Trong phiên giao dịch mà VN-Index điều chỉnh, VIC tiếp tục tăng và chính thức vượt qua VNM về giá trị vốn hóa lớn nhất thị trường, đạt hơn 303.000 tỷ đồng.Phiên chiều nay, sau ít phút cố gắng kéo chỉ số VN-Index trở lại sắc xanh thì chỉ số đã gần như rơi khá nhanh, VN-Index lao xuống dưới ngưỡng 1.165 điểm, trước khi hồi dần trở lại về cuối phiên.
Tất cả mong đợi đợt khớp ATC sẽ cứu vãn chỉ số, tuy nhiên, không có bất ngờ nào, thậm chí chỉ số còn bị kéo xuống đôi chút, VN-Index chính thức giảm điểm sau 2 phiên chỉ giữ được sắc xanh nhạt gần đây.
Đóng cửa, sàn HOSE có 128 mã tăng và 171 mã giảm, VN-Index giảm 5,21 điểm (-0,44%), xuống 1.167,03 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 185,25 triệu đơn vị, giá trị 6.610,78 tỷ đồng, giảm hơn 11% về khối lượng nhưng tăng hơn 7% về giá trị so với phiên hôm qua. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp gần 35 triệu đơn vị, giá trị 2.358 tỷ đồng, với 4,72 triệu cổ phiếu VJC trị giá 991 tỷ đồng và 5,73 triệu cổ phiếu NVL trị giá 361 tỷ đồng.
Như đã nêu trên, cổ phiếu VIC hôm nay tiếp tục duy trì đà tăng, đóng cửa lên mức cao nhất lịch sử giá kể từ khi niêm yết khi +0,4% lên 115.000 đồng/cổ phiếu, với 1,58 triệu đơn vị khớp lệnh. Trong khi đó, VNM giảm 1,9% xuống 207.000 đồng/cổ phiếu.
Qua đó, chốt phiên hôm nay, giá trị vốn hóa của VIC đã lên hơn 303.336 tỷ đồng, vượt qua VNM trở thành cổ phiếu có giá trị vốn hóa lớn nhất thị trường (vốn hóa của VNM đạt 300.411 tỷ đồng).
Diễn biến nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn tiếp tục phân hóa tương tự phiên sáng. Trong khi VNM, GAS, BID, CTG, MSN, VJC giảm, thì VIC, VCB và VPB tăng nhẹ, SAB đứng tham chiếu.
Cụ thể, GAS giảm 0,4% xuống 126.500 đồng/cổ phiếu; BID giảm 1,2% xuống 44.000 đồng/cổ phiếu; MSN giảm 0,8% xuống 109.500 đồng/cổ phiếu; VJC giảm 1,3% xuống 222.000 đồng/cổ phiếu; CTG giảm 0,6% xuống 35.000 đồng/cổ phiếu, khớp 4,3 triệu đơn vị.
Ngược lại, VCB tăng 0,7% lên 71.000 đồng/cổ phiếu, khớp 1,45 triệu đơn vị; VPB tăng 0,5% lên 65.200 đồng/cổ phiếu, khớp 3,42 triệu đơn vị. SAB đứng tham chiếu ở mức 239.100 đồng/cổ phiếu.
Trong nhóm ngân hàng, ngoài sự hồi phục của VCB và đà tăng của VPB thì chỉ tăng điểm chỉ còn HDB tăng 1,2% lên 46.000 đồng/cổ phiếu, khớp 3,6 triệu đơn vị và EIB tăng 0,7% lên 14.000 đồng/cổ phiếu, còn lại đều giảm.
STB giảm 0,7% xuống 15.250 đồng/cổ phiếu, khớp gần 6 triệu đơn vị; MBB giảm 0,6% xuống 35.200 đồng/cổ phiếu, khớp 3,43 triệu đơn vị.
Nhóm VN30 tăng điểm chỉ còn HPG, FPT, NVL, CII, và NT2 trong đó, HPG tăng 1,5% lên 60.800 đồng/cổ phiếu, khớp hơn 3,6 triệu đơn vị; FPT tăng 1,% lên 59.500 đồng/cổ phiếu; CII tăng 0,5% lên 30.850 đồng/cổ phiếu; NVL tăng 0,3% lên 66.300 đồng/cổ phiếu; NT2 tăng 0,2% lên 30.850 đồng/cổ phiếu, khớp lệnh nhóm này trên dưới 1 triệu đơn vị.
Trong khi đó, áp lực chốt lời ngoài 2 mã ngân hàng STB và CTG thì còn có SSI và SBT, ROS, DPM…
SSI giảm 1,3% xuống 39.000 đồng/cổ phiếu, khớp 3,86 triệu đơn vị; SBT giảm 1,4% xuống 17.100 đồng/cổ phiếu, khớp 2,2 triệu đơn vị, DPM giảm 0,2% xuống 21.950 đồng/cổ phiếu, khớp hơn 1 triệu đơn vị, ROS thuộc nhóm giảm mạnh nhất khi mất 6,7% xuống 134.700 đồng/cổ phiếu, khớp 1,26 triệu đơn vị.
Ngoài ROS thì nhóm giảm đáng kể còn có DHG giảm 3,8% xuống 108.100 đồng/cổ phiếu; BMP giảm 3,4% xuống 70.000 đồng/cổ phiếu; REE giảm 2,1% xuống 37.800 đồng/cổ phiếu; CTD giảm 2% xuống 149.100 đồng/cổ phiếu…
Nhóm cổ phiếu thị trường hôm nay FLC thanh khoản cao nhất với gần 14 triệu đơn vị khớp lệnh, nhưng đóng cửa giảm 2,9% xuống 6.260 đồng/cổ phiếu.
IDI đánh mất sắc xanh trong phiên sáng, đóng cửa dừng ở tham chiếu 13.800 đồng/cổ phiếu, khớp hơn 11,5 triệu đơn vị, chỉ đứng sau FLC về thanh khoản.
Nhóm cổ phiếu bất động sản, xây dựng đáng chú ý có SCR, khi tăng 1,6% lên 12.750 đồng/cổ phiếu, khớp hơn 6 triệu đơn vị, DIG tăng 2% lên 26.000 đồng/cổ phiếu, có hơn 3 triệu đơn vị khớp; VRE nhận ảnh hưởng tốt của VIC, cũng đã tăng 0,4% lên 51.000 đồng/cổ phiếu, khớp 1,54 triệu đơn vị; PDR tăng 1,9% lên 40.500 đồng/cổ phiếu, khớp 1,95 triệu đơn vị…
Nhóm cổ phiếu khác giảm điểm hoặc đứng tham chiếu như DXG, KBC, HQC, HBC, NBB….
Điểm nhấn khác trong phiên hôm nay có lẽ thuộc về TLD, HVG, CVT và NVT. Trong khi TLD, HVG, CVT có sắc tím, thanh khoản khá tốt, đặc biệt là TLD, sau khi mở cửa ở mức giá sàn, đã được kéo lên kịch trần trong phiên chiều +6,8% lên 16.500 đồng/cổ phiếu.
Còn NVT vẫn nằm sàn 4 phiên liên tiếp, -6,8% xuống 5.310 đồng/cổ phiếu, và trắng bên mua.
Trên sàn HNX, chỉ số HNX-Index diễn biến khá tương đồng với VN-Index, khi chớm xanh trong đầu phiên chiều, nhưng sau đó đã bị đẩy xuống rất nhanh và đóng cửa trong sắc đỏ, và vẫn chỉ còn CEO và VC3 như phiên sáng giữ đà tăng, còn lại đều giảm như SHB, PVS, ACB, SHS, PVI, VCG, VGC…
Cụ thể, CEO tăng 7,8% lên 13.900 đồng/cổ phiếu, khớp hơn 4,65 triệu đơn vị; VC3 tăng 0,6% lên 18.000 đồng/cổ phiếu.
SHB giảm 0,8% xuống 12.900 đồng/cổ phiếu, khớp 7,6 triệu đơn vị; PVS giảm 5,9% xuống 20.800 đồng/cổ phiếu, khớp 5,56 triệu đơn vị; ACB giảm 0,6% xuống 46.600 đồng/cổ phiếu, khớp hơn 2 triệu đơn vị; SHS giảm 0,4% xuống 23.300 đồng/cổ phiếu, khớp hơn 1 triệu đơn vị…
Đóng cửa, sàn HNX có 82 mã tăng và cũng có 82 mã giảm, HNX-Index giảm 0,68 điểm (-0,51%), xuống 131,88 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 40,26 triệu đơn vị, giá trị 674,41 tỷ đồng, giảm nhẹ về khối lượng và giảm hơn 11% về giá trị so với phiên hôm qua. Giao dịch thỏa thuận có thêm gần 1,6 triệu đơn vị, giá trị 32,4 tỷ đồng.
Trên sàn UpCoM, chỉ số UpCoM-Index lại có diễn biến trái ngược 2 sàn HOSE và HNX, khi tăng từ sớm và duy trì đà tăng cho đến khi đóng cửa với lực mua đến từ nhiều mã cổ phiếu hot gần đây, trừ đà giảm đáng tiếc của BSR và DVN cũng như LPB bị kéo xuống tham chiếu.
Cụ thể, LPB đứng ở 15.100 đồng/cổ phiếu, khớp 2,8 triệu đơn vị; POW tăng 3,,8% lên 16.200 đồng/cổ phiếu, khớp 2,1 triệu đơn vị; HVN tăng 2,1% lên 48.700 đồng/cổ phiếu; VIB tăng 4,3% lên 40.900 đồng/cổ phiếu; IOL tăng 5,2% lên 20.200 đồng/cổ phiếu..
Trong khi đó, BSR giảm phiên thứ 6 liên tiếp, mất 0,4% xuống 25.700 đồng/cổ phiếu; DVN giảm 2,1% xuống 18.900 đồng/cổ phiếu; QNS giảm 3,8% xuống 55.800 đồng/cổ phiếu…
Đóng cửa, sàn UpCoM có 88 mã tăng và 49 mã giảm, UpCoM-Index tăng 0,46 điểm (+0,77%), lên 60,21 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 13,7 triệu đơn vị, giá trị 247,52 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm hơn 7,25 triệu đơn vị, giá trị 111,5 tỷ đồng.
– Theo ĐTCK
Phiên chiều nay, sau ít phút cố gắng kéo chỉ số VN-Index trở lại sắc xanh thì chỉ số đã gần như rơi khá nhanh, VN-Index lao xuống dưới ngưỡng 1.165 điểm, trước khi hồi dần trở lại về cuối phiên.
Tất cả mong đợi đợt khớp ATC sẽ cứu vãn chỉ số, tuy nhiên, không có bất ngờ nào, thậm chí chỉ số còn bị kéo xuống đôi chút, VN-Index chính thức giảm điểm sau 2 phiên chỉ giữ được sắc xanh nhạt gần đây.
Đóng cửa, sàn HOSE có 128 mã tăng và 171 mã giảm, VN-Index giảm 5,21 điểm (-0,44%), xuống 1.167,03 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 185,25 triệu đơn vị, giá trị 6.610,78 tỷ đồng, giảm hơn 11% về khối lượng nhưng tăng hơn 7% về giá trị so với phiên hôm qua. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp gần 35 triệu đơn vị, giá trị 2.358 tỷ đồng, với 4,72 triệu cổ phiếu VJC trị giá 991 tỷ đồng và 5,73 triệu cổ phiếu NVL trị giá 361 tỷ đồng.
Như đã nêu trên, cổ phiếu VIC hôm nay tiếp tục duy trì đà tăng, đóng cửa lên mức cao nhất lịch sử giá kể từ khi niêm yết khi +0,4% lên 115.000 đồng/cổ phiếu, với 1,58 triệu đơn vị khớp lệnh. Trong khi đó, VNM giảm 1,9% xuống 207.000 đồng/cổ phiếu.
Qua đó, chốt phiên hôm nay, giá trị vốn hóa của VIC đã lên hơn 303.336 tỷ đồng, vượt qua VNM trở thành cổ phiếu có giá trị vốn hóa lớn nhất thị trường (vốn hóa của VNM đạt 300.411 tỷ đồng).
Diễn biến nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn tiếp tục phân hóa tương tự phiên sáng. Trong khi VNM, GAS, BID, CTG, MSN, VJC giảm, thì VIC, VCB và VPB tăng nhẹ, SAB đứng tham chiếu.
Cụ thể, GAS giảm 0,4% xuống 126.500 đồng/cổ phiếu; BID giảm 1,2% xuống 44.000 đồng/cổ phiếu; MSN giảm 0,8% xuống 109.500 đồng/cổ phiếu; VJC giảm 1,3% xuống 222.000 đồng/cổ phiếu; CTG giảm 0,6% xuống 35.000 đồng/cổ phiếu, khớp 4,3 triệu đơn vị.
Ngược lại, VCB tăng 0,7% lên 71.000 đồng/cổ phiếu, khớp 1,45 triệu đơn vị; VPB tăng 0,5% lên 65.200 đồng/cổ phiếu, khớp 3,42 triệu đơn vị. SAB đứng tham chiếu ở mức 239.100 đồng/cổ phiếu.
Trong nhóm ngân hàng, ngoài sự hồi phục của VCB và đà tăng của VPB thì chỉ tăng điểm chỉ còn HDB tăng 1,2% lên 46.000 đồng/cổ phiếu, khớp 3,6 triệu đơn vị và EIB tăng 0,7% lên 14.000 đồng/cổ phiếu, còn lại đều giảm.
STB giảm 0,7% xuống 15.250 đồng/cổ phiếu, khớp gần 6 triệu đơn vị; MBB giảm 0,6% xuống 35.200 đồng/cổ phiếu, khớp 3,43 triệu đơn vị.
Nhóm VN30 tăng điểm chỉ còn HPG, FPT, NVL, CII, và NT2 trong đó, HPG tăng 1,5% lên 60.800 đồng/cổ phiếu, khớp hơn 3,6 triệu đơn vị; FPT tăng 1,% lên 59.500 đồng/cổ phiếu; CII tăng 0,5% lên 30.850 đồng/cổ phiếu; NVL tăng 0,3% lên 66.300 đồng/cổ phiếu; NT2 tăng 0,2% lên 30.850 đồng/cổ phiếu, khớp lệnh nhóm này trên dưới 1 triệu đơn vị.
Trong khi đó, áp lực chốt lời ngoài 2 mã ngân hàng STB và CTG thì còn có SSI và SBT, ROS, DPM…
SSI giảm 1,3% xuống 39.000 đồng/cổ phiếu, khớp 3,86 triệu đơn vị; SBT giảm 1,4% xuống 17.100 đồng/cổ phiếu, khớp 2,2 triệu đơn vị, DPM giảm 0,2% xuống 21.950 đồng/cổ phiếu, khớp hơn 1 triệu đơn vị, ROS thuộc nhóm giảm mạnh nhất khi mất 6,7% xuống 134.700 đồng/cổ phiếu, khớp 1,26 triệu đơn vị.
Ngoài ROS thì nhóm giảm đáng kể còn có DHG giảm 3,8% xuống 108.100 đồng/cổ phiếu; BMP giảm 3,4% xuống 70.000 đồng/cổ phiếu; REE giảm 2,1% xuống 37.800 đồng/cổ phiếu; CTD giảm 2% xuống 149.100 đồng/cổ phiếu…
Nhóm cổ phiếu thị trường hôm nay FLC thanh khoản cao nhất với gần 14 triệu đơn vị khớp lệnh, nhưng đóng cửa giảm 2,9% xuống 6.260 đồng/cổ phiếu.
IDI đánh mất sắc xanh trong phiên sáng, đóng cửa dừng ở tham chiếu 13.800 đồng/cổ phiếu, khớp hơn 11,5 triệu đơn vị, chỉ đứng sau FLC về thanh khoản.
Nhóm cổ phiếu bất động sản, xây dựng đáng chú ý có SCR, khi tăng 1,6% lên 12.750 đồng/cổ phiếu, khớp hơn 6 triệu đơn vị, DIG tăng 2% lên 26.000 đồng/cổ phiếu, có hơn 3 triệu đơn vị khớp; VRE nhận ảnh hưởng tốt của VIC, cũng đã tăng 0,4% lên 51.000 đồng/cổ phiếu, khớp 1,54 triệu đơn vị; PDR tăng 1,9% lên 40.500 đồng/cổ phiếu, khớp 1,95 triệu đơn vị…
Nhóm cổ phiếu khác giảm điểm hoặc đứng tham chiếu như DXG, KBC, HQC, HBC, NBB….
Điểm nhấn khác trong phiên hôm nay có lẽ thuộc về TLD, HVG, CVT và NVT. Trong khi TLD, HVG, CVT có sắc tím, thanh khoản khá tốt, đặc biệt là TLD, sau khi mở cửa ở mức giá sàn, đã được kéo lên kịch trần trong phiên chiều +6,8% lên 16.500 đồng/cổ phiếu.
Còn NVT vẫn nằm sàn 4 phiên liên tiếp, -6,8% xuống 5.310 đồng/cổ phiếu, và trắng bên mua.
Trên sàn HNX, chỉ số HNX-Index diễn biến khá tương đồng với VN-Index, khi chớm xanh trong đầu phiên chiều, nhưng sau đó đã bị đẩy xuống rất nhanh và đóng cửa trong sắc đỏ, và vẫn chỉ còn CEO và VC3 như phiên sáng giữ đà tăng, còn lại đều giảm như SHB, PVS, ACB, SHS, PVI, VCG, VGC…
Cụ thể, CEO tăng 7,8% lên 13.900 đồng/cổ phiếu, khớp hơn 4,65 triệu đơn vị; VC3 tăng 0,6% lên 18.000 đồng/cổ phiếu.
SHB giảm 0,8% xuống 12.900 đồng/cổ phiếu, khớp 7,6 triệu đơn vị; PVS giảm 5,9% xuống 20.800 đồng/cổ phiếu, khớp 5,56 triệu đơn vị; ACB giảm 0,6% xuống 46.600 đồng/cổ phiếu, khớp hơn 2 triệu đơn vị; SHS giảm 0,4% xuống 23.300 đồng/cổ phiếu, khớp hơn 1 triệu đơn vị…
Đóng cửa, sàn HNX có 82 mã tăng và cũng có 82 mã giảm, HNX-Index giảm 0,68 điểm (-0,51%), xuống 131,88 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 40,26 triệu đơn vị, giá trị 674,41 tỷ đồng, giảm nhẹ về khối lượng và giảm hơn 11% về giá trị so với phiên hôm qua. Giao dịch thỏa thuận có thêm gần 1,6 triệu đơn vị, giá trị 32,4 tỷ đồng.
Trên sàn UpCoM, chỉ số UpCoM-Index lại có diễn biến trái ngược 2 sàn HOSE và HNX, khi tăng từ sớm và duy trì đà tăng cho đến khi đóng cửa với lực mua đến từ nhiều mã cổ phiếu hot gần đây, trừ đà giảm đáng tiếc của BSR và DVN cũng như LPB bị kéo xuống tham chiếu.
Cụ thể, LPB đứng ở 15.100 đồng/cổ phiếu, khớp 2,8 triệu đơn vị; POW tăng 3,,8% lên 16.200 đồng/cổ phiếu, khớp 2,1 triệu đơn vị; HVN tăng 2,1% lên 48.700 đồng/cổ phiếu; VIB tăng 4,3% lên 40.900 đồng/cổ phiếu; IOL tăng 5,2% lên 20.200 đồng/cổ phiếu..
Trong khi đó, BSR giảm phiên thứ 6 liên tiếp, mất 0,4% xuống 25.700 đồng/cổ phiếu; DVN giảm 2,1% xuống 18.900 đồng/cổ phiếu; QNS giảm 3,8% xuống 55.800 đồng/cổ phiếu…
Đóng cửa, sàn UpCoM có 88 mã tăng và 49 mã giảm, UpCoM-Index tăng 0,46 điểm (+0,77%), lên 60,21 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 13,7 triệu đơn vị, giá trị 247,52 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm hơn 7,25 triệu đơn vị, giá trị 111,5 tỷ đồng.
– Theo ĐTCK