vô Danh Thành Huyền Thoại

Đăng bởi Dư Hải
14/05/2025

Giải Billiards Carom 3 băng Quốc tế SCTV Cup 2025 hứa hẹn sẽ là một sự kiện thể thao đáng...

Xem thêmDetails
Trò chơi vương quyền giữa lòng Hồng Kông - Khi đá quý cũng biết lên ngôi - 3

Trò chơi vương quyền giữa lòng Hồng Kông – Khi đá quý cũng biết lên ngôi

14/05/2025
Đại học Otago (New Zealand) mở học bổng độc quyền cho học sinh Việt Nam

Đại học Otago (New Zealand) mở học bổng độc quyền cho học sinh Việt Nam

14/05/2025
Doanh nghiệp Đức

Doanh nghiệp Đức giữ vững niềm tin vào thị trường Việt Nam

14/05/2025
Bay lên giữa trời xanh - khi cánh diều kể chuyện hòa bình - 10

Bay lên giữa trời xanh – khi cánh diều kể chuyện hòa bình

13/05/2025

NỔI BẬT

  • Cuộc đua robot hình người 2024: Khi “Iron Man” đã không còn là viễn tưởng

    Cuộc đua robot hình người 2024: Khi “Iron Man” đã không còn là viễn tưởng

    155 chia sẻ
    Chia sẻ 62 Tweet 39
  • Doanh nghiệp Đức giữ vững niềm tin vào thị trường Việt Nam

    153 chia sẻ
    Chia sẻ 61 Tweet 38
  • Avnet Ai Tech Days 2025 – Khi tương lai ai được đánh thức tại Việt Nam

    153 chia sẻ
    Chia sẻ 61 Tweet 38
  • K-Pot Rice – món cơm gà viên sốt kiểu Hàn

    160 chia sẻ
    Chia sẻ 64 Tweet 40
  • Gần 10.000 xe điện VinFast bán ra chỉ trong tháng 4

    153 chia sẻ
    Chia sẻ 61 Tweet 38
Facebook Youtube Instagram TikTok Threads
DoanhnhanPlus.vn

Mái nhà chung để những người bận rộn
cùng chia sẻ kinh nghiệm sống
và chuyện làm ăn.
Cầu nối cho những ý tưởng
khởi nghiệp sáng tạo.
Không gian chia sẻ, giao lưu văn hoá,
giải trí, mua sắm của doanh nhân.

DMCA.com Protection Status

VỀ CHÚNG TÔI

  • Giới thiệu
  • Liên hệ quảng cáo
  • Quy chế hoạt động
  • Nội quy

Giấy phép số 577/GP-BTTT do Bộ TTTT
cấp ngày 22/11/2017.

Chịu trách nhiệm nội dung:
Lý Mỹ
Công ty Truyền thông Nguyễn Văn Vinh
10/29 Trần Nhật Duật, Q 1, TPHCM
(84) 2838469899

ĐẶT BÁO DÀI HẠN

© 2018 DoanhNhanPlus.VN - Giấy phép số: 577/GP-BTTTT do BTTTT cấp.

Chào mừng trở lại!

Đăng nhập vào tài khoản của bạn

Bạn quên mật khẩu?

Retrieve your password

Vui lòng nhập email hay tên đăng nhập để reset mật khẩu

Đăng nhập
Thanks for Sharing

Many thanks and highly appreciate your prompt action and the article.

33win

kuwin

188bet

97win

Good88

For88

U888

Top88

Go99

188bet

188bet

xoso66

77bet

ww88

good88

c54

  • Đăng nhập
  • Trang chủ
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Chuyện làm ăn
    • Hàng không
    • Tài chính
      • Chứng khoán
      • Ngân hàng
      • Bảo hiểm
      • Vàng
    • Thị trường
    • Bất động sản
      • Dự án
    • Hành Trình Thành Công
      • Khởi nghiệp
      • Quản trị
      • Marketing
      • Nhân sự
    • Đọc báo giùm bạn
      • Thời sự
      • Điểm tin
      • Thế giới
    • DoanhNhan-Hub
      • Khuyến mãi
      • Sự kiện
      • Hội thảo
      • Đào tạo
      • Thương mại
  • Doanh nhân
    • Góc nhìn
    • DN+trò chuyện
    • Nhân vật
    • Chia sẻ
    • Người dẫn đầu
  • Nhịp sống
    • Giáo dục
      • Du học
      • Chọn trường
      • Học bổng
    • Gia đình
      • Chuyện nhà tôi
      • Sống
      • Mối quan hệ
    • Sống khoẻ
      • Sức khoẻ
      • Dinh dưỡng
      • Y tế
      • Thư gởi người bận rộn
      • Thể thao
    • Du lịch
      • Điểm đến
      • Khách sạn – Resort
    • Ẩm thực
      • Món ngon
      • Hương vị quê nhà
      • Thức uống
      • Nhà hàng
    • Không gian sống
      • Kiến trúc
      • Nhà đẹp
      • Văn phòng
  • Văn hoá
    • Giải trí
      • Âm nhạc
      • Phim
      • Sân khấu
      • Sao & Showbiz
      • Truyền hình
    • Nghệ thuật
      • Hội họa
      • Nhiếp ảnh
    • Sách
    • Tản mạn
      • Truyện ngắn
      • Suy ngẫm
      • Trà dư tửu hậu
      • Thư giãn
    • Kiến thức
      • Chuyện lạ
      • Tư liệu
  • Lịch lãm
    • Thời trang
      • Bộ ảnh thời trang
      • Trang sức
      • Phụ kiện
      • Style guide
      • Trend
    • Làm đẹp
      • Bí quyết làm đẹp
      • Mỹ phẩm
    • Góc đàn ông
    • Đồng hồ
    • Shopping
    • DN+chọn
  • Xe
    • Xe hơi
    • Góc Biker
    • Du thuyền
    • Khám phá
  • Công nghệ
    • Điện thoại
    • Máy tính
    • Máy tính bảng
    • Nghe nhìn
    • Máy ảnh
    • Nhịp sống số
    • Thiết bị gia đình

© 2018 DoanhNhanPlus.VN - Giấy phép số: 577/GP-BTTTT do BTTTT cấp.