Trong lãnh vực thời trang, các nhà thiết kế, nghệ sĩ và doanh nghiệp giỏi luôn vẫn sẵn sàng đổi mới. Vì vậy đây là một số hàng vải trong những nguồn vải kỳ lạ nhất mà bạn có thể sẽ mặc trong tương lai.
Lụa nhện vàng
Lụa là loại vải sang trọng tột bực. Kể từ thời cổ đại, nó đã được giao dịch trên khắp các châu lục cho những người khao khát sự đụng chạm nhẹ nhàng và óng ả của nó trên làn da của họ. Theo nhà triết học La Mã Seneca, có một biên giới rất mong manh giữa việc mặc lụa và không mặc gì cả, thật tuyệt vời là lụa đã đến Rome từ Trung Quốc. Tuy nhiên, có mấy ai để ý xem nguồn lụa của họ đến từ đâu. Một người mặc hàng lụa chính là đang mặc quần áo dệt bằng tơ tằm.
Nhưng những con sâu bướm không phải là nguồn duy nhất cho tơ lụa. Mạng nhện mới là những cấu trúc tuyệt vời, không chỉ vì sự phức tạp trong thiết kế của chúng mà vì thứ lụa được làm ra từ đó. Co giãn và bền chắc, tơ nhện hoàn hảo để bắt con mồi nhưng cũng làm cho nó trở thành một loại sợi lý tưởng để tạo ra vải.
Ở Madagascar, người ta đã dành thời gian để bắt những con Nhện dệt tơ vàng (Golden Weaver Spider) và lấy tơ của chúng. Để tạo ra một chiếc áo choàng từ lụa của chúng kích cỡ khoảng 1m vuông, người ta phải mất tám năm để bắt những con nhện cái từ tự nhiên và từ từ rút tơ của chúng ra. Cần có 1,2 triệu con nhện để tạo ra chiếc áo choàng, vì vậy, không thể hy vọng sẽ sớm được mặc loại chất liệu này. Nhưng dù sao, đó là một màu vàng kim thật quyến rũ.
Lụa biển
Nếu ý tưởng mặc đồ tơ nhện làm bạn hoảng sợ nhưng bạn vẫn ưa chuộng sự mượt mà và độc đáo, tại sao bạn không thử Byssus? Loại vải này, còn được gọi là lụa biển, đã từng là một trong những loại vải đắt nhất được biết đến. Ngày nay chỉ có một người duy trì truyền thống bằng cách lặn tìm kiếm những con trai quý hiếm để chế tạo ra nó.
Pinna nobilis là một động vật thân mềm lớn có thể dài tới một mét. Để giữ lớp vỏ cồng kềnh của nó neo vào đáy biển, những con trai xoắn các sợi vững chắc tạo thành từ protein. Những sợi này chỉ dài khoảng 6cm nhưng thế là đủ, nếu bạn có kỹ năng, để biến nó thành vải.
Trong thế giới lụa biển cổ đại, chỉ được tìm thấy ở Địa Trung Hải, đã được đem đi giao dịch xa đến tận Trung Quốc. Sự hiếm hoi của những con trai cũng như yếu tố khó thu hoạch của chúng khiến lụa biển trở nên cực kỳ đắt đỏ. Trong khi những người giàu có có thể đã mua quần, áo khoác hoặc áo choàng làm từ sợi vàng tự nhiên thì ngày nay chỉ có những số lượng rất nhỏ lụa biển được sản xuất.
Biocouture (Trang phục sinh học)
Nếu bạn lo lắng về việc mặc các loại vải có nguồn gốc từ động vật thì Biocouture có thể là thương hiệu thời trang dành cho bạn. Bắt đầu bởi Suzanne Lee, hàng loạt quần áo phụ thuộc vào các sinh vật như vi khuẩn và nấm để phát triển vải từ chúng. Và nếu bạn lo lắng về bản chất dùng một lần rồi bỏ của thời trang hiện đại thì bạn nên biết rằng những bộ quần áo này có thể đơn giản được ném vào đống phân trộn sau khi bạn đã mặc chúng.
Đây không phải là mục tiêu cuối cùng của Biocouture. Trong tương lai họ đang tìm cách làm quần áo từ các vi sinh vật vẫn còn sống. Khi mặc các quần áo này, những vi sinh sẽ ăn chất bài tiết từ cơ thể bạn, điều này rất hữu ích cho bạn.
Bằng cách đặt môi trường nuôi cấy vi khuẩn vào một khu phức hợp, chẳng hạn như bồn tắm, và cho chúng ăn theo chế độ ăn uống phối hợp, chẳng hạn như trà xanh, Biocouture tạo nên một loại “da thực vật”. Chúng được sấy khô, nhuộm màu, và tạo dáng thành các trang phục giống như bất kỳ sản phẩm da nào khác.
Vải Qmilch làm từ sữa
Sở dĩ lụa có nhiều giá trị, đó là do sự khan hiếm của các nguyên liệu thô dùng để sản xuất ra nó. Tuy nhiên, đối với một doanh nhân, có một chất thay thế lụa được làm từ vật liệu không xa hơn chiếc tủ lạnh của bạn. Qmilch sử dụng các protein được tìm thấy trong sữa bò bò để tạo ra một loại sợi nhỏ hoạt động chính xác gần như với đối thủ đắt giá của nó.
Vải sữa đã được tạo ra trước đây và hàng cotton sữa đã phổ biến trong một thời gian vào những năm 1930 nhưng có xu hướng được trộn với acrylonitril để tăng độ bền của các sợi làm từ chất casein sữa. Tuy nhiên, các loại vải nhân tạo khác được phát minh ra đã khiến người tiêu dùng ít sử dụng vải sữa hơn. Qmilch không dùng các bổ sung tổng hợp này và tuyên bố thân thiện với môi trường hơn. Khoảng một gallon rưỡi (6 lít) sữa đủ để tạo ra một chiếc váy từ hàng vải Qmilch.
Vải mặt trời
Có bao giờ điện thoại của bạn hết pin vì bạn để điện thoại ở nhà chưa? Đó có thể là chuyện quá khứ nếu các nhà thiết kế quần áo bắt đầu kết hợp những máy phát điện mặt trời vào công việc của họ.
Hiện đã có một số mặt hàng quần áo có các tấm pin mặt trời như một cách để sạc cho điện thoại và các thiết bị điện tử khác. Đa số đây là những tấm cứng có thể được che hoặc không che bởi người đeo để thu thập năng lượng mặt trời. Rất tiếc là các tấm pin mặt trời vẫn không phải là những vật dụng hấp dẫn nhất, chúng cồng kềnh và chúng phải được đặt thẳng hàng với ánh nắng để đạt được hiệu quả tối ưu.
Tuy nhiên, trong tương lai người ta có thể dệt quần áo bằng loại sợi có khả năng thu năng lượng từ ánh sáng mặt trời. Quần áo sẽ thu ánh sáng từ mọi góc độ và có thể tự sạc trong suốt ngày. Tuy nhiên, trước khi những trang phục như vậy trở nên phổ biến sẽ cần một số bước đột phá lớn trong thiết kế các bảng pin hấp thu năng lượng mặt trời. Có lẽ cách hợp lý nhất để kết hợp các tấm pin mặt trời vào trang phục là làm cho chúng nhỏ lại và sản xuất ra một loại vải được phủ với những miếng vảy là các tấm pin thu nhỏ.
Những giấy báo cũ
Trong những ngày đen tối của Đại suy thoái, người ta thường nhét báo vào quần áo để giữ ấm tốt hơn vào mùa đông. Bây giờ bạn có thể trả tiền cho nghệ sĩ người Ý Ivano Vitali để chế tạo những tờ giấy cũ thành quần áo thời trang cao cấp. Từ những năm 1990, Vitali đã tạo ra quần áo và tác phẩm nghệ thuật gần như độc quyền từ những tờ báo bị loại bỏ.
Để tạo những sợi chỉ của mình, nghệ sĩ xé giấy thành các dải và sắp xếp chúng theo màu trước khi dán chúng lại với nhau. Việc sử dụng màu sắc tự nhiên của chúng tránh sự cần thiết phải thêm thuốc nhuộm. Chỉ cần xoắn giấy lại, có thể tạo ra một loại sợi khá chắc, từ đó chúng ta có thể được đan thành bất kỳ hình dạng nào bạn muốn.
Cá nhờn Hagfish
Khi một số người bị căng thẳng, họ đổ mồ hôi rất nhiều, nhưng khi một con cá Hagfish bị căng thẳng, nó sẽ tiết ra một chất nhờn dày. Chất nhờn này rất dày và hiệu quả trong việc ngăn chặn những kẻ tấn công, ngay cả những thú săn mồi phàm ăn như những con cá mập cũng phải tránh xa trước những lít nước nhờn mà một con hagfish có thể tiết ra. Khi một chiếc xe tải chở Hagfish ở Oregon gặp nạn, con đường đã bị chôn vùi dưới lớp chất nhờn của chúng.
Tuy nhiên, các nhà khoa học bị mê hoặc bởi cách con Hagfish có thể tạo ra rất nhiều từ chỗ rất ít. Một lượng nhỏ chất nhầy tiết ra trong những bong bóng nước có thể biến thành một lượng lớn chất nhờn. Những người khác nhìn vào chất nhờn này và nghĩ đến “Thời trang.”
- Xem thêm: Thời trang 2020 vào ngày tận thế?
Bằng cách rút chất nhờn và dệt thành sợi, một loại sợi mịn tương tự như lụa có thể được tạo ra. Hiện tại, chỉ có một lượng rất nhỏ lụa hagfish này được sản xuất, nhưng một ngày nào đó người ta có thể cấy các gien chịu trách nhiệm để biến chất nhờn thành vi khuẩn cho phép thu hoạch dễ dàng. Dù sao cá Hagfish có thể cần phải thay đổi tên cho thích hợp trước khi trang phục Hagfish được tung ra trên toàn thế giới.
Lông voi Ma mút
Sự bền chắc là khẩu hiệu cho nhiều doanh nghiệp ngày nay nhưng một số người chỉ khao khát sự độc quyền trong thời trang của họ, điều không dễ có được ở mọi cửa hàng. Đối với những người thực dụng, một chiếc ví tiền đầy ắp là tất cả, còn đối với những người hay bị lạnh đầu, còn gì tốt hơn một chiếc mũ làm từ lông voi ma mút?
Ở vùng lãnh nguyên Siberia, mỗi năm có hàng ngàn bộ xương voi ma mút được đào ra khỏi lớp băng vĩnh cửu. Những chiếc xương này được bán cho các viện bảo tàng và nhà sưu tập nhưng không chỉ là xương cứng được phục hồi. Đôi khi cái lạnh đã bảo tồn mọi thứ, từ các bộ phận bên trong cho đến lớp lông tơ dài đã mang lại cho voi ma mút tên gọi của nó.
Mặc dù chúng đã tuyệt chủng từ hàng ngàn năm trước, bạn vẫn có thể mua các quần áo làm từ voi ma mút chính cống. Vladimir Ammosov được ông chú của mình tặng cho một túi xách làm từ lông voi ma mút, và anh giao cho một thợ dệt biến nó thành một chiếc mũ để đội. Mặc dù có một xuất xứ độc đáo, chiếc mũ có thể không phải là cái nón thoải mái nhất bạn từng đội, nó được mô tả là rất gai góc và “giống như được massage” vậy.