Báo doanh nhân - DoanhnhanPlus.vn
18/05/2025
  • Đăng nhập
  • Trang chủ
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Chuyện làm ăn
    • Hàng không
    • Tài chính
      • Chứng khoán
      • Ngân hàng
      • Bảo hiểm
      • Vàng
    • Thị trường
    • Bất động sản
      • Dự án
    • Hành Trình Thành Công
      • Khởi nghiệp
      • Quản trị
      • Marketing
      • Nhân sự
    • Đọc báo giùm bạn
      • Thời sự
      • Điểm tin
      • Thế giới
    • DoanhNhan-Hub
      • Khuyến mãi
      • Sự kiện
      • Hội thảo
      • Đào tạo
      • Thương mại
  • Doanh nhân
    • Góc nhìn
    • DN+trò chuyện
    • Nhân vật
    • Chia sẻ
    • Người dẫn đầu
  • Nhịp sống
    • Giáo dục
      • Du học
      • Chọn trường
      • Học bổng
    • Gia đình
      • Chuyện nhà tôi
      • Sống
      • Mối quan hệ
    • Sống khoẻ
      • Sức khoẻ
        • Sức khoẻ tình dục
      • Dinh dưỡng
      • Y tế
      • Thư gởi người bận rộn
      • Thể thao
        • Golf
        • Quần vợt
        • Bóng đá
    • Du lịch
      • Điểm đến
        • Tours du lịch
      • Khách sạn – Resort
    • Ẩm thực
      • Món ngon
      • Hương vị quê nhà
      • Thức uống
      • Nhà hàng
        • Party
    • Không gian sống
      • Kiến trúc
      • Nhà đẹp
      • Văn phòng
  • Văn hoá
    • Giải trí
      • Âm nhạc
      • Phim
      • Sân khấu
      • Sao & Showbiz
      • Truyền hình
    • Nghệ thuật
      • Hội họa
      • Nhiếp ảnh
    • Sách
    • Tản mạn
      • Truyện ngắn
      • Suy ngẫm
      • Trà dư tửu hậu
      • Thư giãn
        • Thang thuốc bổ
    • Kiến thức
      • Chuyện lạ
      • Tư liệu
  • Lịch lãm
    • Thời trang
      • Bộ ảnh thời trang
      • Trang sức
      • Phụ kiện
      • Style guide
      • Trend
    • Làm đẹp
      • Bí quyết làm đẹp
        • Tin làm đẹp
      • Mỹ phẩm
    • Góc đàn ông
    • Đồng hồ
    • Shopping
    • DN+chọn
  • Xe
    • Xe hơi
    • Góc Biker
    • Du thuyền
    • Khám phá
  • Công nghệ
    • Điện thoại
    • Máy tính
    • Máy tính bảng
    • Nghe nhìn
    • Máy ảnh
    • Nhịp sống số
    • Thiết bị gia đình
CHIA SẺ
  • Trang chủ
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Chuyện làm ăn
    • Hàng không
    • Tài chính
      • Chứng khoán
      • Ngân hàng
      • Bảo hiểm
      • Vàng
    • Thị trường
    • Bất động sản
      • Dự án
    • Hành Trình Thành Công
      • Khởi nghiệp
      • Quản trị
      • Marketing
      • Nhân sự
    • Đọc báo giùm bạn
      • Thời sự
      • Điểm tin
      • Thế giới
    • DoanhNhan-Hub
      • Khuyến mãi
      • Sự kiện
      • Hội thảo
      • Đào tạo
      • Thương mại
  • Doanh nhân
    • Góc nhìn
    • DN+trò chuyện
    • Nhân vật
    • Chia sẻ
    • Người dẫn đầu
  • Nhịp sống
    • Giáo dục
      • Du học
      • Chọn trường
      • Học bổng
    • Gia đình
      • Chuyện nhà tôi
      • Sống
      • Mối quan hệ
    • Sống khoẻ
      • Sức khoẻ
        • Sức khoẻ tình dục
      • Dinh dưỡng
      • Y tế
      • Thư gởi người bận rộn
      • Thể thao
        • Golf
        • Quần vợt
        • Bóng đá
    • Du lịch
      • Điểm đến
        • Tours du lịch
      • Khách sạn – Resort
    • Ẩm thực
      • Món ngon
      • Hương vị quê nhà
      • Thức uống
      • Nhà hàng
        • Party
    • Không gian sống
      • Kiến trúc
      • Nhà đẹp
      • Văn phòng
  • Văn hoá
    • Giải trí
      • Âm nhạc
      • Phim
      • Sân khấu
      • Sao & Showbiz
      • Truyền hình
    • Nghệ thuật
      • Hội họa
      • Nhiếp ảnh
    • Sách
    • Tản mạn
      • Truyện ngắn
      • Suy ngẫm
      • Trà dư tửu hậu
      • Thư giãn
        • Thang thuốc bổ
    • Kiến thức
      • Chuyện lạ
      • Tư liệu
  • Lịch lãm
    • Thời trang
      • Bộ ảnh thời trang
      • Trang sức
      • Phụ kiện
      • Style guide
      • Trend
    • Làm đẹp
      • Bí quyết làm đẹp
        • Tin làm đẹp
      • Mỹ phẩm
    • Góc đàn ông
    • Đồng hồ
    • Shopping
    • DN+chọn
  • Xe
    • Xe hơi
    • Góc Biker
    • Du thuyền
    • Khám phá
  • Công nghệ
    • Điện thoại
    • Máy tính
    • Máy tính bảng
    • Nghe nhìn
    • Máy ảnh
    • Nhịp sống số
    • Thiết bị gia đình
CHIA SẺ
DoanhnhanPlus.vn

Tản Đà với người đương thời

Nguyễn Hữu SơnĐăng bởi Nguyễn Hữu Sơn
09/12/2021
Trong Văn hoá

Tản Đà (1889-1939) – thi sĩ của những “Giấc mộng con”, “Giấc mộng lớn”; kẻ sĩ đau đáu phản tư trước vận mệnh quốc gia, dân tộc với “Bức dư đồ rách” và Dân hai nhăm triệu ai người lớn?/ Nước bốn nghìn năm vẫn trẻ con (Mậu Thìn xuân cảm); nhà dịch thuật tài ba với những áng Đường thi và Liêu Trai xuất sắc; nhà nghệ sĩ “tửu đồ” ngất ngưởng thị tài giữ vai trò giao thời cận – hiện đại có một vị thế đặc biệt trong lịch sử văn học Việt Nam giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX.

Trước áp lực cuộc cách mạng xã hội 1945, toàn bộ di sản Tản Đà từng bị đẩy về quá khứ, chỉ còn lại chơ vơ một lời Thề non nước gắn với “khối mâu thuẫn lớn” và những khác biệt trong tâm thế hai ngã rẽ tiếp nhận khác nhau trong hoàn cảnh đất nước qua phân hai miền. Đến nay, việc tìm về tiếng nói “người đương thời bàn về Tản Đà” chính là nhằm xác định ý kiến người đồng thời, đồng hành, trong cuộc, chứng nghiệm, trong đúng không khí, môi trường sinh quyển thời Tản Đà mà cảm nhận, ghi nhận và đánh giá về ông.

Tản Đà với người đương thời - 1
Tản Đà (1889-1939)

Muốn xem xét ý kiến người đương thời bàn về Tản Đà thế nào trước hết cần làm công việc sưu tầm lại toàn bộ những bài viết trên tất cả các loại sách báo khắp trong Nam ngoài Bắc, chí ít từ thời Đông Dương tạp chí (1913-1917) cho đến khi Tản Đà qua đời, rồi nối theo quán tính cho đến Cách mạng 1945. Việc phân loại ý kiến người đương thời bàn về Tản Đà cũng có nhiều kiểu cách: xếp theo thời gian và chia giai đoạn, theo đời người và đời thơ, theo thể loại thơ văn và hoạt động xuất bản, theo thể chế xã hội và các vùng Địa – văn hóa…

Trên thực tế, ngay khi xuất hiện trên Đông Dương tạp chí, cây bút trẻ Tản Đà đã được Tòa soạn ghi nhận: “Bản quán duyệt qua tập văn ấy, thì thấy ông Nguyễn Khắc Hiếu cũng là một văn sĩ có biệt tài, có lý tưởng riêng, ngắm cảnh vật một cách kỳ khôi, lạ thay cho một bậc thiếu niên!” (1915)… Kịp đến khi Tản Đà xuất bản Giấc mộng con I đã được Dương Bá Trạc (1884-1944) vinh danh trong lời đề tựa: “Mới mươi mười lăm năm nay, sĩ phu trong nước mới có cái khuynh hướng về văn quốc âm, giọng Hàn Thuyên, hồn Đại Việt đã lập lòe một tia lửa sáng xuất hiện trong văn giới hoàn cầu. Ông Nguyễn Khắc Hiếu, Sơn Tây, chính là một tay kiện tướng trên trường hàn mặc ấy!” (1916)…

Vào giai đoạn Tản Đà mới nhập cuộc sáng tác, có thể nói chính Phạm Quỳnh (1892-1945) là một trong những người nhiệt thành giới thiệu, đánh giá toàn diện Tản Đà theo cả hai chiều khen – chê trên Đông Dương tạp chí và Nam phong tạp chí với các bài: Bàn về văn Nôm ông Nguyễn Khắc Hiếu (1917), Mộng hay mị? Nhân đọc Giấc mộng con của Nguyễn Khắc Hiếu, Tựa Khối tình bản chính (1918), Đài gương, Lên sáu của Nguyễn Khắc Hiếu, Đàn bà Tàu của Nguyễn Khắc Hiếu (1919), Thần tiền của Nguyễn Khắc Hiếu (1920)… Sau này hai tài năng ấy xa nhau, có thể vì một ông thiên về học thuật, chuẩn mực, một ông thiên về văn nghệ, lãng đãng mây ngàn.

Thế nên mói có loạt bài: Trận xung đột của hai ông Tản Đà, Chương Dân (X – Công luận, 1932), Ấm Hiếu không thể làm tú Khôi, hay là một cái tỷ – hiệu – luận giữa Phan Khôi và Nguyễn Khắc Hiếu (Chất Hằng Dương Tự Quán – Văn học tạp chí, 1933), Ông Nguyễn Khắc Hiếu với ông Lê Tràng Kiều, ông nào đáng là thầy dạy thi của ông nào? (Vân Hạc – Công luận, 1937), Hai ông Nguyễn Khắc Hiếu và Phan Khôi đã gặp nhau trong Huế, Đẹp và Thơ (Trần Đằng – Tràng An, 1939)…

Tản Đà với người đương thời - 2

Trên thực tế, ngay giữa giai đoạn thịnh thời và có được tiếng vang trên văn đàn, tác phẩm Tản Đà lại đã chia đôi chiến tuyến trong dư luận. Phía đồng thuận thì nhiệt tình chào đón, ngợi ca, tán dương nhưng cũng không thiếu lời chê bai, khích bác về sự cọc cạch giữa lối sống đời thường với vẻ đẹp thi ca Tản Đà. Nhà báo Bùi Thế Mỹ (1904-1943) tường tả trong bài Một vài dật sự về nhà thi sĩ Nguyễn Khắc Hiếu trong lúc ở Sài Gòn chuyện Tản Đà “hành phương Nam” trong ba năm 1926-1928, cộng tác với Đông Pháp thời báo, được ông Diệp Văn Kỳ biếu 1000 đồng, sau lại đùng đùng bỏ báo mà ra Bắc.

Bùi Thế Mỹ kể tiếp, có lần hai ông được người đẹp vì mến mộ thơ văn mà rước xe đến phố rượu Bình Lợi: “Hết câu chuyện văn chương đến câu chuyện tình ý, hết câu chuyện tình ý đến câu chuyện giang hồ, hết câu chuyện giang hồ đến câu chuyện phong tục, cuộc trò chuyện kéo dài mãi cho đến hai ba giờ khuya cũng chưa ngớt, và giá như không có tôi ở một bên, thì không chừng ông Tản Đà cũng đã mơ màng như mình đương ở trên gác kín với Chu Kiều Oanh trong Giấc mộng con thứ nhứt. Trong lúc đó thì chiếc xe hơi Location vẫn neo mãi ở dưới lầu. Khi trở về Sài Gòn, đã gần bốn giờ sáng. Dọc đường, ông Tản Đà đọc cho tôi nghe một câu văn cũ mà ông cho là hay lắm: Trăng bất như nhân, không phụ thử giang hồ chí khí; Thể tồn tri kỷ, hoặc tại hồ chi phấn chi hương” (Công luận, Sài Gòn, số 2571, ra ngày 6-2-1933, tr.6)…

Giữa đương thời phong trào Thơ mới cho đến trước khi Tản Đà qua đời, từ chỗ được suy tôn là bậc thi bá mở đường, dần dà ông trở thành đối tượng bị châm biếm, hý họa, đặc biệt trong mắt nhóm Tự lực văn đoàn. Thực ra, các mục bài chủ yếu cũng là hài hước, giễu nhại vui vui: Số ông Nguyễn Khắc Hiếu (Tứ Ly Tử – Phong hóa, 1933), Phong hóa tuần báo viếng An Nam tạp chí (Tú Mỡ – Phong hóa, 1933), Tản Đà quỷ cốc tử (Tú Mỡ – Tiểu thuyết thứ bảy, 1938), Tản Đà cốc tử (Bài họa đúng hết nguyên vận) (Tú Mỡ – Ngày nay, 1938), Hai chuyện lý thú về ông Tản Đà (Nguyễn Xuân Huy – Chuyện đời, 1938), Thi sĩ Tản Đà xoay nghề (Lê Ta – Ngày nay, 1939)… Đùng một cái, khi Tản Đà vừa mới qua đời (7-6-1939) thì chính Ngày nay lại đưa tin trước nhất: Ông Tản Đà tạ thế (10-6) rồi sau đó mới lục tục đến các báo Tràng An, Đuốc Tuệ, Tiểu thuyết thứ Năm, Tao đàn, Mới, Tiểu thuyết thứ Bảy… Chỉ riêng câu chuyện Tản Đà tạ thế và việc người khắp ba miền, từ giới văn chương đến quan lại, doanh nhân cùng phúng viếng cũng đã là một sự độc đáo và nói lên nhiều điều.

Chẳng hạn, vua Bảo Đại và Hoàng hậu Nam Phương ban 100$, quan Thống sứ De Tastes thắp hương 50$, Nguyễn Văn Tố – Tham tá Trường Bác cổ 10$, Vũ Đình Long 50$00, Nguyễn Tuân và Lưu Trọng Lư 45$, Học sinh Vô danh 1$, M. Vi Văn Định – Tổng đốc Hà Đông 5$, Nguyễn Kiểm – Cao Bằng 3$, Mll Nguyễn Thị Ngọ – Quảng Ngãi 3$, Mme Huỳnh Ngọc Hồ – Vũng Liêm, Nam Kỳ 30$, v.v. Tiếp đó là loạt bài mà chỉ riêng nhan đề cũng thể hiện được niềm yêu quý, trân trọng, tiếc thương nhà thơ núi Tản sông Đà: Cái duyên của Tản Đà (Khái Hưng), Công của thi sĩ Tản Đà (Xuân Diệu), Vài mẩu chuyện vui về thi sĩ Tản Đà (Khái Hưng), Cái sợ của Tản Đà khi chết rồi (Nhất Linh), Một tháng với Tản Đà – Đời làm báo của Tản Đà (Lâm Tuyền Khách)…

Tản Đà với người đương thời - 3

Sau khi Tản Đà qua đời thì làng văn mới chợt tỉnh về nỗi thiếu vắng bậc trưởng thượng tài danh, tài tử, tài hoa, tài tình và cũng thật nhiều tật. Riêng tạp chí Tao đàn đã có tới ba số chuyên đề về Tản Đà với đủ mỹ từ vinh danh và thương cảm: Sự thai nghén một thiên tài (Trương Tửu), Tản Đà triết học (Trúc Khê), Tản Đà họa sĩ (Nguyễn Công Hoan), Mộng và mộng (Lê Thanh), Ảnh hưởng Tản Đà đối với nhà văn lớp sau (Nguyễn Triệu Luật), Chén rượu vĩnh biệt (Nguyễn Tuân), Bây giờ đây, khi cái nắp quan tài đã đậy lại (Lưu Trọng Lư), Khóc Tản Đà (Trần Huyền Trân), Quyên, hạc bay cao vút tận trời (Tường Vân)…

Trên báo Tràng An (Huế) cũng có cả loạt bài: Bài điếu văn viếng thi sĩ Tản Đà (Nguyễn Văn Thư), Thi sĩ Tản Đà chưa viết trọn thuyết Thiên lương (Minh Châu), Yêu thi sĩ Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu thì phải bền lòng phụng sự chủ nghĩa quốc gia, Cái quan niệm tôn thân của thi sĩ Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu, Coi trong Giấc mộng con thứ hai ta được thấy rõ chủ nghĩa quốc gia chân chính của thi sĩ Nguyễn Khắc Hiếu (Bắc Hà), Cảm tình của thi sĩ Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu đối với chốn thần kinh (Long Thành), Sổ quyên trợ gia đình thi sĩ Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu (Hương Giang)…

Suốt mấy năm sau khi Tản Đà qua đời vẫn còn nhiều trang hồi ức, kỷ niệm, nhiều sách phác thảo chân dung và khảo luận thơ văn như của Lê Thanh (Thi sĩ Tản Đà, 1939), Dương Quảng Hàm (Tản Đà – Việt Nam văn học sử yếu, 1942), Hoài Thanh – Hoài Chân (Cung chiêu anh hồn Tản Đà – Thi nhân Việt Nam, 1942), Vũ Ngọc Phan (Nguyễn Khắc Hiếu – Biệt hiệu Tản Đà, 1942), Nguyễn Tố (Tản Đà thực phẩm, 1943), Nguyễn Văn Phúc (Tôi với Tản Đà, 1944), Nguyễn Mạnh Bổng (Thân thế và sự nghiệp văn chương của thi sĩ Tản Đà, 10-5-1945)… Đại diện cho cả một thế hệ, Hoài Thanh – Hoài Chân trong Cung chiêu anh hồn Tản Đà đã xác quyết: “Hội Tao đàn hôm nay đông đủ hầu khắp mặt thi nhân; chúng tôi một lòng thành kính xin rước anh hồn tiên sinh về chứng giám.

Anh em ở đây, tuy người sau kẻ trước, nhưng ai nấy đều là con đầu lòng của thế kỷ hai mươi. Trên hội Tao đàn, chỉ tiên sinh là người của hai thế kỷ. Tiên sinh sẽ đại biểu cho một lớp người để chứng giám công việc lớp người kế tiếp. Ở địa vị ấy còn có ai xứng đáng hơn tiên sinh (…). Có tiên sinh người ta sẽ thấy rõ chúng tôi không phải là những quái thai của thời đại, những đứa thất cước không có liên lạc gì với quá khứ của giống nòi. Có tiên sinh, trên Tao đàn sẽ còn phảng phất chút bình yên trong tin tưởng, chút thích tháng mà từ lâu chúng tôi đã mất. Thôi, chúng tôi không muốn nói nhiều, Hội Tao đàn đến lúc mở. Xin tiên sinh hãy khai hội bằng ít bài thơ” (Thi nhân Việt Nam)…

Tản Đà với người đương thời - 5

Thay cho lời kết, xin dẫn lại đoạn văn chân thật, – rất đời và thơ, rất rượu và xuân, rất Tản Đà và Sài Gòn, rất một thời và mãi mãi, – trong bài Đêm ba mươi tết uống rượu với Tản Đà của ký giả Tùng Lâm:

“Chiều 30 tết, Tản Đà một mình tự mang theo một bì rượu Mai Khối Lộ từ Sài Gòn vào Bà Chiểu, nơi trú ngụ của tôi lúc bấy giờ. Tôi cùng ông bạn Huyền Am (Tú Cầu) đang ngồi uống rượu, bỗng đâu thấy Tản Đà ngoài cửa lù lù vào…

… Thế là ba chúng tôi tình cờ được một bữa tửu ý ngỏa nguê! Từ 6 giờ tối đến 12 giờ khuya, bì Mai Khối Lộ cạn khô, hai chai rượu Thủ Đức cũng ráo cạn, chuyện vẫn om sòm, thi tứ phun ra tua tủa mặc dầu chung quanh hàng xóm nổ vang tiếng pháo giao thừa.

Tản Đà thừa hứng mới bảo hai chúng tôi:

– Bây giờ chúng ta nhân đêm trừ tịch, ta rảo đến xóm Bình Khang thưởng hoa đầu năm mới thú. Nào các bác có biểu đồng tình không? Sẵn đây tớ có “mười của” (mười đồng bạc), liệu có đủ không?

Huyền Âm nói: “Xào khô thì được, chứ còn… thì phải thêm, vì là món “mở hàng” đầu năm. Nhưng không sao, tớ viết liễn còn tiền đây, có lẽ thừa sức tổ chức”.

Tôi cũng nói đùa giọng Nam Kỳ: “Dậy thì cập tàu thôi”. Tản Đà ngơ ngẩn không hiểu, hỏi “cập tàu” nghĩa là gì?

– Như ở Bắc ta nói “che làn” vậy.

Thế là cả ba chúng tôi đều ra đi. Bà Bảy Giẹo, một bà chủ tao kê có danh ở Bà Chiểu, có lẽ lúc bấy giờ bạn làng chơi không ai không biết tiếng. Chúng tôi dẫn Tản Đà vào đó… Tản Đà thi sĩ thụt lùi không dám vào trước, phải nhượng bộ cho hai chúng tôi. Bà Bảy Giẹo trông thấy cả ba người, duy có một mình Tản Đà khăn đen, áo dài đàng hoàng nên tỏ ý tôn trọng hơn. Hơn nữa, thấy Tản Đà cúi chào một cách cung kính, mụ càng đáp lại với một giọng nói lễ phép và vui vẻ” (Tràng An báo, số 117, ra ngày 9-2-1943, tr.4)…

Từ khoá: KTNN 1024người đương thờiNguyễn Tuânnhà thơ Lưu Trọng LưTản Đà

Bạn có thể quan tâm

'Rể Việt' Jung Il-Woo tham gia phim điện ảnh Việt-Hàn cùng Hồng Đào, Tuấn Trần - 2
Phim

‘Rể Việt’ Jung Il-Woo tham gia phim điện ảnh Việt-Hàn cùng Hồng Đào, Tuấn Trần

09/05/2025
UOB Painting of the Year
Hội họa

Cuộc thi UOB Painting of the Year 2025 chính thức khởi động tại Việt Nam

09/05/2025
Dàn diễn viên lồng tiếng cực đỉnh xuất hiện tại buổi ra mắt cho bộ phim Hàn Quốc Holy Night: Đội Săn Quỷ - 4
Phim

Dàn diễn viên lồng tiếng cực đỉnh xuất hiện tại buổi ra mắt cho bộ phim Hàn Quốc Holy Night: Đội Săn Quỷ

06/05/2025
Phim

‘Rể Việt’ Jung Il-Woo tham gia phim điện ảnh Việt-Hàn cùng Hồng Đào, Tuấn Trần

09/05/2025
Phim

Dàn diễn viên lồng tiếng cực đỉnh xuất hiện tại buổi ra mắt cho bộ phim Hàn Quốc Holy Night: Đội Săn Quỷ

06/05/2025
Phim

Lật Mặt 8: Vòng Tay Nắng đạt kỷ lục phim Việt có số vé đặt trước cao nhất mọi thời đại

28/04/2025

DOANHNHAN+ĐỀ XUẤT

Kể chuyện tình yêu qua các ca khúc của The Beatles 5
Sao & Showbiz

Danny Boyle: Kể chuyện tình yêu qua các ca khúc của The Beatles

Đăng bởi Vân Dương
01/07/2019
Trà Ngọc Hằng khoe “món quà” vô giá trong dịp sinh nhật
Sao & Showbiz

Trà Ngọc Hằng khoe “món quà” vô giá trong dịp sinh nhật

Đăng bởi Will Phong
31/12/2021
Tuấn Trần trở lại cuộc đua web drama với dự án “Xin chào papa” 02
Giải trí

Tuấn Trần trở lại cuộc đua web drama với dự án “Xin chào papa”

Đăng bởi Liên Hương
14/06/2020
Kim Ok Bin – Ác nữ báo thù
Sao & Showbiz

Kim Ok Bin – Ác nữ báo thù

Đăng bởi Vân Dương
29/07/2017
Katherine Waterston – Nữ phù thủy nước Mỹ
Sao & Showbiz

Katherine Waterston – Nữ phù thủy nước Mỹ

Đăng bởi Vân Dương
18/11/2016
Quách Phú Thành – Từ ngôi sao thần tượng đến Ảnh đế
Sao & Showbiz

Quách Phú Thành – Từ ngôi sao thần tượng đến Ảnh đế

Đăng bởi Vân Dương
18/04/2016
Trương Quốc Vinh đóng vai đồng tính nhiều nhất màn ảnh Hoa ngữ
Sao & Showbiz

Trương Quốc Vinh đóng vai đồng tính nhiều nhất màn ảnh Hoa ngữ

Đăng bởi Thủy Bích
03/04/2018
Xem thêm
Facebook Youtube Instagram TikTok Threads
DoanhnhanPlus.vn

Mái nhà chung để những người bận rộn
cùng chia sẻ kinh nghiệm sống
và chuyện làm ăn.
Cầu nối cho những ý tưởng
khởi nghiệp sáng tạo.
Không gian chia sẻ, giao lưu văn hoá,
giải trí, mua sắm của doanh nhân.

DMCA.com Protection Status

VỀ CHÚNG TÔI

  • Giới thiệu
  • Liên hệ quảng cáo
  • Quy chế hoạt động
  • Nội quy

Giấy phép số 577/GP-BTTT do Bộ TTTT
cấp ngày 22/11/2017.

Chịu trách nhiệm nội dung:
Lý Mỹ
Công ty Truyền thông Nguyễn Văn Vinh
10/29 Trần Nhật Duật, Q 1, TPHCM
(84) 2838469899

ĐẶT BÁO DÀI HẠN

© 2018 DoanhNhanPlus.VN - Giấy phép số: 577/GP-BTTTT do BTTTT cấp.

Chào mừng trở lại!

Đăng nhập vào tài khoản của bạn

Bạn quên mật khẩu?

Retrieve your password

Vui lòng nhập email hay tên đăng nhập để reset mật khẩu

Đăng nhập
Thanks for Sharing

Many thanks and highly appreciate your prompt action and the article.

33win

kuwin

188bet

97win

Good88

For88

U888

Top88

Go99

188bet

188bet

xoso66

77bet

ww88

good88

c54

  • Đăng nhập
  • Trang chủ
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Chuyện làm ăn
    • Hàng không
    • Tài chính
      • Chứng khoán
      • Ngân hàng
      • Bảo hiểm
      • Vàng
    • Thị trường
    • Bất động sản
      • Dự án
    • Hành Trình Thành Công
      • Khởi nghiệp
      • Quản trị
      • Marketing
      • Nhân sự
    • Đọc báo giùm bạn
      • Thời sự
      • Điểm tin
      • Thế giới
    • DoanhNhan-Hub
      • Khuyến mãi
      • Sự kiện
      • Hội thảo
      • Đào tạo
      • Thương mại
  • Doanh nhân
    • Góc nhìn
    • DN+trò chuyện
    • Nhân vật
    • Chia sẻ
    • Người dẫn đầu
  • Nhịp sống
    • Giáo dục
      • Du học
      • Chọn trường
      • Học bổng
    • Gia đình
      • Chuyện nhà tôi
      • Sống
      • Mối quan hệ
    • Sống khoẻ
      • Sức khoẻ
      • Dinh dưỡng
      • Y tế
      • Thư gởi người bận rộn
      • Thể thao
    • Du lịch
      • Điểm đến
      • Khách sạn – Resort
    • Ẩm thực
      • Món ngon
      • Hương vị quê nhà
      • Thức uống
      • Nhà hàng
    • Không gian sống
      • Kiến trúc
      • Nhà đẹp
      • Văn phòng
  • Văn hoá
    • Giải trí
      • Âm nhạc
      • Phim
      • Sân khấu
      • Sao & Showbiz
      • Truyền hình
    • Nghệ thuật
      • Hội họa
      • Nhiếp ảnh
    • Sách
    • Tản mạn
      • Truyện ngắn
      • Suy ngẫm
      • Trà dư tửu hậu
      • Thư giãn
    • Kiến thức
      • Chuyện lạ
      • Tư liệu
  • Lịch lãm
    • Thời trang
      • Bộ ảnh thời trang
      • Trang sức
      • Phụ kiện
      • Style guide
      • Trend
    • Làm đẹp
      • Bí quyết làm đẹp
      • Mỹ phẩm
    • Góc đàn ông
    • Đồng hồ
    • Shopping
    • DN+chọn
  • Xe
    • Xe hơi
    • Góc Biker
    • Du thuyền
    • Khám phá
  • Công nghệ
    • Điện thoại
    • Máy tính
    • Máy tính bảng
    • Nghe nhìn
    • Máy ảnh
    • Nhịp sống số
    • Thiết bị gia đình

© 2018 DoanhNhanPlus.VN - Giấy phép số: 577/GP-BTTTT do BTTTT cấp.