Găng tay, khẩu trang và các thiết bị bảo hộ cá nhân khác (PPE) giúp chúng ta giữ an toàn trong đại dịch. Bây giờ chúng đang dạt vào bờ các bãi biển trên khắp thế giới.
Khi các nước bắt đầu mở cửa trở lại và mọi người bắt đầu những cuộc dạo chơi ngoài trời, họ có thể sẽ nhận thấy những loại rác thải mới, chưa từng thấy trước đây: khẩu trang và găng tay. Thế giới nhận lệnh phong toả trong một thời gian khá dài và khẩu trang, găng tay hiện đang xả đầy trên các đường phố.
Hơn nữa, chúng đã bắt đầu dạt vào bờ những bãi biển trên khắp thế giới. Deutsche Welle, phát thanh viên người Đức, báo cáo rằng nhóm bảo tồn OceansAsia đã tìm thấy khoảng 100 khẩu trang bị vứt bỏ trên một hòn đảo không người cách Hồng Kông vài hải lý. Những vật phẩm này chưa bao giờ được phát hiện ở vị trí xa xôi này trước đây.
Găng tay, khẩu trang và các thiết bị bảo hộ cá nhân khác là giải pháp giữ cho chúng ta an toàn, đặc biệt là khi chúng ta bắt đầu nới lỏng các quy tắc của lệnh đóng cửa. Tuy nhiên, các cơ quan giám sát môi trường lo lắng rằng tất cả các PPE này sẽ bị cuốn trôi ra đại dương. Một nhà sinh vật học Anastasia Miliou tại Viện Bảo tồn biển Archipelagos ở Hy Lạp nói với Deutsche Welle: “Nếu chúng được ném ra các con đường, khi trời mưa các găng tay và khẩu trang cuối cùng sẽ trôi ra biển”.
Tệ hơn nữa, PPE vứt bừa bãi đặt ra một vấn đề đặc biệt nguy hiểm đối với sinh vật biển vì cách nó được tạo ra, theo John Hocevar – Giám đốc chiến dịch đại dương tại Greenpeace. “Chẳng hạn như găng tay, cũng như túi nhựa, có thể trông giống như con sứa hoặc các loại thực phẩm khác đối với loài rùa biển. Các dây đeo của khẩu trang có thể gây nguy hiểm gây vướng víu”, Hocevar nói với CNN.
- Xem thêm: Khẩu trang là ‘virus’ với Trái đất
Các nhà môi trường có lý do để lo lắng. Các đại dương thế giới đã chìm trong ô nhiễm nhựa. Mỗi năm, có khoảng 300 triệu tấn nhựa được sản xuất và 5 đến 13 triệu tấn chất thải này đổ ra biển, theo số liệu năm 2015. Một bài báo tương tự liệt kê khoảng 269.000 tấn nhựa trôi lềnh bềnh trên các dòng hải lưu.
Khi các mảnh vụn nhựa lớn hơn vỡ thành các mảnh nhỏ hơn, chim, rùa và cá nhầm nó với thức ăn và nuốt chửng nó, có thể làm thủng dạ dày, làm hỏng ruột của chúng hoặc khiến chúng không ăn được, dẫn đến chết đói. Các động vật có vú và rùa biển thường bị mắc vào ngư cụ bị vứt bỏ và các vật dụng khác. Bây giờ, các khẩu trang và găng tay đang góp phần vào mối nguy hiểm gây nghẹt thở.
Con người sống trên đất liền, nhưng họ cũng bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm biển. Rác rưởi mà chúng ta vứt đi quay trở lại với chúng ta, và như ví dụ về khẩu trang ở trên chứng minh, chỉ mất vài tuần. Nước của nhựa tiêu hủy chảy vào nước uống của chúng ta, nghiên cứu cho thấy chúng ta tiêu thụ một thìa nhựa mỗi tuần. Và các mảnh nhựa siêu nhỏ hòa tan trong nước đại dương, cản trở chức năng lành mạnh của vi khuẩn lam (Prochlorococcus) – các thảm xanh vô hình của đại dương tạo ra 10% lượng oxy chúng ta thở.
Một số tổ chức đang tìm cách nâng chất thải nhựa ra biển thành vật liệu có thể sử dụng được. Công ty thời trang Rothy, tạo ra những chiếc túi từ các chai nhựa được thải ra biển. Hiệp hội những người hướng dẫn lặn chuyên nghiệp (PADI) vừa hợp tác với Rash’R, một công ty bán quần áo thân thiện với môi trường để làm khẩu trang từ nhựa đã từng làm ô nhiễm đại dương.
Điều đó vẫn không chuyển hướng được một lượng nhựa nhất định từ các dòng hải lưu. Những chiếc khẩu trang này một ngày nào đó, cũng có thể kết thúc ở biển, nếu không được tái chế đúng cách. Nhiều khẩu trang và găng tay đang sử dụng vẫn là loại dùng một lần. Số lượng khẩu trang và găng tay sử dụng một lần bị loại bỏ trong đại dịch coronavirus có thể sẽ sớm trở thành đề tài nghiên cứu.