Vào khoảng thế kỷ 12, người dân của tỉnh Phúc Kiến ở Trung Quốc đã quyết định rằng nhà của họ không đủ bảo vệ cho họ trong thời gian xảy ra xung đột dân sự và các băng cướp có vũ trang đã tàn phá khu vực này hàng trăm năm.
Các nhóm gia đình đã gom góp thu nhập của họ để chung tay tạo dựng cho cộng đồng một thứ gì đó quan trọng hơn: một thổ lâu (tulous) có thể bảo vệ tài sản và cuộc sống của họ ở khu vực miền núi trên bờ biển phía Đông Nam Trung Quốc.
Giống như bất kỳ ý tưởng hay nào, ý tưởng về các tòa nhà kiên cố khép kín to lớn đã có từ nhiều thế kỷ. Tuy nhiên, những tiến bộ trong công nghệ cho phép các cộng đồng tạo ra một không gian an toàn được bao quanh bởi những bức tường chịu lực dày và cao tới năm tầng.
Cũng như các khu vực gia đình, nhiều thổ lâu có đầy đủ tiện nghi để hỗ trợ và đảm bảo sinh hoạt toàn bộ dân cư địa phương: nhà kho, giếng nước và phòng họp. Trong thực tế, các thổ lâu nhanh chóng phát triển thành một thị trấn nhỏ có tường bao quanh.
Các bức tường bao quanh thổ lâu có thể dày tới 1,8m và được tạo ra bằng cách xây dựng một lớp tường bên trong và bên ngoài, sau đó lấp đầy khoảng trống ở giữa. Để tối đa hóa sức mạnh của bức tường, các vật liệu đã được sử dụng kết hợp – đá, gỗ, tre và bất cứ thứ gì khác có thể được để gia cố cấu trúc. Những bức tường này đủ mạnh để bảo vê dân cư khỏi các đợt pháo kích.
- Xem thêm: Một số di sản thế giới
Hầu hết thổ lâu có hình tròn hoặc hình chữ nhật. Nhờ các bức tường vững chắc và kích thước khổng lồ của chúng, một thành phố nhỏ cản được gió lớn và cực kỳ thông thoáng được hình thành: thổ lâu là một ốc đảo mát mẻ trong những tháng mùa hè nóng bức và giữ ấm trong mùa đông nhờ các bức tường cách nhiệt
Ngoài ra, cấu trúc rộng lớn này còn mang lại một lợi thế đáng kể khác. Cho dù đây có phải là chủ ý ban đầu hay không, thổ lâu vẫn có thể chịu được các trận động đất cường độ cao, đóng góp phần lớn vào việc kéo dài tuổi thọ của chúng qua các thế kỷ.
Hầu hết các thành phố kiên cố có rất nhiều lối vào, nhưng thổ lâu được thiết kế với sức chứa chỉ vài trăm người. Vì vậy, tất cả các thổ lâu đều có một cổng chính duy nhất, các cửa gỗ được gia cố bằng các tấm sắt. Một tính năng bảo vệ bổ sung là tập hợp các lỗ xung quanh tầng trên cùng của mỗi thổ lâu – từ đó các mũi tên có thể được bắn ra hoặc là súng trong thời gian sau này.
Hệ thống phòng thủ này đã chứng minh thành công đến nỗi trên 46 địa điểm đã áp dụng phong cách kiến trúc kiên cố này. Chúng đã trở thành Di sản Thế giới của UNESCO vào năm 2008. Mặc dù đôi khi được gọi là “Khách gia thổ lâu”, gần đây chúng đã được tiêu chuẩn hóa thành “Phúc Kiến thổ lâu”. Các thổ lâu đã và vẫn còn được sử dụng bởi hai tộc người khác nhau ở khu vực này của Trung Quốc, Khách gia và Mân Nam.
Hệ thống này đã tồn tại hàng trăm năm và được xem là hình mẫu cho một xã hội bình đẳng (và vì thế họ đã thoát khỏi những cuộc thanh trừng trong cuộc Cách mạng Văn hóa). Mỗi phòng có cùng kích thước và không có sự khác biệt về vật liệu được sử dụng trong toàn bộ cấu trúc – cộng với thiết kế của các ô cửa và cửa sổ luôn được sắp xếp hợp lý
Sự khác biệt duy nhất là không gian sinh hoạt cùa các hộ gia đình lớn nhỏ khác nhau. Một gia đình nhỏ sẽ chiếm một nhóm phòng theo đường thẳng đứng từ mặt đất lên tầng trên cùng trong khi các gia đình lớn hơn sẽ có hai hoặc nhiều nhóm tùy thuộc vào kích thước của gia đình họ. Những gia đình này cùng nhau tạo thành một gia tộc nhưng đôi khi một thổ lâu chứa hai hoặc ba gia tộc nhỏ hơn. Nếu một gia tộc trở nên quá lớn đối với một thổ lâu thì một thổ lâu khác sẽ được xây dựng để phù hợp với sự phát triển.
Mặc dù nhiều cư dân của thổ lâu hiện đã chuyển đến chỗ ở hiện đại hơn hoặc tìm kiếm việc làm ở các thành phố lớn dọc theo bờ biển Trung Quốc, nhiều gia đình vẫn giữ quyền sở hữu nhà ở của họ. Họ thường xuyên về lại đây để đoàn tụ gia đình vào những ngày lễ, hy vọng việc này sẽ giúp đảm bảo sự tồn tại của hình thức kiến trúc tuyệt vời này trong nhiều thế kỷ tới.