Kết thúc 2020, một số hãng tư vấn, những tờ báo lớn trên thế giới và hãng thông tấn như Gartner, Forbes, Interestingengineering đã dự báo những xu hướng công nghệ chiến lược cho năm 2021. Dưới đây là 9 xu hướng “điểm nhấn” vừa được hãng tư vấn Mỹ Gartner công bố.
Internet of Behaviors
Internet of Behaviors hay IoB, là thuật ngữ mới trong lĩnh vực công nghệ thông tin giống như Internet of Things (Internet vạn vật hay IoT). Nếu suy luận theo IoT thì IoB là tận dụng dữ liệu để phân tích thay đổi hành vi của con người. Với sự gia tăng của các công nghệ thu thập mọi thứ của cuộc sống hàng ngày, thông tin đó có thể được sử dụng để tác động đến hành vi thông qua các vòng phản hồi.
Theo Gartner, hãng tư vấn quốc tế của Mỹ, IoB có thể thu hẹp khoảng cách giữa thế giới kỹ thuật số và thế giới vật lý, cho phép các công ty định hướng hành động phù hợp thông qua phản hồi. Ví dụ, Gartner tin rằng viễn thông có thể được sử dụng để giám sát hành vi của người lái xe thương mại, giúp đảm bảo an toàn, hiệu suất và theo dõi tuyến đường tốt hơn bằng cách kết hợp dữ liệu từ nhiều nguồn như của mạng xã hội, dữ liệu khách hàng, dữ liệu khu vực công, nhận dạng khuôn mặt và theo dõi vị trí v.v. Gartner nhấn mạnh, một số yếu tố phức tạp liên quan đến IoB, như các tác động xã hội và đạo đức cần được xem xét, vì vậy IoB có thể hiểu là Internet hành vi giống như IoT.
Kinh nghiệm tổng thể
Kinh nghiệm tổng thể hay tổng kinh nghiệm (Total Experience – TE) là xu hướng kết hợp trải nghiệm của khách hàng, trải nghiệm của người dùng, trải nghiệm của nhân viên và cuối cùng là tạo kinh nghiệm tổng thể để tác động và chuyển đổi kết quả kinh doanh. Sự trùng lặp trong những trải nghiệm này có thể được cải thiện nhờ công nghệ, nó cho phép các công ty tận dụng các khía cạnh gây rối của đại dịch hiện tại như khách hàng phân tán, làm việc từ xa, ảo và di động.
Những trải nghiệm này có thể được nâng cao bằng cách sử dụng các công nghệ khác nhau như AI, RPA và Máy học, từ đó cho phép con người tận dụng tối đa các khía cạnh đột phá của kịch bản ngày nay như làm việc từ xa, hội nghị ảo và khách hàng phân tán. Theo ví dụ của Gartner, một công ty viễn thông đã chuyển các trải nghiệm này để cải thiện cả sự hài lòng cũng như an toàn. Đặc biệt, điều chỉnh dịch vụ theo xu hướng đa dạng, ch ra đời nhiều ki-ốt kỹ thuật số hơn, cho phép nhân viên sử dụng máy tính bảng để đồng bộ thiết bị của khách hàng mà không cần phải can thiệp vào phần cứng. Do đó, trải nghiệm cho khách hàng và nhân viên liền mạch và tích hợp hơn, an toàn hơn.
Tính toán nâng cao quyền riêng tư
Tính toán nâng cao quyền riêng tư (Privacy-Enhancing Computation hay PEC) tập trung vào 3 công nghệ bảo vệ dữ liệu khi dữ liệu được sử dụng. Thứ nhất, cung cấp một môi trường đáng tin cậy trong đó dữ liệu nhạy cảm có thể được phân tích và xử lý.Thứ hai, thực hiện phân tích và xử lý theo cách phi tập trung. Thứ ba mã hóa dữ liệu và thuật toán trước khi phân tích hoặc xử lý.
Gartner nhấn mạnh: xu hướng PEC cho phép các tổ chức tạo ra một cách an toàn giữa các khu vực và với các đối thủ cạnh tranh mà không phải hy sinh tính bảo mật. Phương án tiếp cận này được thiết kế đặc biệt cho nhu cầu chia sẻ dữ liệu ngày càng tăng trong khi vẫn duy trì quyền riêng tư hoặc bảo mật ở mức cao nhất.
Đám mây phân tán
Đám mây phân tán (Distributed Cloud hay DC) là giải pháp phân bổ các dịch vụ đám mây đến các địa điểm khác nhau trong khi nhà cung cấp đám mây công cộng quản lý hoạt động, giám sát và nâng cấp. Điều này cho phép các công ty giải quyết các vấn đề về độ trễ thấp, giảm chi phí dữ liệu và tuân thủ luật, vốn yêu cầu việc quản lý dữ liệu phải được thực hiện từ một khu vực địa lý cụ thể. Chưa hết, nó còn cho phép các tổ chức hưởng lợi từ đám mây công cộng trong khi tận hưởng các tính năng của đám mây riêng. Cung cấp cập đến các dịch vụ đám mây được phân phối đến các vị trí thực khác nhau, trong khi việc vận hành, quản trị và phát triển tiếp tục thuộc về trách nhiệm của nhà cung cấp dịch vụ đám mây.
Bằng cách đưa các dịch vụ đám mây này đến gần khách hàng hơn về mặt vật lý, giúp giảm độ trễ cũng như chi phí lưu trữ dữ liệu tại các trung tâm theo quy định.Theo giới phân tích xu hướng DC chính là tương lai của điện toán đám mây.
Hoạt động ở mọi nơi
Điều hành hoạt động ở mọi nơi hay hoạt động ở mọi nơi (Anywhere Operations – HO) là một mô hình được đánh giá rất cao trong bối cảnh đại dịch Covid-19 diễn ra và chắc chắn sẽ chưa kết thúc trong thời gian ngắn. Rất nhiều hoạt động kinh doanh hoặc làm việc vẫn được thực hiện từ xa; mô hình này tạo điều kiện thuận lợi cho việc kinh doanh diễn ra ở bất cứ đâu. Theo giới phân tích, chắc chắn xu hướng này sẽ tiếp tục phát triển ngay sau khi đại dịch Covid kết thúc vì ngày càng nhiều công ty thấy nó lợi, khả thi hơn và tiết kiệm chi phí hơn.
Theo Gartner, đây là mô hình mới mẻ “đầu tiên” này khởi nguồn bằng công nghệ kỹ thuật số đầu tiên, sẽ giúp các doanh nghiệp đứng vững trong bối cảnh dịch bệnh, điển hình như, thanh toán online, chữa bệnh từ xa hay mua bán online….
Lưới an ninh mạng
Lưới an ninh mạng (Cybersecurity Mesh hay CM) đề cập đến cách tiếp cận kiến trúc phân tán cho phép các công ty xây dựng các mô hình an ninh mạng mở rộng, linh hoạt và tiềm năng hơn. Điều này giúp các tổ chức giải quyết các mối đe xảy ra khi làm việc từ xa và đảm bảo phạm vi bảo mật của công ty rộng hơn, và hiệu quả hơn. Nói cách khác CM cho phép nhận dạng của một người hoặc vật để xác định chu vi bảo mật. Điều phối chính sách tập trung và thực thi chính sách tạo điều kiện cho một cách tiếp cận bảo mật nhanh nhạy.
Kinh doanh kết hợp thông minh
Kinh doanh kết hợp thông minh (Intelligent Composable Business) hay ICB là xu hướng đề cập việc các doanh nghiệp có khả năng thực hành kinh doanh kết hợp nhiều yếu tố, tự thích ứng và sắp xếp lại dựa trên những thay đổi thực tế. Xã hội tiến hóa, thay đổi chóng mặt thúc đẩy tốc độ chuyển đổi số diễn ra nhanh chóng. Doanh nghiệp cần phải nhanh chân để đưa ra các quyết định kinh doanh kịp thời bằng dữ liệu hiện có.
Theo nhận định của Gartner, một doanh nghiệp có khả năng tổng hợp thông minh là một doanh nghiệp có khả năng thích ứng nhanh với tình hình và tổ chức lại hoạt động dựa trên những thay đổi trong ngành. Để làm được điều này, các tổ chức phải có khả năng tiếp cận, tăng cường thông tin với cái nhìn sâu sắc và phản ứng mau lẹ thông qua những chuyên gia phân tích dữ liệu. Nó còn bao gồm việc tăng cường quyền tự chủ và dân chủ hóa trong tổ chức, cho phép các bộ phận của doanh nghiệp nhanh chóng phản ứng thay vì bị sa lầy bởi các quy trình trì trệ, kém hiệu quả.
Kỹ thuật AI
Kỹ thuật AI (AI Engineering hay AIE) là một chiến lược kỹ thuật đáng tin cậy và rất quan trọng đối với các tổ chức, doanh nghiệp để đảm bảo hiệu suất vượt trội. Đây cũng là một chặng đường dài để mang lại giá trị tốt nhất cho các khoản đầu tư vào AI và giúp giải quyết các vấn đề với việc kiểm soát và bảo trì các giải pháp AI. Với kỹ thuật AI, các công ty có thể xác định cách tiếp cận phù hợp để biến AI trở thành một phần không thể thiếu trong các quy trình DevOps của mình và hưởng lợi từ các dự án AI đa ngành.
Để nhận được nhiều giá trị nhất từ các khoản đầu tư trí tuệ nhân tạo (AI) đòi hỏi một chiến lược kỹ thuật AI đủ mạnh để thúc đẩy khả năng mở rộng, tăng hiệu suất, độ tin cậy và khả năng diễn giải của các mô hình AI. Nhiều công ty đã gặp vấn đề với các dự án AI do quản trị, khả năng mở rộng và khả năng bảo trì. AI còn là giải pháp tăng năng suất lao động, giải phóng sức lao động và tăng thêm thu nhập cho người lao động.
Siêu tự động hóa
Siêu tự động hóa (Hyper Automation hay HA) liên quan đến việc tự động hóa các quy trình kinh doanh cũ và làm cho chúng hiệu quả hơn giúp các doanh nghiệp dễ dàng vượt qua những thách thức tốn kém. Thực chất đây là giải pháp ứng dụng các công nghệ tiên tiến, bao gồm trí thông minh nhân tạo (AI) và Machine Learning (ML), để tự động hóa các quy trình sản xuất và tăng cường hỗ trợ con người.
HA từng là xu hướng số một được Gartner dự báo trong năm 2020, bao trùm một loạt các công cụ có thể được tự động hóa, nhưng cũng đề cập đến sự tinh vi của tự động hóa. “Rất nhiều doanh nghiệp dùng công nghệ lạc hậu, chắp vá nhưng nay nhờ có HA, mọi thứ sẽ đổi thay, được sắp xếp lại hợp lý, giảm tốn kém, thời gian, nâng cao năng suất và lợi ích thiết thực doanh nghiệp và người lao động”, Gartne nhấn mạnh.