Trong kỳ thi THPT quốc gia vừa qua, cùng với môn lịch sử, tiếng Anh là môn có số điểm trung bình thấp nhất.
Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) đã tổ chức tọa đàm tìm giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học tiếng Anh tại TP. Hồ Chí Minh vào chiều 20-7.
Ông Sái Công Hồng, Phó cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng, Bộ GD-ĐT cho biết, hằng năm Bộ đều phân tích kết quả thi THPT quốc gia trong đó có môn tiếng Anh, để đánh giá chất lượng giáo dục và có những điều chỉnh việc dạy – học, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên cho phù hợp.
Bà Nguyễn Thị Mai Hữu, Giám đốc Đề án Ngoại ngữ Quốc gia cho rằng cần sớm triển khai rộng rãi chương trình ngoại ngữ hệ 10 năm và rất cần có vai trò xã hội hóa, cần sự hỗ trợ của các trung tâm ngoại ngữ trong đào tạo giáo viên, nhất là giáo viên vùng sâu vùng xa.
Theo ông Steven Happel, Quản lý chuyên môn Cấp cao của Anh Văn Hội Việt Mỹ VUS, quá trình huấn luyện và đào tạo để đảm bảo chất lượng giáo viên dạy ngoại ngữ hiện nay chưa có chuẩn chính xác và bài bản.
Các giáo viên đang thiếu cơ hội được tham gia các buổi tập huấn về phương pháp giảng dạy chuyên nghiệp.
Trong khả năng của mình, với mong muốn đóng góp vào kết quả chung, mỗi năm, VUS vẫn bền bỉ đưa Hội nghị Giảng dạy tiếng Anh VUS TESOL đến đông đảo giáo viên Anh ngữ trên cả nước.
Sắp tới VUS sẽ tiếp tục có nhiều chương trình để hỗ trợ đào tạo giáo viên các trường chính quy nhằm góp phần thiết thực vào mục tiêu nâng cao trình độ Anh ngữ của học sinh.
Tại tọa đàm, bà Lê Quang Thục Quỳnh, Tổng giám đốc VUS cũng đưa ra một số báo cáo và đề xuất nhằm giúp phát triển việc dạy và học tiếng Anh trên cả nước. Cụ thể có ba việc cần đẩy mạnh và thực hiện nhanh chóng.
Phát huy sự hợp tác giữa trung tâm Anh ngữ và hệ thống trường công từ đó thấy rõ hơn vai trò của xã hội hóa giáo dục.
Phát huy vai trò của trung tâm Anh ngữ trong phổ cập tiếng Anh cho mọi người. Tạo điều kiện phát triển hệ thống trung tâm Anh ngữ chất lượng.