“Tiêu chuẩn cao trong hôn nhân có khuynh hướng dẫn đến nhiều điều tốt đẹp, hoặc là… phá vỡ nó” – đó là nhận định của các chuyên gia về hôn nhân – gia đình.
Cho dù hôn nhân có những tiêu chuẩn cao, như được nuôi dưỡng, ủng hộ, có tính độc lập hay đem lại cảm giác hài lòng, thì điều này chỉ có trong các cuộc hôn nhân bền vững. Với cuộc hôn nhân kém bền vững, như có thái độ thù địch gián tiếp hay các vấn đề nghiêm trọng hơn, thì những tiêu chuẩn cao chỉ làm xói mòn mối quan hệ.
Một số người đòi hỏi quá nhiều vì muốn hôn nhân phải đáp ứng mọi nhu cầu mà họ không có khả năng đạt được, hoặc do thời gian, năng lực, sự nỗ lực, hay các kỹ năng hôn nhân bị hạn chế. Trong khi đó, lại có những người khác đòi hỏi quá ít từ hôn nhân.
- Xem thêm: Sự ích kỷ trong hôn nhân
Hôn nhân của họ là một nguồn viên mãn tiềm năng nhưng không biết cách khai thác. Điều này cuối cùng dẫn đến mất cơ hội để nhận được nhiều điều tốt đẹp hơn mà hôn nhân có thể đem lại cho họ, đồng thời khi nảy sinh vấn đề cần giải quyết, thì sự thù địch gián tiếp có xu hướng tàn phá trực tiếp nhiều hơn.
Một thử nghiệm thú vị ở các cặp vợ chồng có thái độ thù địch trực tiếp, như hay đổ lỗi cho bạn đời về một vấn đề nào đó và đòi hỏi vợ/chồng của mình phải thay đổi, cho thấy điều này có thể đem lại nhiều ích lợi quan trọng cho một số cặp vợ chồng, đặc biệt là những cặp cần phải thay đổi. Chìa khóa mà thái độ thù địch trực tiếp muốn truyền đạt là có một nhu cầu cần thay đổi, ngay cả việc mỗi người muốn thay đổi mọi thứ như thế nào.
Trong khi trước đó, nghiên cứu đã chỉ ra rằng thù địch gián tiếp là bất lợi cho tất cả các cặp vợ chồng. Ở những cặp mới cưới nhau, người chồng và vợ cho biết họ tương đối hài lòng về cuộc hôn nhân của mình, đồng thời có những tiêu chuẩn tương đối cao.
Tuy nhiên, một số cặp ít hạnh phúc hơn và đòi hỏi tiêu chuẩn ít hơn những cặp khác. Lúc đầu, các cặp vợ chồng tham gia thử nghiệm được quan sát có mức độ thù địch gián tiếp ở mức tương đối thấp, nhưng sau đó có thay đổi đáng kể.
- Xem thêm: Khi hôn nhân không có tình yêu
Các cặp vợ chồng phối hợp tốt với nhau, tức mức độ thù địch gián tiếp thấp, có thể đáp ứng những tiêu chuẩn cao hơn, đồng thời thể hiện sự hài lòng cao đối với những tiêu chuẩn mà họ đang có, nhưng sẽ ít hài lòng với những tiêu chuẩn thấp hơn. Sự trái ngược này xảy ra ở một số cặp vợ chồng không phối hợp tốt với nhau. Họ không có được những tiêu chuẩn cao vì không thể đáp ứng được chúng, nhưng có khả năng đáp ứng những tiêu chuẩn thấp.
Mỗi cuộc hôn nhân đều khác nhau. Khả năng tương hợp, các yếu tố gây căng thẳng bên ngoài mà họ đối diện cũng khác nhau. Tất cả đóng một vai trò quan trọng trong việc xác định sự thành công của hôn nhân, cũng như cách mà họ đòi hỏi từ nó. Nghiên cứu trên cho thấy chúng ta cần nhận thức một số vấn đề trước khi bước vào cuộc sống hôn nhân.
Điều này thật sự khó khăn, có thể lý giải tại sao các cặp vợ chồng thất bại trong việc xác định đâu là điều họ đòi hỏi, đâu là điều thực sự có thể đạt được. Do vậy, các cặp vợ chồng cần nhận biết những điểm mạnh, yếu của mình, đồng thời điều chỉnh những tiêu chuẩn sao cho phù hợp.