Báo doanh nhân - DoanhnhanPlus.vn
29/05/2025
  • Đăng nhập
  • Trang chủ
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Chuyện làm ăn
    • Hàng không
    • Tài chính
      • Chứng khoán
      • Ngân hàng
      • Bảo hiểm
      • Vàng
    • Thị trường
    • Bất động sản
      • Dự án
    • Hành Trình Thành Công
      • Khởi nghiệp
      • Quản trị
      • Marketing
      • Nhân sự
    • Đọc báo giùm bạn
      • Thời sự
      • Điểm tin
      • Thế giới
    • DoanhNhan-Hub
      • Khuyến mãi
      • Sự kiện
      • Hội thảo
      • Đào tạo
      • Thương mại
  • Doanh nhân
    • Góc nhìn
    • DN+trò chuyện
    • Nhân vật
    • Chia sẻ
    • Người dẫn đầu
  • Nhịp sống
    • Giáo dục
      • Du học
      • Chọn trường
      • Học bổng
    • Gia đình
      • Chuyện nhà tôi
      • Sống
      • Mối quan hệ
    • Sống khoẻ
      • Sức khoẻ
        • Sức khoẻ tình dục
      • Dinh dưỡng
      • Y tế
      • Thư gởi người bận rộn
      • Thể thao
        • Golf
        • Quần vợt
        • Bóng đá
    • Du lịch
      • Điểm đến
        • Tours du lịch
      • Khách sạn – Resort
    • Ẩm thực
      • Món ngon
      • Hương vị quê nhà
      • Thức uống
      • Nhà hàng
        • Party
    • Không gian sống
      • Kiến trúc
      • Nhà đẹp
      • Văn phòng
  • Văn hoá
    • Giải trí
      • Âm nhạc
      • Phim
      • Sân khấu
      • Sao & Showbiz
      • Truyền hình
    • Nghệ thuật
      • Hội họa
      • Nhiếp ảnh
    • Sách
    • Tản mạn
      • Truyện ngắn
      • Suy ngẫm
      • Trà dư tửu hậu
      • Thư giãn
        • Thang thuốc bổ
    • Kiến thức
      • Chuyện lạ
      • Tư liệu
  • Lịch lãm
    • Thời trang
      • Bộ ảnh thời trang
      • Trang sức
      • Phụ kiện
      • Style guide
      • Trend
    • Làm đẹp
      • Bí quyết làm đẹp
        • Tin làm đẹp
      • Mỹ phẩm
    • Góc đàn ông
    • Đồng hồ
    • Shopping
    • DN+chọn
  • Xe
    • Xe hơi
    • Góc Biker
    • Du thuyền
    • Khám phá
  • Công nghệ
    • Điện thoại
    • Máy tính
    • Máy tính bảng
    • Nghe nhìn
    • Máy ảnh
    • Nhịp sống số
    • Thiết bị gia đình
CHIA SẺ
  • Trang chủ
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Chuyện làm ăn
    • Hàng không
    • Tài chính
      • Chứng khoán
      • Ngân hàng
      • Bảo hiểm
      • Vàng
    • Thị trường
    • Bất động sản
      • Dự án
    • Hành Trình Thành Công
      • Khởi nghiệp
      • Quản trị
      • Marketing
      • Nhân sự
    • Đọc báo giùm bạn
      • Thời sự
      • Điểm tin
      • Thế giới
    • DoanhNhan-Hub
      • Khuyến mãi
      • Sự kiện
      • Hội thảo
      • Đào tạo
      • Thương mại
  • Doanh nhân
    • Góc nhìn
    • DN+trò chuyện
    • Nhân vật
    • Chia sẻ
    • Người dẫn đầu
  • Nhịp sống
    • Giáo dục
      • Du học
      • Chọn trường
      • Học bổng
    • Gia đình
      • Chuyện nhà tôi
      • Sống
      • Mối quan hệ
    • Sống khoẻ
      • Sức khoẻ
        • Sức khoẻ tình dục
      • Dinh dưỡng
      • Y tế
      • Thư gởi người bận rộn
      • Thể thao
        • Golf
        • Quần vợt
        • Bóng đá
    • Du lịch
      • Điểm đến
        • Tours du lịch
      • Khách sạn – Resort
    • Ẩm thực
      • Món ngon
      • Hương vị quê nhà
      • Thức uống
      • Nhà hàng
        • Party
    • Không gian sống
      • Kiến trúc
      • Nhà đẹp
      • Văn phòng
  • Văn hoá
    • Giải trí
      • Âm nhạc
      • Phim
      • Sân khấu
      • Sao & Showbiz
      • Truyền hình
    • Nghệ thuật
      • Hội họa
      • Nhiếp ảnh
    • Sách
    • Tản mạn
      • Truyện ngắn
      • Suy ngẫm
      • Trà dư tửu hậu
      • Thư giãn
        • Thang thuốc bổ
    • Kiến thức
      • Chuyện lạ
      • Tư liệu
  • Lịch lãm
    • Thời trang
      • Bộ ảnh thời trang
      • Trang sức
      • Phụ kiện
      • Style guide
      • Trend
    • Làm đẹp
      • Bí quyết làm đẹp
        • Tin làm đẹp
      • Mỹ phẩm
    • Góc đàn ông
    • Đồng hồ
    • Shopping
    • DN+chọn
  • Xe
    • Xe hơi
    • Góc Biker
    • Du thuyền
    • Khám phá
  • Công nghệ
    • Điện thoại
    • Máy tính
    • Máy tính bảng
    • Nghe nhìn
    • Máy ảnh
    • Nhịp sống số
    • Thiết bị gia đình
CHIA SẺ
DoanhnhanPlus.vn
Trang chủ Nhịp sống Giáo dục

Một số vấn đề của sinh viên, học sinh thế giới

Theo KTNN Đăng bởi Theo KTNN
14/08/2018
Trong Giáo dục
Một số vấn đề của sinh viên, học sinh thế giới
Share on Facebook

Tự tử ở lứa tuổi học sinh, xâm hại tình dục trong khuôn viên trường và lo âu bị trục xuất của các sinh viên “ngoài luồng” ở Mỹ đang phải đối diện là ba trong nhiều vấn đề nổi cộm trong giáo dục phương Tây hiện nay.

Tại sao ngày càng có nhiều nữ sinh tự tử?

Thống kê cho thấy số cô gái thuộc lứa tuổi teen tự tử tại Canada đã tăng bất thường trong những năm gần đây. Số phụ nữ tự tử hụt cũng cao gấp 3 lần nam giới. Lý do tại sao? Các nhà xã hội học và tâm lý đang cố tìm câu trả lời. Nữ sinh tự tử không chỉ là nan đề của Canada mà của toàn thế giới khi thống kê cho thấy số nữ sinh tự tử ngày càng tăng. Năm 2016, tại thành phố Woodstock thuộc tỉnh Ontario (Canada), tình hình tệ đến nỗi các học sinh đã tổ chức cuộc biểu tình để đòi chính quyền phải sớm có câu trả lời và có biện pháp cấp bách để ngăn chặn “cuộc khủng hoảng tự sát” ở lứa tuổi thiếu niên.

Một số vấn đề của sinh viên, học sinh thế giới
Các học sinh đòi có giải pháp cấp bách trước tình trạng nữ sinh tự tử tại Woodstock, Ontario trong năm 2016

Có đến năm nữ sinh tự tử trong vòng một tháng gây hoang mang cho cả gia đình, cộng đồng, trường học và xã hội. Các chính trị gia cũng vào cuộc, nhưng họ chẳng biết phải bắt đầu từ đâu. Tự tử nhiều do bị bạn bè ức hiếp, do phim ảnh hay giao tiếp trên internet? Từ môi trường gia đình, nhà trường hay xã hội? Bị xâm hại tình dục lúc còn bé hay mất định hướng tương lai? Bước sang năm 2017, cuộc khủng hoảng chẳng những không giảm mà còn tệ hơn. Số liệu thống kê mới nhất cho thấy tỷ lệ thiếu nữ tự cướp đi mạng sống của mình tại Canada vẫn tiếp tục tăng.

Trong khi nhiều người đang cố tìm câu trả lời từ mọi góc độ của cuộc sống và xã hội thì một nhà tâm lý nói thẳng: “Khi bàn về sức khỏe tâm thần và trầm cảm – ức chế, yếu tố giới tính sẽ làm cho vấn đề rối lên. Chúng ta giống như người mù sờ voi khi đi tìm nguyên nhân của cuộc khủng hoảng, mỗi người nói một kiểu”. Chị Jenilee Ookcay, một chuyên viên sức khỏe cộng đồng, cảnh báo: “Giống như đang ngồi trên đống lửa, chúng ta tự hỏi trong tuyệt vọng là phải làm gì để chấm dứt thảm kịch không mời mà đến này”. Khắp Canada, đà tăng tự tử trong dân số tuổi thiếu niên đã trở thành “câu đố”, vì nó đi ngược lại đà giảm tỷ lệ tự tử ở nam giới cùng lứa tuổi (theo số liệu công bố ngày 12-7 của cơ quan thống kê Canada-Statistics Canada).

Thật ra, từ lâu, các chuyên viên y tế đã quan tâm đến hiện tượng tự tử ở nam giới và có tên gọi riêng cho vấn nạn này là “thảm họa im lặng”. Năm 2013, số nam giới tự tử vẫn cao gấp 3 lần nữ giới và các nguyên nhân đàn ông tự sát được liệt kê khá rõ. Tuy nhiên, trong khi đàn ông vẫn tự tử nhiều hơn phụ nữ thì lứa tuổi thiếu niên có vẻ đang cố đuổi kịp những bạn bè khác giới với mình. Trong 10 năm qua, tỷ lệ tự tử ở nữ sinh đã tăng 38%, trong khi tỷ lệ tự tử ở nam sinh giảm 34%. Sự tăng trưởng kinh tế đã giúp san bằng cách biệt nam nữ về tự tử khi đàn bà chiếm đến 42% cái chết do tự tử ở độ tuổi dưới 30 trong năm 2013, tăng mạnh so với 25% của năm 2003. Một xu hướng tương tự cũng xảy ra tại Mỹ.

Đi tìm nguyên nhân

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trong năm 2016, số vụ tự tử ở nữ giới từ 15-19 tuổi đã vượt qua số ca tử vong do mang thai và sinh đẻ trên khắp thế giới. Báo cáo năm 2013 của Cơ quan Y tế Công Canada (PHAC) đã kêu gọi các nhà nghiên cứu hãy giúp tìm nguyên nhân tại sao tỷ lệ tự tử giảm ở thiếu niên nam từ năm 1980 nhưng lại giữ nguyên rồi tăng dần ở thiếu nữ. Với việc bổ sung thêm kinh phí chăm sóc sức khỏe tâm thần trong ngân sách tài khóa tới bắt đầu từ giữa tháng 3 của chính phủ Canada, các chuyên viên y tế tin rằng nếu muốn ngăn cản nạn tự tử ở nữ giới, chính phủ cần có cách tư duy khác về giới tính và không ưu tiên cho giới tính nào trong cuộc chiến chống tự tử.

“Khi có nhiều thiếu nữ tự lấy đi mạng sống của mình thì sự quan tâm phải được bình đẳng giữa hai giới tính” – Renee Linklater, Giám đốc phụ trách cộng đồng bản địa tại Trung tâm Nghiện và Sức khỏe tâm thần ở Toronto nói. “Tiếc thay, người ta ít đề cập đến giới tính khi tranh luận về cuộc khủng hoảng tự tử ở giới trẻ – bà Ookcay nói – chúng tôi luôn nhắc họ hãy tìm hiểu tại sao lại có xu hướng tăng tự tử ở thiếu nữ”.

Một số vấn đề của sinh viên, học sinh thế giới
Người dân thị trấn Woodstock đoàn kết để ngăn cản nạn tự tử ở nữ giới

Nhà nghiên cứu Arielle Sheftall tại Trung tâm Ngăn cản tự tử tại Viện Nghiên cứu thuộc Bệnh viện Nhi đồng quốc gia (NCH) ở Mỹ đưa ra lời khuyên: “Các nghiên cứu cần đi sâu hơn nữa vào vai trò của giới tính và tuổi tác trong hành vi tự tử. Tuổi dậy thì ngày càng thấp cũng sẽ kéo độ tuổi tự tử xuống thấp hơn. Rối loạn tâm sinh lý thường xuất hiện ở tuổi dậy thì, dẫn đến ức chế và hậu quả là nhiều cô gái có hành động thiếu suy nghĩ”. Một thủ phạm nữa là “chủ nghĩa trọng tình dục” tại các nước đang phát triển.

Tiến sĩ Suzanne Petroni, Giám đốc phụ trách dân số, giới tính và di truyền tại Trung tâm quốc tế Nghiên cứu phụ nữ (ICRW) tin rằng chính việc thiếu cơ hội và bất bình đẳng giới tính và tệ nạn thiếu nữ bị xâm hại đã khiến tỷ lệ tự tử ở nữ giới tăng tại Ấn Độ và một số nước khác. “Thái độ xem thường phụ nữ, không tôn trọng họ như người vợ và người mẹ đã đưa họ vào thế cùng quẫn, nhẹ hơn là mắc bệnh tâm thần còn nặng hơn là tự tử để giải thoát” – bà nói.

Dù tỷ lệ tự tử của phụ nữ tại Woodstock còn thua một số nước nghèo, bà Ookcay vẫn xem việc thiếu nữ phải sống trong một thế giới nhiều áp lực và căng thẳng hơn thế hệ mẹ và bà là nguyên nhân của các phản ứng tiêu cực. “Tự tử là cách duy nhất để họ thoát vĩnh viễn ra khỏi một nỗi khổ đeo bám. Nhưng tôi tin là chúng ta sẽ chiến thắng khỏi bi kịch nếu nhận thức đúng vấn đề và dám can đảm đương đầu với nó”- bà nói.

Sinh viên bất hợp pháp ở Mỹ lo cho tương lai

Những sinh viên “ngoài luồng” ở Mỹ đang đối mặt với mối lo âu về tương lai. Lý do là họ sống trong những gia đình nhập cư không có giấy tờ cư trú hợp pháp. Một số tạm được bảo vệ bởi luật cũ, một số bị xếp vào thành phần có thể bị trục xuất bất cứ lúc nào. Ngồi trong giảng đường tại Đại học California ở Los Angeles, Maria Marquez để tư tưởng của mình lang thang với tâm trạng bất an. Đang học khoa lịch sử, cô không biết điều gì sẽ xảy ra với mình nếu gia đình cô bị trục xuất khỏi nước Mỹ.

“Mỗi khi dự lớp, tôi đều chuẩn bị sẵn danh sách những ai mình cần tiếp xúc và những gì phải làm khi tình huống xấu xảy ra”, cô nói, “Ví dụ như luật sư nào tôi nên gặp và đơn từ nào tôi nên làm”. Marquez, 25 tuổi thuộc số sinh viên lớn lên trong những gia đình nhập cư bất hợp pháp vào Mỹ. Gia đình cô chuyển từ Guadalajara, Mexico đến California không có giấy tờ hợp pháp năm cô mới 3 tuổi và đến nay vẫn thế. Cơ hội trở thành công dân Mỹ của cô rất thấp.

Hiện có hàng trăm ngàn sinh viên hoàn cảnh tương tự Marquez đang theo học tại các trường đại học Mỹ. Họ học tốt thời trung học và vào đại học với giấc mơ có được công việc mơ ước trong các ngành nghề như y khoa và luật. Nhưng từ ngày tỉ phú bài nhập cư Donald Trump đắc cử tổng thống, họ rơi vào tình thế cực kỳ khó khăn, không thể biết số phận của mình trong tương lai. Nỗi ám ảnh bị trục xuất và dang dở việc học tập ám ảnh khắp cộng đồng nhập cư bất hợp pháp. Nỗi lo tệ đến nỗi một hội từ thiện tại Connecticut phải mở những lớp tư vấn cách đối phó cho những người nhập cư sợ bị trục xuất. Có rất nhiều sinh viên ghi danh.

Chủ đề “Sinh viên không giấy tờ di trú phải làm gì trước nguy cơ bị trục xuất” đã trở thành đề tài được thảo luận nhiều trong khuôn viên các đại học. Trong khi sinh viên tổ chức những cuộc vận động để bảo vệ “quyền của người nhập cư”, các trường đại học cũng cử đội ngũ luật sư và tư vấn nhập cư để hỗ trợ họ. Những lớp học “hãy biết rõ quyền của bạn” và vận động hành lang chính phủ nhân danh sinh viên nhập cư cũng được tiến hành rất bài bản.

Một số vấn đề của sinh viên, học sinh thế giới
Chương trình Bảo vệ trẻ em nhập cư Deferred Action for Childhood Arrivals (DACA)

Marquez thuộc số sinh viên nằm trong “khu vực xám pháp lý”. Cô là một trong 750.000 người nhập cư vào Mỹ từ lúc còn bé được hưởng chế độ Deferred Action for Childhood Arrivals (DACA) do chính quyền Obama tạo ra để bảo vệ họ trong vòng hai năm chống lại lệnh trục xuất và được phép tìm việc làm. Nhưng từ lúc tranh cử, ông Trump thề sẽ hủy chương trình này nếu đắc cử. Đến nay, ông vẫn chưa biến lời thề thành hiện thực, nhưng các sinh viên vẫn rất lo lắng chờ đợi điều xấu nhất có thể xảy ra. Nhiều sinh viên không đủ điều kiện vào DACA còn lo lắng hơn nữa. Khả năng bị trục xuất về nguyên quán của họ là rất cao nếu Trump thực thi lời hứa.

Bộ An ninh Nội địa trấn an, nhưng mối lo vẫn còn

Trên thực tế, chính phủ Mỹ đã có bản hướng dẫn chặt chẽ trong việc mở rộng danh sách những đối tượng ưu tiên bị cưỡng chế trục xuất. Mới đây, phát ngôn viên Bộ An ninh Nội địa cho biết Cơ quan Nhập cư và Hải quan (ICE) thuộc bộ vẫn chỉ tập trung vào việc trục xuất các tội phạm đã thành án nguy hiểm cho sự an toàn của dân chúng và những kẻ vừa vượt biên trái phép, đa số từ Mexico. Nếu có một tia sáng cuối đường hầm thì đó là tháng 3 vừa qua, 560 chủ tịch viện đại học và trường đại học đã ký vào thỉnh nguyện thư yêu cầu Tổng thống Trump hãy dỡ bỏ mối lo bị trục xuất của các sinh viên nhập cư.

Tháng 1 vừa qua, Đại học Havard đã cử hẳn một luật sư chuyên trách để giải tỏa những mối lo của sinh viên. Đó là ông Jason Corral. “Sau khi chính phủ mới lên nắm quyền, nỗ lực giúp đỡ sinh viên nhập cư của đại học đã được đẩy thêm một bước, đặc biệt là các sinh viên dễ bị tổn thương trước chính sách nhập cư mới. Vì vậy, công việc của ông Corral là… ngập đầu!” – Loc Truong, người phụ trách đa dạng hóa đại học nói. Ngoài ra, Đại học Harvard cũng khẳng định lần nữa với các sinh viên là họ sẽ không cung cấp thông tin về sinh viên cho ICE theo yêu cầu mà chỉ làm việc này nếu có lệnh tòa án. Những đại học khác như Đại học New York, Đại học Columbia cũng có biện pháp tương tư. Sinh viên nhập cư là nguồn tài chính quan trọng cho đại học, vì vậy không có gì ngạc nhiên khi các đại học phải bảo vệ họ.

Để trấn an, phát ngôn viên của Bộ An ninh nội địa khẳng định lần nữa là ICE sẽ không bao giờ tiến hành các biện pháp cưỡng bức trục xuất trong khuôn viên đại học, trừ khi có trường hợp nghiêm trọng đe dọa đến an ninh quốc gia, như sinh viên nhập cư là nghi can khủng bố. Bà Ignacia Rodriguez, chuyên viên chính sách nhập cư tại Trung tâm Luật Di trú Quốc gia (NILC), cho biết số thư của các sinh viên xin được theo học khóa tư vấn “biết quyền của bạn” đã tăng mạnh.

Các đại học bị chỉ trích vì bảo vệ sinh viên nhập cư

Sự hỗ trợ của các đại học cho sinh viên “ngoài luồng” cũng vấp phải chỉ trích. “Tôi nghĩ là các đại học chân chính không nên ủng hộ những người vi phạm luật pháp Mỹ bằng cách sống ở Mỹ mà không cần giấy tờ hợp pháp”, Sterling Beard, tổng biên tập trang web bảo thủ Campus Reform nói, “Tôi đồng cảm với những sinh viên được đưa đến Mỹ từ lúc còn nhỏ, nhưng chúng ta nên ưu tiên cho những người vào Mỹ theo con đường hợp pháp. Chúng ta cần quan tâm hơn đến những sinh viên nước ngoài đến Mỹ hợp pháp và những sinh viên Mỹ nợ hàng chục ngàn USD sau khi tốt nghiệp”. Khi cuộc đấu khẩu chính trị chưa hạ nhiệt, sinh viên nhập cư vẫn cố gắng theo đuổi việc học dù rất bất an. Tác động tâm lý khiến việc học của họ khó khăn hơn trước nhiều.

Một số vấn đề của sinh viên, học sinh thế giới
Sinh viên nước ngoài tại Mỹ

Larissa Martinez, 19 tuổi đang học năm đầu tại Đại học Yale là sinh viên nhập cư không được hưởng chế độ DACA vì gia đình cô đến Mỹ vào năm 2010 trong khi chương trình chỉ áp dụng cho những người sống ở Mỹ từ 2007. Cô đang rất lo lắng về việc sẽ bị trục xuất khi chỉ còn hơn một năm nữa là ra trường. “Tập trung vào việc học để quên nỗi lo nhưng bạn không thể nào thoát ra khỏi nỗi ám ảnh” – cô tâm sự.

Marquez sẽ hoàn tất việc học vào tháng 6, đang suy nghĩ lại dự tính tương lai. Cô định tiếp tục học sau đại học tại Đại học San Francisco hay Berkeley ở Bắc California, nhưng quyết định học gần nhà gia đình. “Tôi rất lo là gia đình mình sẽ bị trục xuất khỏi nước Mỹ. Từ khi ông Trump lên làm tổng thống, tôi rất ngại rời Nam Cali, vì gia đình tôi có thể cần tôi bất cứ lúc nào” – cô nói. Nhiều cha mẹ nhập cư tại Connecticut đã ký thỏa thuận giao việc chăm sóc con (sinh ở Mỹ hay đến Mỹ trước 2007) cho bạn bè nếu họ bị trục xuất.

Marisa Herrera, phụ trách đa dạng hóa tại Đại học Washington ở Seattle nhận định: “Những lo lắng về trục xuất đã làm thay đổi mạnh mẽ tư duy của sinh viên nhập cư. Họ vẫn chăm chỉ học tập và mơ về tương lai tươi sáng với các nghề nghiệp thu nhập khá, ổn định. Nhưng họ không còn vô tâm trước những biến động chính trị của nước Mỹ, đặc biệt là các chính sách về nhập cư. Sự thay đổi tư duy là rất lớn so với cách nay một năm, lúc còn chính phủ Obama”.

Xâm hại tình dục trong khuôn viên trường

Xâm hại tình dục và các hành vi khiếm nhã trong khuôn viên trường là “hiện tượng” chung tại nhiều đại học trên thế giới gây tác hại rất xấu đến môi trường giáo dục. Có nhiều sinh viên là nạn nhân của “hiện tượng” này. Mỗi nơi đối phó mỗi khác. Và đây là bài học từ Canada.

Khi Stephanie Hale đọc được chính sách mới về chống các hành vi khiếm nhã và xâm hại tình dục tại Đại học British Columbia (UBC), cô có cảm giác vừa hài lòng vừa ưu tư. Nữ sinh viên đại học 22 tuổi này từ chối dự cuộc tường trình vào tháng 11 vừa qua liên quan đến cáo buộc cô bị tấn công tình dục, nêu lý do: “Chính sách hiện có của đại học đối với việc này đã lạc hậu nên cần sự điều chỉnh”. Chính sách này cho phép một hội đồng sinh viên xem xét vụ kiện để kết luận đó có phải là tấn công tình dục hay không. Cuộc tường trình diễn ra mà không có mặt Hale.

Đầu tháng 7, sau áp lực của sinh viên và các nhà hoạt động chống xâm hại tình dục trong khuôn viên trường, UBC đã quyết định thay đổi bản dự thảo chính sách mới để cho phép các điều tra viên được đào tạo bài bản về xâm hại tình dục thay hội đồng sinh viên điều tra các cáo buộc xâm hại tình dục trong khuôn viên đại học.

Một số vấn đề của sinh viên, học sinh thế giới
Nạn nhân Stephanie Hale

“Tôi rất buồn khi mình là nạn nhân nhưng lại bị phán xét bởi một hệ thống pháp lý xem mình như người ngoài cuộc. Số phận của tôi được một hội đồng gồm những bạn học quyết định”, Hale bộc bạch, “Nay tôi rất hài lòng khi các nạn nhân tương lai được bảo vệ với một hệ thống mới và những khiếu kiện của họ sẽ được lắng một cách vô tư và công bằng”. Các đại học ở British Columbia và Ontario hiện không còn cho phép sinh viên tự điều tra các vụ tấn công tình dục nhắm vào bạn học của họ. Chính quyền hai tỉnh cũng đề nghị áp dụng chính sách mới cho cả các học sinh sau cấp 2 bị tấn công tình dục.

Theo các nhà hoạt động chống xâm hại tình dục trong khuôn viên trường thì để cho hội đồng sinh viên nghe tường trình và đưa ra quyết định về các vụ xâm hại tình dục là không thích đáng, vì chúng không được đào tạo bài bản để có cái nhìn chính xác về tấn công tình dục. Phía gửi đơn kiện cũng không thoải mái lắm khi bị phán xét bởi các sinh viên khác.

Trước đây, các hội đồng sinh viên tại UBC được gọi là “Ủy ban Đạo đức Sinh viên” cũng được giao tổ chức tường trình và kết luận về các vụ phá hoại và trộm cắp. Mỗi ủy ban gồm 10 thành viên với một chủ tọa thuộc ban điều hành trường có nhiệm vụ báo lại với hiệu trưởng và chủ tịch đại học về kết quả của buổi tường trình. Chủ tịch không bị bắt buộc chấp nhận phán quyết của ủy ban.

Đến tiếng nói từ những người trong cuộc

Cũng giống như nhiều đại học khác, đã số lời than phiền về tấn công tình dục tại UBC được giải quyết một cách “không bài bản”. “Nhiều nạn nhân cho biết các ủy ban thiếu công bằng và họ không muốn vấn đề của họ được giải quyết ở đây” – báo cáo của một hội đồng chuyên viên vào năm ngoái đã cho biết như thế trước khi kiến nghị những thay đổi về chính sách chống xâm hại tình dục trong khuôn viên trường, trong đó nhấn mạnh đến vai trò của các điều tra viên độc lập được huấn luyện bài bản về xâm hại tình dục, thế chỗ của các hội đồng (ủy ban) sinh viên đang đảm trách việc này.

Tuy nhiên, chính sách sửa đổi cần được hội đồng quản trị đại học thông qua rồi lấy ý kiến đóng góp của sinh viên trước khi áp dụng. Báo cáo của hội đồng chuyên viên soạn thảo chính sách mới cũng đề nghị quy định thời hạn tối đa cho một cuộc điều tra về xâm hại tình dục và phải công bố công khai những số liệu hằng năm liên quan đến vấn nạn này.

Một số vấn đề của sinh viên, học sinh thế giới
Sinh viên yêu cầu các vụ tấn công tình dục phải được điều tra độc lập

Bà Sara-Jane Finlay, đồng Chủ tịch ủy ban, đặc biệt khẳng định nhiệm vụ chính của ủy ban là lấy lại lòng tin của công chúng trước tình trạng xâm hại tình dục và hành vi bất nhã vẫn tiếp tục hoành hành trong khuôn viên đại học. Finlay nói: “Chúng tôi không bình luận hay đưa ra kết luận, khuyến nghị nào liên quan đến trường hợp của sinh viên Hale, dù đây là đòn bẩy dẫn đến các thay đổi”.

Tại Đại học Simon Fraser (lớn thứ 2 ở British Columbia, sau UBC), “luật đạo đức” cho phép các vụ kiện xâm hại tình dục được đưa lên một hội đồng do đại học chọn gồm cả sinh viên và ban quản trị. “Nay, chúng tôi cũng muốn có sự thay đổi, hội đồng hỗn hợp sẽ không lo việc này nữa mà nó được giao cho những điều tra viên kinh nghiệm”, Tim Rahilly, Phó chủ tịch Hội Sinh viên nói, “Theo tôi, sinh viên không nên tham gia vào việc phán xét sinh viên khác mà sự thẩm định nên dành cho các điều tra viên xâm hại tình dục được huấn luyện bài bản”.

Theo đề nghị của tỉnh, các đại học tại BC phải đưa ra chính sách mới đối với xâm hại tình dục trong tháng 6-2017. Các trường tại Ontario, đã làm xong việc này từ tháng 2-2017. Đại học Western Ontario, Đại học Queen và Đại học Ryerson không cho phép hội đồng sinh viên tổ chức tường trình và đưa ra phán quyết về xâm hại tình dục. Đại học York cũng không còn cho phép hội đồng hỗn hợp sinh viên, nhân viên trường giải quyết các vụ xâm hại tình dục. Trách nhiệm thuộc về điều tra viên chuyên trách. Hội đồng hỗn hợp chỉ được dùng khi vụ việc được kháng nghị nhưng không buộc nạn nhân phải có mặt.

– Lê Tây Sơn tổng hợp / Kiến thức ngày nay 973

Từ khoá: giáo dục phương Tâykiến thức ngày naynữ sinh tự tửsinh viên nhập cưxâm hại tình dục
Bài trước đó

DNSG cuối tuần 768

Bài kế tiếp

[Infographic] Top 10 xe bán chạy nhất tháng 7-2018

Bạn có thể quan tâm

Mang cả gia đình đi du học: New Zealand mở rộng cánh cửa cho ứng viên Đề án 89 - 2
Du học

Mang cả gia đình đi du học: New Zealand mở rộng cánh cửa cho ứng viên Đề án 89

Đăng bởi Thanh Anh
27/05/2025
Học sinh Việt Nam giành giải nhất Đông Á tại cuộc thi làm phim toàn cầu của Hội đồng Anh
Giáo dục

Học sinh Việt Nam giành giải nhất Đông Á tại cuộc thi làm phim toàn cầu của Hội đồng Anh

Đăng bởi Thanh Anh
23/05/2025
Đại học Otago (New Zealand) mở học bổng độc quyền cho học sinh Việt Nam
Học bổng

Đại học Otago (New Zealand) mở học bổng độc quyền cho học sinh Việt Nam

Đăng bởi Thanh Anh
14/05/2025
Học sinh Việt trải nghiệm lớp học Kiwi và văn hóa New Zealand ngay tại Hà Nội và TP.HCM - 3
Giáo dục

Học sinh Việt trải nghiệm lớp học Kiwi và văn hóa New Zealand ngay tại Hà Nội và TP.HCM

Đăng bởi Thanh Anh
07/05/2025
Sinh viên Việt Nam thắng lớn tại cuộc thi Giải quyết Tình huống Kinh doanh HSBC 2025 - 2
Giáo dục

Sinh viên Việt Nam thắng lớn tại cuộc thi Giải quyết Tình huống Kinh doanh HSBC 2025

Đăng bởi Thanh Anh
24/04/2025
Không cần viết luận, học sinh Việt vẫn có thể giành học bổng chính phủ New Zealand - 1
Học bổng

Không cần viết luận, học sinh Việt vẫn có thể giành học bổng chính phủ New Zealand

Đăng bởi Thanh Anh
22/04/2025
IELTS Prize 2025: Sân chơi mới cho những câu chuyện truyền cảm hứng
Giáo dục

IELTS Prize 2025: Sân chơi mới cho những câu chuyện truyền cảm hứng

Đăng bởi Minh Anh
20/04/2025
Panasonic bàn giao phòng thí nghiệm HVAC cho Trường Đại học Xây dựng Hà Nội - 1
Giáo dục

Panasonic bàn giao phòng thí nghiệm HVAC cho Trường Đại học Xây dựng Hà Nội

Đăng bởi Hạnh Nguyên
11/04/2025
Doanh nghiệp – Đại học bắt tay đào tạo kỹ sư tương lai
Giáo dục

Doanh nghiệp – Đại học bắt tay đào tạo kỹ sư tương lai

Đăng bởi Minh Anh
29/03/2025
Xem thêm
Bài kế tiếp
[Infographic] Top 10 xe bán chạy nhất tháng 7-2018

[Infographic] Top 10 xe bán chạy nhất tháng 7-2018

MỚICẬP NHẬT

DynamX Bioadaptor – Khi y học không chỉ can thiệp mà còn khôi phục sự sống tự nhiên cho mạch máu 1
Y tế

DynamX Bioadaptor – Khi y học không chỉ can thiệp mà còn khôi phục sự sống tự nhiên cho mạch máu

Đăng bởi Hải Lý
28/05/2025

Elixir Medical – cái tên được xướng danh trong Top 10 công ty thiết bị y tế đột phá toàn...

Xem thêmDetails
Lexus RZ 550e F SPORT 2026 – Khi trải nghiệm lái trở thành nghệ thuật sống - 2

Lexus RZ 550e F SPORT 2026 – Khi trải nghiệm lái trở thành nghệ thuật sống

28/05/2025
Volkswagen và Cái Giá Của Sự Dối Trá: Khi Công Nghệ Trở Thành Con Dao Hai Lưỡi

Volkswagen và cái giá của sự dối trá: khi công nghệ trở thành con dao hai lưỡi

27/05/2025
Dassault Systèmes: Không chỉ mang công nghệ đến Việt Nam, mà còn mang theo kinh nghiệm, tri thức và tầm nhìn - 2

Dassault Systèmes: Không chỉ mang công nghệ đến Việt Nam, mà còn mang theo kinh nghiệm, tri thức và tầm nhìn

27/05/2025
Khi Hyundai chọn ASEAN: Một cuộc gặp gỡ giữa công nghệ và khát vọng

Khi Hyundai chọn ASEAN: Một cuộc gặp gỡ giữa công nghệ và khát vọng

27/05/2025

NỔI BẬT

  • Ba thương hiệu nhà hàng chay Việt Nam tốt nhất thế giới

    Ba thương hiệu Việt Nam góp mặt trong Top 1% nhà hàng thực vật hàng đầu thế giới: Hum ba lần được Tripadvisor vinh danh

    162 chia sẻ
    Chia sẻ 65 Tweet 41
  • Mang cả gia đình đi du học: New Zealand mở rộng cánh cửa cho ứng viên Đề án 89

    153 chia sẻ
    Chia sẻ 61 Tweet 38
  • Coca-Cola mang hơn 130 cái tên lên lon nước, kết nối người trẻ qua chiến dịch mới

    156 chia sẻ
    Chia sẻ 62 Tweet 39
  • Dassault Systèmes: Không chỉ mang công nghệ đến Việt Nam, mà còn mang theo kinh nghiệm, tri thức và tầm nhìn

    153 chia sẻ
    Chia sẻ 61 Tweet 38
  • Người Thừa Kế Tâm Đức: Hành trình gìn giữ giá trị văn hóa qua món mì Quảng và thông điệp chữa lành

    153 chia sẻ
    Chia sẻ 61 Tweet 38
Facebook Youtube Instagram TikTok Threads
DoanhnhanPlus.vn

Mái nhà chung để những người bận rộn
cùng chia sẻ kinh nghiệm sống
và chuyện làm ăn.
Cầu nối cho những ý tưởng
khởi nghiệp sáng tạo.
Không gian chia sẻ, giao lưu văn hoá,
giải trí, mua sắm của doanh nhân.

DMCA.com Protection Status

VỀ CHÚNG TÔI

  • Giới thiệu
  • Liên hệ quảng cáo
  • Quy chế hoạt động
  • Nội quy

Giấy phép số 577/GP-BTTT do Bộ TTTT
cấp ngày 22/11/2017.

Chịu trách nhiệm nội dung:
Lý Mỹ
Công ty Truyền thông Nguyễn Văn Vinh
10/29 Trần Nhật Duật, Q 1, TPHCM
(84) 2838469899

ĐẶT BÁO DÀI HẠN

© 2018 DoanhNhanPlus.VN - Giấy phép số: 577/GP-BTTTT do BTTTT cấp.

Chào mừng trở lại!

Đăng nhập vào tài khoản của bạn

Bạn quên mật khẩu?

Retrieve your password

Vui lòng nhập email hay tên đăng nhập để reset mật khẩu

Đăng nhập
Thanks for Sharing

Many thanks and highly appreciate your prompt action and the article.

33win

kuwin

188bet

97win

Good88

For88

U888

Top88

Go99

188bet

188bet

xoso66

77bet

ww88

good88

c54

  • Đăng nhập
  • Trang chủ
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Chuyện làm ăn
    • Hàng không
    • Tài chính
      • Chứng khoán
      • Ngân hàng
      • Bảo hiểm
      • Vàng
    • Thị trường
    • Bất động sản
      • Dự án
    • Hành Trình Thành Công
      • Khởi nghiệp
      • Quản trị
      • Marketing
      • Nhân sự
    • Đọc báo giùm bạn
      • Thời sự
      • Điểm tin
      • Thế giới
    • DoanhNhan-Hub
      • Khuyến mãi
      • Sự kiện
      • Hội thảo
      • Đào tạo
      • Thương mại
  • Doanh nhân
    • Góc nhìn
    • DN+trò chuyện
    • Nhân vật
    • Chia sẻ
    • Người dẫn đầu
  • Nhịp sống
    • Giáo dục
      • Du học
      • Chọn trường
      • Học bổng
    • Gia đình
      • Chuyện nhà tôi
      • Sống
      • Mối quan hệ
    • Sống khoẻ
      • Sức khoẻ
      • Dinh dưỡng
      • Y tế
      • Thư gởi người bận rộn
      • Thể thao
    • Du lịch
      • Điểm đến
      • Khách sạn – Resort
    • Ẩm thực
      • Món ngon
      • Hương vị quê nhà
      • Thức uống
      • Nhà hàng
    • Không gian sống
      • Kiến trúc
      • Nhà đẹp
      • Văn phòng
  • Văn hoá
    • Giải trí
      • Âm nhạc
      • Phim
      • Sân khấu
      • Sao & Showbiz
      • Truyền hình
    • Nghệ thuật
      • Hội họa
      • Nhiếp ảnh
    • Sách
    • Tản mạn
      • Truyện ngắn
      • Suy ngẫm
      • Trà dư tửu hậu
      • Thư giãn
    • Kiến thức
      • Chuyện lạ
      • Tư liệu
  • Lịch lãm
    • Thời trang
      • Bộ ảnh thời trang
      • Trang sức
      • Phụ kiện
      • Style guide
      • Trend
    • Làm đẹp
      • Bí quyết làm đẹp
      • Mỹ phẩm
    • Góc đàn ông
    • Đồng hồ
    • Shopping
    • DN+chọn
  • Xe
    • Xe hơi
    • Góc Biker
    • Du thuyền
    • Khám phá
  • Công nghệ
    • Điện thoại
    • Máy tính
    • Máy tính bảng
    • Nghe nhìn
    • Máy ảnh
    • Nhịp sống số
    • Thiết bị gia đình

© 2018 DoanhNhanPlus.VN - Giấy phép số: 577/GP-BTTTT do BTTTT cấp.