Học bằng tiếng Anh trên đất Pháp

Sau một năm dùi mài vốn tiếng Pháp, anh Nguyễn Đông Hòa (nhận học bổng master về quản lý, du lịch khách sạn trong chương trình 300 thạc sĩ – tiến sĩ của TP.HCM) cảm thấy con đường du học sao bỗng xa diệu vợi khi vốn liếng Pháp ngữ chỉ đủ giao tiếp!

Gần 600 chương trình đào tạo bằng Anh ngữ

“Làm sao có thể thảo luận, phản biện hay viết bài luận của ngôn ngữ mới được làm quen này” là câu hỏi anh tự đặt ra cho mình. Sau bao đêm lo lắng, may mắn đã mỉm cười khi anh tìm được một học viện của Pháp có chuyên ngành về quản lý, du lịch khách sạn giảng dạy bằng tiếng Anh. “Các bạn du học sinh không có thế mạnh tiếng Pháp cần phải kiên trì tìm thông tin, tận dụng mọi nguồn tin từ các du học sinh, từ internet… để “săn” được trường, học viện có chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh phù hợp với mình”, anh Hòa chia sẻ.

Trường hợp du học nước Pháp học bằng tiếng Anh như anh Nguyễn Đông Hòa không còn là chuyện hiếm hiện nay. Để cạnh tranh với những nền giáo dục tiên tiến Mỹ, Anh, Úc…, hệ thống giáo dục Pháp ngày càng mở rộng sự đa dạng. Số du học sinh ViệtNamnhận học bổng tại Pháp ngày càng tăng. Trong số này, có những du học sinh không cần phải có đủ trình độ tiếng Pháp mới có thể theo học tại Pháp. Hiện nay có gần 600 chương trình ở tất cả các cấp học và trong tất cả các lĩnh vực đào tạo dành cho sinh viên sử dụng tiếng Anh. Mặt khác, điểm mạnh của du học Pháp là du học sinh học tại Pháp có cơ hội chuyển tiếp tới 27 quốc gia thành viên của Liên minh châu Âu, theo Hệ thống chu chuyển tín chỉ châu Âu (European Credits Transfer System – ECTS). Nghĩa là, các loại bằng và quá trình đào tạo được công nhận ở mức độ của Liên minh châu Âu trên cơ sở một hệ thống tín chỉ chung, cho phép sinh viên theo học một lúc tại nhiều cơ sở đào tạo của châu Âu.

Cho dù học bằng tiếng Anh tại Pháp, chương trình đào tạo vẫn không có sự khác biệt so với các chương trình giảng dạy bằng tiếng Pháp. Mỗi cơ sở đào tạo đều có quy định riêng về tiêu chí tuyển sinh, tùy theo quá trình đào tạo trước đó và trình độ của sinh viên cũng như những yêu cầu của chương trình đào tạo.

Ở trường đại học tổng hợp, các bài giảng thường được tổ chức dưới dạng các học phần (mô-đun), đây là các tập hợp thống nhất của các môn học do sinh viên tích lũy dần trong quá trình học tập: bằng tốt nghiệp sẽ ghi rõ có “n” học phần, trong đó có những học phần bắt buộc và những học phần tự chọn. Các học phần này chỉ phải học một lần và có giá trị vĩnh viễn.

Du học sinh cần lưu ý, trong giáo dục đại học và sau đại học ở Pháp, đặc biệt là đại học, có hai loại bài giảng khác nhau:

Kết quả học tập của sinh viên được đánh giá chủ yếu bằng hai hình thức:

20.000 suất học bổng du học và thực tập

Nhà nước Pháp chi trả toàn bộ các chi phí đào tạo tại các trường công lập (trung bình khoảng 10.000 euro/sinh viên/năm).

Theo Campusfrance, học phí năm học 2011-2012 tại các trường công lập quy định:

– 177 euro đối với sinh viên theo học trình độ cử nhân.

– 245 euro đối với sinh viên theo học trình độ thạc sĩ.

– 372 euro đối với sinh viên theo học trình độ tiến sĩ.

– 584 euro đối với sinh viên theo học các trường đào tạo kỹ sư.

TS Đặng Trọng Trình, cựu du học sinh Pháp cho biết: học phí của các khóa đào tạo đại học và sau đại học ở mức rất hợp lý. Đối với sinh viên Pháp và sinh viên nước ngoài, mức học phí tương đương nhau.

Tuy nhiên, tại các trường tư, đặc biệt là tại các trường thương mại, học phí lại rất cao (khoảng từ 3.000 đến 10.000 euro cho một năm học). Các trường đại học công lập Pháp đào tạo Master với mức học phí khoảng 300-500 euro/năm, trong khi các trường tư (chủ yếu chỉ đào tạo thạc sĩ về quản trị kinh doanh (MBA) hoặc các chương trình cao học có liên kết với các trường của Anh – Mỹ) sẽ có mức học phí cao hơn rất nhiều, từ 6.000-12.000 euro/năm. Nhưng điều này không có nghĩa là chất lượng tại các trường công kém hơn.

Mỗi năm, Pháp và từ Liên minh châu Âu dành hơn 20.000 suất học bổng du học và thực tập được cấp cho các sinh viên và các bạn trẻ nước ngoài mới đi làm. Cụ thể:

Một vài cơ sở đào tạo đại học (trường đại học tổng hợp và trường lớn) cũng có chương trình học bổng dành cho sinh viên.

Năm học ở Pháp bắt đầu vào tháng 9 hoặc tháng 10 và kết thúc vào tháng 5 hoặc tháng 6 tùy theo từng cơ sở và chương trình đào tạo. Trong năm học sẽ có các kỳ nghỉ, đặc biệt là hai tuần vào tháng 12 và tháng 1 (Noel và năm mới). Giữa hai học kỳ sẽ có một kỳ nghỉ ngắn, sau kỳ thi cuối học kỳ 1. Kỳ nghỉ hè kéo dài hơn hai tháng, bao gồm tháng Bảy và tháng Tám.

Sinh viên nước ngoài được trợ cấp về nhà ở, bảo hiểm xã hội, được giảm giá vé khi sử dụng các dịch vụ vui chơi, đi lại và ăn uống. Ngoài ra sinh viên nước ngoài có thể đi làm thêm mà không cần giấy phép, với thời gian tối đa là 60% thời gian làm việc hằng năm theo quy định chung, tương đương với 964 giờ làm việc một năm.

Sinh viên nước ngoài có bằng thạc sĩ hoặc có bằng tương đương với bằng thạc sĩ (tốt nghiệp kỹ sư hoặc trường thương mại) cấp tại Pháp được ở lại thêm sáu tháng sau khi tốt nghiệp để tìm việc làm và sẽ được cấp giấy phép lao động trong trường hợp được tuyển dụng.

Exit mobile version