Đào Hà đã trải qua những thử thách và khó khăn, nhưng bằng sự đam mê và nỗ lực không ngừng, cô đã đạt được một thành công lớn – giải thưởng nhiếp ảnh Higashikawa danh giá lần thứ 38 vào năm 2022. Điều này không chỉ là một vinh dự cá nhân, mà còn là một bước tiến quan trọng cho nhiếp ảnh Việt Nam.
Bài viết này sẽ dẫn bạn vào cuộc hành trình của một chiến binh thầm lặng trong lĩnh vực nhiếp ảnh – Đào Hà, một nữ nhiếp ảnh gia đầy tài năng và kiên nhẫn. Trong không gian nhiếp ảnh phức tạp và đầy cạnh tranh, Đào Hà đã chứng minh mình không chỉ là một nhiếp ảnh gia Việt Nam xuất sắc mà còn là một người phụ nữ mạnh mẽ, tạo ra những tác phẩm đầy ý nghĩa và sâu sắc.
Tác phẩm của Đào Hà đưa chúng ta vào những câu chuyện và trải nghiệm độc đáo về giới tính, bản sắc và những biến đổi trong văn hoá Việt Nam. Từ “The Mirror” đến “Forget Me Not” và “All Things Considered,” cô đã tạo ra những tác phẩm đầy triết học và sâu sắc, thách thức sự nhìn nhận và khám phá của chúng ta về thế giới xung quanh.
Đào Hà không chỉ là một nhiếp ảnh gia tài năng mà còn là một người phụ nữ mạnh mẽ, tự học và luôn biết ơn những người đã ủng hộ và hướng dẫn cô trên con đường nhiếp ảnh đầy gian nan. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cuộc hành trình đầy thách thức và thành công của Đào Hà – một chiến binh thầm lặng trong thế giới nhiếp ảnh.
Đào Hà- Chiến binh thầm lặng!
“Tôi gần như ngã khỏi ghế khi nghe rằng tôi đã được chọn nhận giải thưởng nhiếp ảnh Higashikawa..”
Đó là cảm xúc của Đào Hà, nữ nhiếp ảnh gia sinh năm 1995 ở Hà Nội, với 3 bộ tác phẩm: “The Mirror”(Gương Soi, 2016-2017), “Forget Me Not”( Đừng Quên Tôi, 2017) và “All Things Considered”(Những Điều Cần Được Cân Nhắc, 2019), mà Cô thực hiện như để nghiên cứu khái niệm xác định bản thân mình bao gồm giới tính, bản sắc và những đổi thay trong văn hoá Việt Nam, đã vinh dự nhận được giải thưởng HIGASHIKAWA danh giá lần thứ 38 năm 2022, dành cho nhiếp ảnh gia nước ngoài về những vấn đề đương đại.
Niềm vui tuyệt đối theo sau sự bối rối ban đầu: giải thưởng danh giá thuộc về một nhiếp ảnh gia trẻ tuổi, tương đối xa lạ đến từ Việt Nam, người bắt đầu làm nghệ thuật cách đây không lâu và ngay lúc này vẫn đang tự tìm ra mối quan hệ với nhiếp ảnh.
Vậy là đúng 10 năm, sau thành công của Maika Elan ở World Press 2013, nhiếp ảnh Việt Nam mới có lại hạnh phúc này.
Tuy chưa được gặp mặt, nhưng tôi hãnh diện và cảm phục khi giới thiệu nhà nhiếp ảnh nữ 28 tuổi này, người phụ nữ việt nam thứ 2 đã âm thầm đem vinh quang về cho nhiếp ảnh Việt Nam trong lãnh vực nhiếp ảnh “khó chơi” mà trong nước có mấy người được biết, khác với các huy chương vàng, bạc, đồng ở các sân chơi FIAP, PSA.. mà các NSNA trong nước tự hào, hãnh diện cá nhân; khi có tháng, có người đoạt được cả chục cái!!
Đào Hà vinh dự nhận được giải thưởng HIGASHIKAWA danh giá lần thứ 38 năm 2022, dành cho nhiếp ảnh gia nước ngoài trị giá 1 triệu ¥en (tương đương 170 triệu đồng, thời điểm 2022)
Trong tác phẩm đầu tiên “The Mirror”, Hà bắt đầu chụp ảnh ghi lại đối tác của mình và mối quan hệ của cô ấy trong cuộc sống hàng ngày và thường có những cuộc tranh luận nãy lữa với đối tác về những gì để giử riêng tư và những gì trần trụi để cho thế giới nhìn thấy, trãi nghiệm sống cùng như một người phụ nữ đồng tính. Trong tác phẩm “Forget Me Not”, Hà ghi lại dịch vụ làm gái ở Siem Reap, Campuchia. Tác phẩm mới nhất của Hà “All Things Considered”, khám phá cách lịch sử được ghi nhớ và xây dựng thông qua nhiếp ảnh Việt nam hiện thời cố gắng tạo ra một tác phẩm nhiều lớp để chiêm nghiệm và hình dung những hình ảnh mà chúng ta không thể hoặc không nhìn thấy. “Tôi là fan hâm mộ nhiếp ảnh đến từ nhật bản, nhất là các nghệ sĩ nữ: Rinko Kawauchi, Lieko Shiga, Yurie Nagashima, những người đã từng nhận giải thưởng Higashikawa những năm trước. Các tác phẩm của họ đã truyền cảm hứng làm tôi say sưa với sự dịu dàng, những trải nghiệm sống của phụ nữ và nhất là nắm bắt được sức mạnh của máy ảnh để không chỉ ghi lại, mà còn tưởng tượng trong các tác phẩm được thực hiện với sự quan sát cẩn thận và sự liên tưởng phong phú- điều này không dễ dàng vì đây là lãnh vực chủ yếu do nam giới thống trị..”.
Mặc dù không có một nền giáo dục nghệ thuật chính thức, Hà không bao giờ tự coi mình là một nhiếp ảnh gia tự học…”Tôi sẽ không quên các tổ chức độc lập và những cố vấn như: Jamie Maxtone-Graham, Angkor photo Festival, Z Huang Wubin, Manzi Art Space, Heritage Space và những đồng nghiệp tuyệt vời tại Matca, đã làm việc không mệt mõi và luôn nâng đỡ để tôi có được hạnh phúc này..”
-10 năm trước (2013), Nguyễn Thanh Hải, Maika Elan, nhà nữ Nhiếp ảnh ở tuổi 27, với dự án ảnh đầu tay The Pince Choice (Yêu là Yêu), xoay quanh cuộc sống cá nhân của các cặp đôi đồng tính ở ViệtNam đã vinh dự đoạt giải thưởng Ảnh Báo Chí thế giới (World Press) cho những vấn đề đương đại. Thành công của Maika như một cú hích, khuyến khích nhiều NAG Việt nam dấn thân vào trải nghiệm với các vấn đề xã hội nóng bỏng nhiều hơn.
– Từ năm 2017, Hà đã làm việc với tư cách là biên tập viên quản lý và điều phối viên chương trình trực tuyến tại MATCA online, một công việc độc lập nhằm nâng cao trình độ nhiếp ảnh ở Việt Nam.
– HIGASHIKAWA Awards: Giải thưởng uy tín và danh giá HIGASHIKAWA có từ năm 1985, năm đầu tiên thành phố được chọn là thành phố nhiếp ảnh của Nhật bản, và nay được chọn là thủ đô văn hoá nhiếp ảnh của thế giới. Giải thưởng với 5 hạng mục được duy trì hằng năm nhằm khuyến khích, tìm kiếm những tài năng, những phát hiện mới trên khắp thế giới, đóng góp và bồi dưỡng văn hoá nhiếp ảnh với ý tưởng nâng cao văn hoá ỷ thức trong lãnh vực nhiếp ảnh.