Nhiều người thích và cũng không ít người chán ngáy khi tập trên máy tập cardio mỗi khi đến phòng tập gym. Những động tác này khiến chúng ta đổ mồ hôi nhiều hơn, nhưng những bài tập này lại vô tình đốt cháy những cơ bắp. Đó là lý do tại sao bạn không gọn gàng hơn khi miệt mài tập luyện.
Các bài tập cardio có rất nhiều lợi ích tuyệt vời chúng giúp trái tim của bạn khỏe mạnh hơn, làm tăng sức mạnh của bạn khi luyện tập thể dục, đốt cháy nhiều calo hơn cả chất béo. Các bài tập này cũng làm bạn trở lên nhanh nhẹn hơn và quả thực luyện tập chúng cũng vui vẻ hơn rất nhiều. Nhưng đi cùng với những lợi ích này thì cũng có những điểm bạn cần để ý đến, bởi tập quá nhiều không phải là tốt.
Cần tập cardio bao nhiêu là đủ?
Theo những khuyến cáo của trường cao đảng Y học thể thao Hoa Kỳ và Bộ y tế và nhân sinh Hoa Kỳ, chúng ta chỉ nên dành tối thiểu 150 phút tập ở cardio, trong đó 75 phút bạn có thể tập cường độ mạnh hoặc phối kết hợp giữa cường độ mạnh và trung bình mỗi tuần.
Nếu bạn đang hoạt động thể lực ở mức trung bình chẳng hạn như đi bộ nhanh hoặc chạy nhẹ nhàng, học nhảy nhẹ nhàng hoặc đạp xe ở mức độ trung bình thì bạn chỉ cần duy trì những hoạt động đó khoảng 30 phút mỗi ngày và tập 5 ngày trong tuần. Với những bài tập cardio cường độ cao như bài tập HIIT, thì chỉ cần 25-30 phút cho mỗi lần tập mỗi trong vòng 1 tuần.
Như vậy, 30 phút tập cardio vào hầu hết các ngày trong tuần là một lịch luyện tập hoàn toàn phù hợp với mọi người. Bởi khi tập như thế bạn sẽ không bị quá sức và bạn luôn cảm thấy tràn đầy năng lượng, như vậy mới tạo động lực cho bạn đi tập vào mỗi ngày.
Nguyên tắc tập luyện bạn cần tuân thủ
1. Tập các bài tập cardio xen lẫn nhau để tăng cường được sức mạnh: Lịch tập cố định mỗi ngày nên gồm các bài tập cardio, bài tập tăng cường sức mạnh, các bài tập phối hợp hoặc có nhiều động tác di chuyển và thư giãn. Bài tập củng cố sức mạnh giúp bảo vệ sức khỏe, xây dựng cơ bắp, và đốt nhiều calo hơn đốt mỡ.
2. Những bài tập cardio cường độ cao thay thế: cố gắng tập đa dạng các bài tập cardio mỗi khi bạn tập. Bạn có thể sắp xếp lịch tập như: một ngày thử thách, một ngày tập nhẹ nhàng, một ngày cao độ và một ngày không tập giúp bạn có đủ thời gian phục hồi và tránh bị khủng hoảng sức khỏe.
3. Hãy thử sức bước qua bạn ra khỏi giới hạn chịu đựng của bản thân. Ví dụ khi tập trên máy chạy bộ, bạn có thể cho leo dốc, hoặc tăng tốc độ chạy của bạn nên rất nhanh trong một thời gian ngắn chứ không cần phải ở quá lâu ở máy chạy bộ.