Trí tuệ nhân tạo (AI) được phát triển nhằm nâng cao chất lượng sống của con người. Tuy được tạo ra với mục đích tốt và có tương lai tươi sáng, AI vẫn gây ra nhiều lo ngại về mục đích sử dụng công nghệ này cũng như tính đạo đức của trí thông minh nhân tạo đối với loài người.
Viễn cảnh AI muốn thay thế loài người trên Trái đất không phải mới mẻ và là chủ đề yêu thích của các nhà làm phim, tiểu thuyết gia. Các hãng công nghệ cạnh tranh với nhau trong cuộc đua phát triển AI và đưa vào ứng dụng thực tiễn. Tuy nhiên, dường như chưa hãng nào muốn bắt đầu trong cuộc đua về đạo đức và các chuẩn mực dành cho trí tuệ nhân tạo.
Trí tuệ nhân tạo (AI) có quan tâm đến đạo đức?
Sự bùng nổ của Trí tuệ Nhân tạo (AI) trong thế kỷ 21 mang đến tương lai đầy hứa hẹn về việc giải phóng những tiềm năng vô hạn, cả tốt và xấu.
Trong khi cuộc tranh luận về tính khả thi của AI đang diễn ra sôi nổi thì một sự thật ngày càng hiện rõ: công nghệ học máy hiện tại và trong tương lai sẽ biến đổi cuộc sống và xã hội loài người theo cách chúng ta chưa thể hình dung. Người ta dự đoán rằng khoảng một nửa công việc hiện tại sẽ biến mất trong vòng 20 năm tới.
Trong khi đó, các chính phủ và công ty đang nhanh chóng triển khai các ứng dụng của AI, từ quảng cáo nhắm tới khách hàng mục tiêu, cho tới theo dõi, do thám, đánh giá tín dụng xã hội và dự báo tội phạm.
Những diễn tiến này đang gây ra quan ngại ngày càng lớn về những tác động xã hội của AI, khiến nhiều người bắt đầu kêu gọi phải có các chế ước pháp luật và chuẩn mực đạo đức đối với việc ứng dụng AI.
Vậy AI có cần quan tâm đến đạo đức hay không? Cuộc cách mạng công nghệ hiện tại có gì khác biệt so với những biến đổi công nghệ trong quá khứ? Chúng ta nên suy nghĩ về một thế giới với sự phổ biến của AI như thế nào và có thể áp dụng những chuẩn mực gì để kiểm soát những sáng tạo của chính chúng ta?…
Những câu hỏi này sẽ được Tiến sĩ Christopher Cường Nguyễn, Chủ tịch và CEO của Công ty Arimo từ Thung lũng Silicon giải đáp trong buổi nói chuyện tại Đại học Fulbright Việt Nam vào lúc 3.30 ngày Thứ hai, 18 tháng Ba năm 2019.
Tiến sĩ Christopher Cường Nguyễn (Đại học Stanford) là một doanh nhân gốc Việt nổi danh trong cộng đồng khởi nghiệp ở Thung lũng Silicon, Mỹ.
Công ty Arimo do ông sáng lập và điều hành được Fast Company xếp hạng là một trong những công ty đổi mới sáng tạo nhất trên thế giới trong lĩnh vực khoa học dữ liệu và máy học, với phần mềm nổi tiếng AI Behavioral.
Trước đó, ông là một giám đốc kỹ thuật của Google, chịu trách nhiệm phát triển Gmail và các ứng dụng khác của tập đoàn công nghệ khổng lồ này.
Tiến sĩ Christopher Cường Nguyễn, Chủ tịch và CEO của Công ty Arimo từ Thung lũng Silicon sẽ giải đáp trong buổi nói chuyện tại Đại học Fulbright Việt Nam về chủ đề AI và vấn đề đạo đức.
Đăng ký tham dự: https://bit.ly/2EEDTtm
______
Thời gian: Thứ Hai, 18- 3-2019 lúc 15g00
Địa điểm: Fulbright University Vietnam
105 Tôn Dật Tiên, Tân Phú, Quận 7, Hồ Chí Minh
Ngôn ngữ: tiếng Anh và tiếng Việt