Giả như rằng vòng thời gian có thể quay ngược trở lại, thì ánh sáng hãy đưa trở về thời kỳ đồ đá xa xưa hay thời đại đồ đồng.
Vào thời cổ xưa hoang vu ấy, những vị tiên nhân đã dùng đến những giọt máu động vật thể hiện sức mạnh phi thường để tắm rửa cho những sinh linh vừa chào đời, cầu nguyện đấng thiêng liêng hãy ban cho sinh mệnh mới ấy có một trái tim dũng cảm và một cơ thể cường tráng.
Những bức tranh máu tươi ấy được chuyển hóa dần thành một sự sùng bái dành cho màu đỏ. Màu đỏ là màu sắc mà nhân loại có sự cảm ngộ và nhận biết sớm nhất. Nó tượng trưng cho sinh mạng, kích tình, yêu, dục vọng, uy nghiêm và quyền lực.
Sự tồn tại của nó đều có một lập trường mạnh mẽ và rõ ràng, và trong lịch sử của bất kỳ quốc gia nào nó cũng chiếm một địa vị khá quan trọng.
Trùng hợp thay, có một loại bảo thạch cổ xưa, ngay trước khi Chúa Giê-su ra đời đã được nhân loại biết đến, sản lượng vô cùng ít ói khiến nó trở nên cực kỳ quý giá, sắc đỏ lung linh lấp lánh đầy sức mê hoặc, độ cứng bền mạnh mẽ của tính ngọc khiến cho tình cảm nồng cháy của con người cũng mãi mãi lưu truyền với viên bảo thạch.
Đúng vậy, nó chính là viên hồng bảo thạch mà Job từng nhắc đến trong kinh thánh rằng nó có giá trị sánh ngang với trí tuệ con người.
Sự phát hiện trong thời đại hoang vu
Sự gặp gỡ lần đầu tiên giữa con người và hồng bảo thạch là vào thời đại săn bắt voi Ma-mút, sau lần va chạm với sao chổi khiến nền văn minh thời kỳ đầu ở Bắc bán cầu bị sụp đổ, hồng bảo thạch dường như là dấu ấn mà Thượng Đế cố tình lưu giữ lại, trải đều mỗi lưu vực trên dòng sông dài lịch sử, ghi chép lại dấu chân của con người trải qua biết bao khó khăn không ngừng tìm kiếm viên đá quý.
Hồng bảo thạch được người Ấn Độ cổ miêu tả thành “trải qua sự tôi luyện của lò lửa mãi không bị hủy diệt”; từng liên tục xuất hiện trong Thánh kinh, luôn được ca ngợi “là bảo thạch quý giá nhất trong những tạo vật từ trước đến nay của Thượng đế”; là một trong những đứa con cưng được xuất hiện thường trực trên những chiếc vương miện của đế vương.
Vào thời điểm khoa học chưa phát triển như ngày nay càng làm thúc đẩy trí tưởng tượng vô cùng phong phú của nhân loại, trong một thời gian rất dài con người dùng sự hoạng tưởng của mình để giải thích những hiện tượng không tìm ra được lời giải đáp, đồng thời đem sự lý giải dành cho màu đỏ chuyển dời lên trên thân mình của những viên hồng bảo thạch, khiến cho nó từ ngày xuất hiện trên thế gian này dưới lớp vỏ bao bọc các loại truyền thuyết ly kỳ và không khí tôn giáo khiến cho hồng bảo thạch càng bộc phát tính thần bí của nó.
Hồng bảo thạch luôn được xem là món linh vật tránh nạn trừ tà, là cống phẩm cao quý trong nghi thức tôn giáo của người Ai Cập cổ, Ấn Độ cổ, Hy Lạp cổ, La Mã cổ.
Có thể dễ dàng tìm thấy được một viên kim cương thuần lớn, nhưng rất khó mà có thể phát hiện một viên hồng bảo thạch thuần kích cỡ to lớn.
Do khai thác hồng bảo thạch thường phải cắt bỏ đi một lớp phủ bên trên đến khoảng 457cm, mới có thể đến được lớp đá cuội bên trong hàm chứa bảo thạch, rồi bỏ đi phần đá cuội lớn nhất cho đến khi chọn lựa bảo thạch, phải trải qua thêm rất nhiều giai đoạn chọn lựa tỉ mỉ.
Mỗi khi đạt được 1 carat hồng bảo thạch, phải khai phá đến 500 tấn khoáng thạch, cho thấy được sự hiếm có không gì sánh bằng của hồng bảo thạch.
Truyền thuyết thần bí ảo tưởng
Là bảo thạch được cổ nhân xem như là vật thần linh, ngàn vạn năm nay luôn lưu truyền trong dân gian những câu chuyện truyền kỳ đầy sức thu hút về hồng bảo thạch.
Người Miến Điện tin rằng hồng bảo thạch có thể bảo hộ con người không bị thương, vì vậy những dũng sĩ trước khi ra trận đều cắt một nhát trên thân mình và đặt bảo thạch khảm nạm bên trong. Tương truyền rằng, những võ sĩ chấp nhận trải qua cuộc”phẫu thuật” này đều đao thương bất nhập.
Cũng có truyền thuyết nói rằng, nếu như tay trái đeo một chiếc nhẫn hồng bảo thạch, hoặc bên ngực trái kẹp một chiếc trâm cài hồng bảo thạch, sẽ mang trong mình một ma lực giải hóa được những kiếp nạn, bảo vệ bản thân, biến địch thành bạn.
Cho nên trong những cuốn tiểu thuyết viễn tưởng hay những game trò chơi, hồng bảo thạch thường có mối liên hệ với những ma pháp hỏa hệ, ví dụ như hồng bảo thạch khảm nạn trên vũ khí có thể gia tăng sức công phá, hồng bảo thạch khảm nạm trên áo giáp có thể chống lại được ma pháp, đeo trên mình một món vật khảm nạm hồng bảo thạch có thể sản sinh ra một sức mạnh tinh thần mạnh mẽ hay có thần lực khiến hồi sinh…
Cũng tại Miến Điện, lưu truyền có một “sơn cốc vô đáy”, từ trên bờ vực nhìn xuống chỉ thấy một hố sâu thăm thẳm, và dưới hố sâu không ai có thể đến được đáy ấy có chứa đựng những viên hồng bảo thạch lấp lánh ánh sáng.
- Xem thêm: Tâm hồn bạn thuộc về loại đá quý nào?
Thế là những người bản địa đã tìm cách dùng những miếng thịt sống hấp dẫn để dụ dỗ những con đại bàng, hy vọng bảo thạch sẽ dính lên trên miếng thịt, khi đại bàng ăn hết miếng thịt, người dân sẽ tìm cách giết chúng để lấy những viên bảo thạch nằm trong bụng.
Nếu như nói truyền thuyết về đại bàng nghe ra cũng có được chút logic, thì câu chuyện được lưu truyền tại tỉnh Mandalay của Miến Điện tuyệt đối là một thần thoại điển hình: tương truyền rằng có một nàng công chúa sắc nước hương trời khiến biến bao hoàng tử xứ sở láng giềng đều đến tranh giành cầu hôn, nhưng nàng công chúa không có ý định xuất giá đã đưa ra một nhiệm vụ bất khả thi cho những kẻ cầu hôn: giết chết con rồng ăn thịt người đang sống trên núi thì sẽ trở thành phu quân của nàng.
Những chàng hoàng tử mang trong mình tràn đầy niềm tin đã một đi không trở lại, cuối cùng xuất hiện một chàng trai trẻ tiêu diệt được con rồng hung hãn kia.
Khi chàng thanh niên mang thủ cấp của con rồng đến hoàng cung thì đột nhiên biến thành một chàng hoàng tử khôi ngô tuấn tú, và nàng công chúa lập tức bị trúng phải tiếng sét ái tình.
Đúng lúc này một luồng ánh sáng rực rỡ lóe lên, cả công chúa lẫn hoàng tử đều biến mất khỏi cung điện, chỉ để lại hai quả trứng, một quả cho ra đời quốc vương Miến Điện, quả còn lại thì chứa đựng viên hồng bảo thạch chói lóa.
Kết thúc câu chuyện vượt ngoài suy nghĩ của nhiều người, nhưng bỏ qua tình tiết mà nhìn vào bản chất của nó, thì có thể thấy dân gian vào thời điểm đó, trong mắt của mọi người địa vị của hồng bảo thạch ngang bằng đế vương.
Truyền thế của vương giả chí tôn
Tôn giáo đối với năng lượng trong lịch sử của nhân loại tuyệt đối khiến mọi người phải kính ngưỡng, còn những ghi chép liên quan đến hồng bảo thạch rất nhiều lần được xuất hiện trong Thánh kinh, chiếc thánh bằng vàng thuần được các nhà khảo cổ phát hiện cũng được khảm nạm một viên hồng bảo thạch.
Bỏ đi ý nghĩa phi phàm của tôn giáo, hồng bảo thạch được xem là món vật tiêu biểu cho sự tránh tà, không ngừng xuất hiện trên vương miện của hoàng thất các nước, đại diện sự quyền thế và tôn quý không gì sánh bằng.
Khi Mông Cổ đế quốc Tây chiến xưng bá tại châu Âu, viên hồng bảo thạch được khảm nạm trên vương miện của quốc vương Bohemia Saint Wenceslas là một viên hồng bảo thạch truyền thế.
- Xem thêm: 6 tuyệt tác mới của thế giới kim hoàn
Viên hồng bảo thạch 250 carat này tuy chỉ là một trong 96 viên đá quý nằm trên vương miện, nhưng lại khiến cho chiếc vương miện của thế kỷ 14 này có thêm niềm kiêu hãnh của nó.
Trong viện bảo tàng bảo thạch của các nước trên thế giới, hồng bảo thạch là tàng phẩm không thể nào thiếu được, điển hình như Viện bảo tàng lịch sử thiên nhiên tại Luân Đôn có được một viên tinh thể hồng bảo thạch của Miến Điện nặng 690 carat; Viện bảo tàng Smithsonian tại Washington cũng có được một viên hồng bảo thạch quý giá từ Sri Lanka nặng 137 carat…
Bất luận dòng thời gian có trôi đi như thế nào chăng nữa, thì những viên bảo thạch nằm sâu kính trong lòng đất vẫn mãi luôn tỏa ra ma lực khiến con người không thể nào kháng cự.