Lịch sử sản xuất những món đồ chơi bằng gỗ ở dãy núi Ore gắn liền với hoàn cảnh của khu vực. Các dãy núi Ore đang nằm ở Trung Âu ở vùng biên giới giữa Đức và Cộng hòa Séc. Trong nhiều thế kỷ, đây là một vùng nông thôn, nơi người dân địa phương phải sinh sống với đất đai cằn cỗi.
Mùa đông dài và khắc nghiệt đã hạn chế nông nghiệp; ngoài ra, khu vực này còn có mạng lưới thông tin liên lạc nghèo nàn. Với sự bắt đầu mạnh mẽ của việc khai thác quặng là một dòng thương mại mới đã hình thành và phát triển, nhưng lao động nặng nhọc và rủi ro cao nên điều này có nghĩa là công việc này chỉ dành cho những người đàn ông trẻ tuổi và khỏe mạnh. Nhiều người bị thương hoặc chết do tai nạn. Những người thợ mỏ dậy từ sớm trong khi trời còn tối để đi làm và mãi đến tối mịt mới trở về nhà. Từ thời điểm đó, một phong tục vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay đã hình thành nên tục lệ đặt những ngọn đèn ở nơi cửa sổ. Những chiếc đèn này nhằm chỉ dẫn cho người thợ mỏ con đường an toàn để trở về ngôi nhà với gia đình của họ.
Không lâu sau đó, việc khai thác khiến hầm bạc sụp lở, đất đá rơi xuống nhiều nơi trên núi và nhiều hầm mỏ phải đóng cửa. Khó khăn này buộc cư dân vùng đất này phải tìm kiếm công việc khác và nhờ vào nguồn cây gỗ dồi dào trong khu vực, việc sản xuất, tạo tác nên những món đồ chơi bằng gỗ đã trở thành một nguồn thu nhập phụ quan trọng. Toàn bộ các thành viên trong gia đình đều tham gia vào việc sản xuất đồ chơi bằng gỗ này, đặc biệt là vào mùa đông khắc nghiệt. Lao động trẻ em trong điều kiện thiếu ánh sáng và trang thiết bị thô sơ là tất yếu đã diễn ra. Những đứa trẻ thường phải làm việc hơn 12 giờ một ngày. Các gia đình phát triển mức độ chuyên môn hóa cao. Ví dụ: một người thợ tiện có kinh nghiệm sẽ tạo hình nên các hình dạng con vật (Reifendrehen), một người đàn ông khác sẽ khắc chạm, tìa tót những chi tiết tạo hình cho con vật và các thành viên khác của gia đình sẽ tiếp tục công việc tô vẽ và đóng hộp sản phẩm. Thu nhập từ các bước riêng lẻ trong quy trình này là rất ít ỏi. Sản phẩm thường được mua bởi các thương gia, và những món đồ chơi thường bị họ ép giá một cách không thương tiếc do khó khăn trong giao thương với bên ngoài. Phần lớn các sản phẩm này được đưa đến các chợ đồ chơi của Nuremberg và được phân phối lại từ đó. Việc thành lập các hiệp hội và hợp tác xã (như Dregeno) nhằm đảm bảo mức thu nhập tối thiểu cho những người thợ thủ công.
Ngày nay, việc sản xuất những món đồ chơi này tập trung ở ngôi làng Seiffen và khu vực lân cận ở giữa được gọi là “Vùng đất Giáng Sinh của nước Đức” như tên gọi của dãy núi Ore. Nhiều loại sản phẩm đã được phát triển, nhưng rõ ràng chúng gắn liền với dãy núi Ore và đi theo khái niệm nghệ thuật dân gian vùng núi Ore. Chúng bao gồm nhiều sản phẩm tiêu biểu bằng gỗ của cùng núi Ore như kim tự tháp Giáng sinh, món đồ chơi nhả hương R#uchermann bằng gỗ, búp bê kẹp quả hạch Nutcracker, các tượng gỗ khác như thiên thần Giáng Sinh, người thợ mỏ, các con vật…, cảnh Giáng Sinh (Weihnachtsberge) và vòm nến vùng núi Ore… Bài viết này giới thiệu về R#uchermann và búp bê kẹp quả hạch Nutcracker – là những món đồ chơi tượng gỗ đặc trưng và phổ biến vào dịp Giáng Sinh của vùng núi Ore của nước Đức.
Những kiểu loại tượng nhả khói R#uchermann
1.
R#uchermann (R#ucherm#nnchen nhỏ xíu, bé tí), erzgebirgisch Raachermannel là một người nhả khói; đây là sự sáng tạo của các nhà sản xuất đồ chơi vùng núi Ore được sử dụng để đốt trầm nụ, được biết đến như là R#ucherkerzchen.
R#uchermann lần đầu tiên được đề cập vào năm 1850 và giờ đây là một phần phổ biến trong truyền thống Giáng Sinh ở vùng núi Ore. Để làm được điều này, trước tiên người ta thắp một trầm nụ và sau đó đặt ở nửa dưới của hai phần tượng gỗ. Phần trên rỗng được đặt lên bên trên trầm nụ được thắp lửa, phần này sẽ cháy ở bên trong bức tượng rỗng và khói thoát ra từ lỗ miệng của R#uchermann. Trước khi R#uchermann được phát minh, trầm nụ đã được bày bán và đốt để tỏa hương ở bên ngoài trời.
Trong thời gian Giáng Sinh, R#ucherm#nner được trưng bày cùng với Schwibbogen (vòm nến), những bức tượng nhỏ, thiên thần và kim tự tháp Giáng Sinh.
Một số loại tượng nhỏ tồn tại, theo truyền thống thể hiện những người dân bản xứ, chẳng hạn như người đi rừng, người bán rong, người thợ mỏ và binh lính. Ngày nay, chúng tồn tại ở nhiều dạng thức hơn, như có thể được đặt trên gờ/cạnh bàn, những cảnh vật nhỏ của một số R#ucherm#nner (chẳng hạn như một nhóm chơi Skat – lối chơi bài tya ba phổ biến ở Đức) và cả nữ R#ucherm#nner, được gọi là R#ucherfrauen. Theo sách kỷ lục Guinness, R#uchermann lớn nhất trên thế giới nằm ở Miniaturenpark Kleinwelka ở Bautzen.
Là một đối tác của R#uchermann, các nghệ nhân của vùng thượng Vogtland đã phát minh ra Moosmann (hay Moosm#nnel). Chúng được cho là linh hồn/vị thần rừng nhỏ, người giúp đỡ cho các gia đình nghèo bằng các sản phẩm tự nhiên, có thể đổi lá thành vàng, và – theo những câu chuyện dân gian – hầu hết xuất hiện trong thời gian Giáng Sinh.
Những kiểu loại búp bê Nutcracker
2.
Búp bê Nutcracker, còn được gọi là kẹp quả hạch/hạt dẻ Giáng Sinh, là những bức tượng nhỏ trang trí cho kẹp quả hạch thường được làm để giống một người lính đồ chơi. Theo truyền thống của Đức, những con búp bê là biểu tượng của sự may mắn, xua đuổi các linh hồn xấu xa. Trong khi gần như tất cả các loại kẹp quả hạch từ trước nửa đầu thế kỷ 20 đều có chức năng, một phần ý nghĩa các loại kẹp quả hạch mà ngày nay chủ yếu là để trang trí và không có khả năng tách/bẻ vỏ quả hạch/hạt dẻ. Kẹp quả hạch cũng là một phần của văn hóa dân gian nước Đức, đóng vai trò như những người bảo vệ cho ngôi nhà.
Búp bê Nutcracker có nguồn gốc vào cuối thế kỷ 17 ở Đức, đặc biệt là vùng núi Ore (tiếng Đức: Erzgebirge). Một câu chuyện khởi nguyên cho rằng việc tạo nên búp bê Nutcracker đầu tiên là do một người thợ thủ công đến từ Seiffen. Chúng thường được tặng như một món quà, và tại một vài thời điểm, chúng trở nên gắn liền với mùa Giáng Sinh. Chúng trở nên phổ biến vào khoảng thế kỷ 19 và lan sang các nước châu Âu lân cận. Khi nhu cầu tăng lên, việc sản xuất búp bê Nutcracker cũng bắt đầu với quy mô hàng loạt trong các nhà máy. Friedrich Wilhelm Füchtner (1844-1923), thường được gọi ở Đức là “người cha của Nutcracker”, khi ông bắt đầu sản xuất hàng loạt thiết kế lần đầu tiên (sử dụng một máy tiện) tại xưởng của ông ở Seiffen thuộc Saxony trong suốt năm 1872.
Búp bê trang trí Nutcracker bắt đầu được phổ biến bên ngoài châu Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai, khi rất nhiều binh lính Mỹ đóng quân ở Đức trở về nhà với những chiếc kẹp quả hạch của Đức như là món quà lưu niệm. Tiếp tục phổ biến đến từ The Nutcracker của Pyotr Ilyich Tchaikovsky, một sự tích hợp múa ba lê từ câu chuyện The Nutcracker và vị vua Chuột/The Nutcracker and the Mouse King của ETA Hoffmann, trong đặc trưng một lính chì đồ chơi Nutcracker. Vở ba lê, du nhập vào Mỹ vào giữa thế kỷ 20, đã trở thành một truyền thống ngày lễ hội được yêu thích trên khắp Hoa Kỳ và giúp búp bê Nutcracker trở thành vật trang trí cho Giáng Sinh và một biểu tượng theo mùa trong văn hóa phương Tây.
Một con búp bê Nutcracker thủ công trung bình được làm từ khoảng 60 mảnh riêng biệt. Búp bê Nutcracker theo truyền thống giống với những người lính chì đồ chơi, và thường được tô vẽ với sắc màu tươi sáng. Các kiểu dáng khác nhau sinh sôi nảy nở sớm; vào đầu thế kỷ 19, có những búp bê thể hiện như các thợ mỏ, cảnh sát, hoàng gia hoặc binh lính từ các đội quân khác nhau. Nhiều biến thể gần đây đã được thực hiện để giống với nhiều bức tượng nhỏ về các nhân vật lịch sử hoặc nổi tiếng khác nhau, từ Benjamin Franklin đến Chiến dịch Bão táp sa mạc – tương tự như những người lính Mỹ.