Với nền văn học thế giới, họ là những cây viết đầy sức ảnh hưởng. Trên trang giấy, họ là những nghệ sĩ ngôn từ bất tử. Nhưng trong cuộc sống thường nhật, họ lại có thể là kẻ với những tính cách, hành vi, cách ứng xử thật phức tạp, có khi thật vô đạo đức, độc ngầm…
1. George Orwell bán đứng đồng nghiệp
Trong nền văn học Anh thế kỷ XX, George Orwell (1903-1950) là nhà văn được hâm mộ nhất. Ông được biết đến với hai tác phẩm nổi đình nổi đám 1984 (Nineteen Eighty-Four) và Trại súc vật (Animal Farm).
Orwell tự cho là người theo chủ nghĩa xã hội, nhưng ông lại rất ghét Liên bang Xô Viết. Chỉ cần lướt qua hai tác phẩm kinh điển kể trên của ông là thấy rõ điều này. Nhưng dù rất khó chịu với các nhà lãnh đạo của Nga, Orwell đã làm một việc đáng khinh hơn tất cả là chỉ điểm.
Những năm 1940, Orwell hoạt động cho Văn phòng Ngoại giao Anh trong Tổ chức Nghiên cứu Thông tin. Công việc chính của ông là bôi nhọ Liên Xô.
Để thể hiện sự tận lực, nhà văn này lên hẳn một danh sách đen các tác giả và những nghệ sĩ có ảnh hưởng mà ông tin là họ đứng về phía Liên Xô (hoặc chỉ đơn giản là những người ông không ưa).
Rất nhiều nhà văn, diễn viên nổi tiếng bị xếp vào danh sách đen của Orwell. Trong số họ có cả những người không liên quan gì đến chủ nghĩa Cộng sản mà chỉ là người da đen, người Do Thái hoặc người đồng tính.
2. Gertrude Stein say mê Đức Quốc xã
Nổi bật với tiểu thuyết Thế hệ đã mất (Lost Generation), Gertrude Stein (1874-1946) là nữ nhà văn Mỹ tiêu biểu trong nghệ thuật văn chương hiện đại.
Tại phòng trà của bà ở Paris (Pháp), nơi Gertrude Stein dành phần lớn cuộc đời, những tên tuổi lớn như Ernest Hemingway (Mỹ), Pablo Picasso (Tây Ban Nha), F. Scott Fitzgerald (Mỹ) thường xuyên lui tới.
Trong cuộc sống đời thường, Gertrude Stein là một phụ nữ mạnh mẽ. Đáng tiếc là bà dành hết tâm huyết cho chủ nghĩa phát xít. Nữ nhà văn say mê Đức Quốc xã đến mức tuyên bố lẽ ra Adolf Hitler phải giành được giải Nobel Hòa bình.
Bà cũng theo phe Philippe Petain (một lãnh đạo của Pháp trong Thế chiến thứ hai), người cho phép thực thi luật của Đệ tam Đế chế và tiến hành hoạt động chống Do Thái trên nước Pháp.
Bản thân Gertrude Stein cũng là người Do Thái. Thật khó hiểu khi bà hết lòng biểu dương Hitler, yêu mến nhà độc tài này đến mức sẵn lòng viết truyền đơn ca ngợi ông.
Gertrude Stein còn có kế hoạch chuyển ngữ các bài phát biểu thể hiện lòng yêu thích Hitler của bà sang tiếng Anh, mong có người sẽ xuất bản tại Mỹ.
3. Charles Dickens bạc đãi vợ con
Charles Dickens (1812-1870) là nhà văn hiện thực vĩ đại nhất của Anh. Nếu từng đọc Oliver Twist (Oliver Twist) hay David Copperfield (David Copperfield), bạn sẽ không thể không ngưỡng mộ chàng trai Charles Dickens.
Ngoài ra, Dickens còn được biết đến là người hỗ trợ trẻ em cơ nhỡ. Hầu hết tác phẩm của ông đều là truyện dành cho thiếu nhi.
Khác với tiếng tăm đẹp đẽ ngoài xã hội, người cha, người chồng tên Dickens chỉ là nỗi ngán ngẩm suốt cuộc đời vợ con ông. Hai vợ chồng Dickens có với nhau 10 đứa con.
Vì phải vất vả nuôi dạy cả chục đứa trẻ, bà Catherine, vợ Dickens, sớm trở nên sồ sề. Chán vợ, từ năm 45 tuổi, Dickens bắt đầu lăng nhăng.
Ông quan hệ với nữ diên viên trẻ đẹp 18 tuổi tên Ellen Ternan. Để không bị phát hiện, Dickens liên tục đổi cho ở mới cho nhân tình.
Nếu Dickens cứ thẳng thắn ly dị vợ, sau đó danh chính ngôn thuận sống với Ternan thì chẳng có gì để nói. Đằng này, ông lại làm hẳn một “chiến dịch” bôi nhọ vợ trên báo chí.
Dickens cho đăng nguyên một bức thư dài trên tạp chí lớn chê bai vợ không biết cách làm mẹ, thiếu tình thương với con cái và khẳng định những đứa con của ông cũng chẳng thiết tha gì với bà.
Về thực chất, chính ông mới là người không làm trọn vai trò làm cha, khiến con cái phát nản mỗi khi nghĩ đến bố.
Tệ hơn nữa, sau khi giành được quyền nuôi con (đàn ông Anh vào thời Victoria luôn được ưu tiên quyền này), Dickens còn cấm mẹ con Catherine được gặp mặt nhau.
4. J.D. Salinger “bắt trẻ…”
Với Bắt trẻ đồng xanh (Catcher in the Rye) và thói quen ẩn dật, J.D. Salinger (1919-2010) chỉ nổi bật bằng nghiệp văn chứ không phải con người thật. Độc giả đương thời không biết bao nhiêu về nhân cách của nhà văn. Thế nên không mấy người biết Salinger còn là một yêu râu xanh chuyên dụ dỗ các thiếu nữ nhà lành.
Mỗi khi ưng mắt cô bé nào đó, Salinger lao tâm khổ tứ viết thư tình. Ở 53 tuổi, ông tình cờ thấy hình cô bé Joyce Maynard rên bìa tờ The New York Times và lập tức rơi vào tình yêu sét đánh.
Bằng tất cả tài văn chương, Salinger thảo thư tán tỉnh Joyce, nỗ lực thu hút sự chú ý của cô gái mới lớn. Chưa hết, ông còn phải lòng một cô bé 14 tuổi khác tên Jean Miller.
Chuyện đàn ông khi đã bước qua tuổi 50 như Salinger mỗi ngày một mất dần sức hấp dẫn là điều không thể tránh. Dù có giỏi ve vãn bằng thư tình cỡ nào, Salinger cũng khó lấy lòng các thiếu nữ dậy thì.
Thật xui xẻo cho một nữ nhân viên của Hội Chữ thập đỏ đã xuất hiện ở nhà Salinger trong khoảng thời gian khủng hoảng ấy.
Càng xui xẻo cho cô hơn nữa khi gã trâu già khoái gặm cỏ non Salinger lại vừa nhìn thấy đã yêu. Ông đòi ôm ấp cô. Bị phản đối, Salinger nổi điên rút cây súng lục ra đe dọa bắn chết cô.
5. Jack London điên cuồng phân biệt chủng tộc
Nhờ Tiếng gọi nơi hoang dã (The Call of the Wild) và Nanh trắng (White Fang), Jack London (1876-1916) trở thành tác giả Mỹ thế kỷ XIX được biết đến nhiều nhất. Mọi tác phẩm của ông đều là bản anh hùng ca về người da trắng. Và càng ca ngợi người da trắng bao nhiêu, ông càng khinh ghét người da màu bấy nhiêu.
Không dừng lại ở việc phân biệt chủng tộc, London còn lên giọng khẳng định: “Diệt chủng chỉ là một phần của chọn lọc tự nhiên”.
Trong truyện ngắn Cuộc xâm lược vô song (The Unparalleled Invasion), nhà văn vẽ lên cảnh Mỹ và châu Âu tấn công Trung Quốc bằng vũ khí sinh học, quét sạch toàn bộ người da vàng, để khắp thế giới chỉ toàn là người da trắng.
6. Norman Mailer đâm vợ gần chết bằng bút
Thành công sớm với Kẻ trần truồng và người chết (The Naked and the Dead) cũng như Bài ca của Đao phủ (The Executioner’s Song), Norman Mailer (1923-2007) trở thành văn hào Mỹ được hàng vạn người yêu thích.
Tuy nhiên, nếu biết trong cuộc sống đời thực nhà văn này là kẻ hung hăng khét tiếng, sự yêu thích có lẽ cũng phần nào giảm sút. Mailer dữ tợn tới mức vợ ông, bà Adele Mailer, phải gọi chồng là “đồ quái vật”.
Mailer rất nhạy cảm khi nói về tác phẩm của mình. Một hôm, vì Adele nói rằng ông không thể tự so sánh với nhà văn Dostoyevsky của Nga được, Mailer liền nổi đóa.
Ông chụp cây bút trên bàn lao vào tấn công vợ, liên tục đâm vào lưng và bụng Adele. Chỉ với cây bút mà Mailer đâm Adele sâu đến mức khiến bà bị rách màng tim.
- Xem thêm: Quyền năng của người đọc
Không dừng lại ở đó, năm 1981, Mailer còn giúp tên sát nhân Jack Henry Abbot thoát khỏi nhà tù bằng tài biện minh của mình. Ông tin Abbot vô tội song, chỉ vài ngày sau khi được phóng thích, Abbot đã đánh chết một bồi bàn vì xích mích không đáng.
7. William Golding sớm lộ “máu dê”
Nếu từng đọc Chúa ruồi (Lord of the Flies) của William Golding (1911-1993), nhà văn Anh đoạt giải Nobel Văn học năm 1983, bạn sẽ thấy một thế giới giết chóc tàn bạo.
Chúa ruồi cũng nổi tiếng là tác phẩm khám phá mặt tối của đàn ông. Nhưng chuyện đáng sợ hơn cả là Chúa ruồi còn là mặt tối của chính Golding.
Năm 18 tuổi, nhà văn này đã cố hãm hiếp cô gái 15 tuổi tên Dora. Giữa Golding và Dora là mối quan hệ quen thân từ nhỏ song kể từ khi Dora lên tuổi 14, Golding bắt đầu nuôi ý xấu.
Một bữa, trong lúc cùng nhau đi dạo, văn gia tương lai nảy sinh ý định hãm hiếp cô bé. Anh chàng dùng hết sức đè nghiến Dora xuống đất. Dora chống đối dữ dội. Cả hai khá cân sức nên Golding không thực hiện nổi mưu đồ.
Sau một hồi lăn lộn như đấu vật, Golding hết hơi, buộc phải tạm dừng để thở. Anh chàng thề thốt sẽ không làm hại Dora, nhưng cô bé đã biết tỏng bụng dạ lang thú của cậu bạn. Cô lập tức co giò bỏ chạy.
8. Roald Dahl thù ghét người Do Thái
Roald Dahl (1916-1990) là nhà văn Anh viết truyện thiếu nhi vĩ đại nhất thế kỷ XX song trong cuộc sống đời thực, ông chẳng khác gì ác quy. Toàn bộ nhân viên làm việc trong công ty xuất bản của Dahl sống dở chết dở vì ông.
Mỗi lúc tức giận, Dahl vơ mọi thứ trong tầm tay chọi vào người của nhà xuất bản. Ngay cả thư ký cũng bị đối xử như đầy tớ. Ông tác quái đến nỗi nhà sách không chịu nổi, phải đuổi khéo Dahl. Biết Dahl sẽ rời khỏi, tất cả nhân viên vỗ tay ăn mừng.
Trong gia đình, Dahl tệ bạc đến nỗi vợ ông phải gọi ông là “gã đồi bại”. Dahl cũng điên cuồng phân biệt chủng tộc và chống đối người Do Thái.
Trong bản thảo đầu tiên của Charlie và Nhà máy Chocolate (Charlie and the Chocolate Factory), Oompa Loompas không phải là người lùn da cam kỳ bí mà là người da đen. Biên tập viên phải vất vả lắm mới thuyết phục được Dahl thay đổi.
Nhà văn này cũng lớn tiếng tuyên bố những gì người Do Thái gặp phải trong cuộc diệt chủng (Holocaust) là những gì họ đáng phải nhận. “Không phải tự nhiên mà Hitler chọn diệt chủng bọn chúng”, ông nói.