Đồ nghề uống vang (đồ khui, bình lắng…). Tuy nhiên, vừa uống rượu vang vừa ngắm đồ cổ trưng bày trong tủ kính thì mới chỉ có một địa điểm.
Không gian đồ cổ trong hầm rượu vang CityStar
Mua lại Khách sạn City Star trên đường Bùi Thị Xuân, Q.1, TP. Hồ Chí Minh để kinh doanh, anh Nguyễn Văn Sỹ – vốn là nhà kinh doanh đồ cổ trên đường Lê Công Kiều – quyết định sửa tầng ngầm để xe thành hầm rượu vang, trong đó trưng bày các sưu tập đồ cổ. Ngày ra mắt cách nay một tháng, hầm rượu thu hút giới chơi đồ cổ đến xem các bộ sưu tập hiếm khi được trưng bày. “Mọi người đều vui vì lúc đầu họ chưa biết chúng tôi sẽ trưng bày, bảo quản ra sao đồ quý mà họ cho mượn. Nay đã có nhiều người muốn hợp tác để bộ sưu tập của họ được nhiều người biết đến”, Sỹ nói và cho biết thêm cách trưng bày hiện vật được chính một nhà chuyên môn của bảo tàng thực hiện nhằm tôn vinh giá trị của đồ cổ. Đợt đầu tiên gồm các hiện vật bằng gốm, sứ, đồng, đá đủ chủng loại từ thời Đông Sơn đến giữa thế kỷ XX của khoảng 20 nhà sưu tập tư nhân (mỗi người đóng góp khoảng 10 hiện vật) khắp đất nước, nhiều nhất là ở phía Nam. “Giá trị của hiện vật ở đây đều đã được giới chuyên môn thẩm định, chỉ trưng bày chứ không bán. Tùy sản phẩm mới mà chúng tôi sẽ lên ý tưởng trưng bày mỗi đợt khoảng ba tháng”, Sỹ giải thích.
Chọn được nhà phân phối rượu vang có nhiều kinh nghiệm và uy tín (The Warehouse), Sỹ đã ra mắt thành công hầm rượu “một công đôi chuyện” này. “Có những người chơi đồ cổ mà bấy lâu nay mình đâu biết họ thích rượu vang. Nay có hầm rượu này thì càng hay”, Sỹ cười nói. Danh mục rượu vang ở đây cũng đáp ứng được gu thưởng thức khác nhau, từ vang Pháp đến Chilê, Úc, New Zealand…
Q.T