Ali Dreyfuss được biết đến là nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp, một nhà sản xuất phim, một nghệ sĩ vừa giới thiệu một dự án cá nhân mang tên “CENTURY OF PORTRAITS”.
Mỗi tấm ảnh là điểm nhấn về cuộc đời của một nhân vật nào đó ở thời đại của họ mà những người từng sống qua các thời đại đó họ sẽ nhận ra ngay nếu còn đang sống. Loạt ảnh này không phản ánh những hào quang mà là thực tế của xã hội Mỹ qua các thời kỳ.
Trong suối 12 tháng, tại phòng khách của mình, Ali Dreyfuss đã tái hiện lại chân dung qua các thập niên trong suốt 100 năm bắt đầu từ thập niên 1920 cho đến nay. Dự án “Century of Portraits” tưởng chừng như đơn giản nhưng khi bắt tay vào làm, Ali Dreyfuss và nhóm của anh đã gặp nhiều khó khăn cả về mặt chi phí.
Để thực hiện dự án này, đội ngũ Ali Dreyfuss đã dùng một loạt các nguồn sáng: từ ánh sáng đèn chiếu cho đến đèn nháy. Mỗi tấm ảnh, mỗi cái bấm máy họ đều chỉnh ánh sáng thủ công để có được kết quả cuối cùng phản ánh đúng tâm trạng nhân vật của thời đại đó: khi họ dùng ánh sáng mạnh, khi họ ánh sáng dịu. Lúc họ đánh đèn thẳng mặt, lúc họ dùng nguồn thì sáng tự nhiên miễn sao khắc hoạ được khuôn mặt nhân vật và giữ khuôn mặt đó xuyên suốt buổi chụp.
Ali Dreyfuss dùng body Canon 5D mark III với ống kính Sigma 35mm f/1.4 Art vì cho rằng sự kết hợp này tạo ra những kết quả đáng tin cậy và là bộ máy tốt nhất để chụp chân dung. Ali Dreyfuss đã chụp 12000 tấm ảnh nhưng chỉ chọn ra được 20 ảnh cuối cùng. Mỗi tấm ảnh được chọn đều đóng vai trò duy nhất là thể hiện đúng tính chất công việc anh đang làm.
Ali Dreyfuss rút ra được nhiều kinh nghiệm sau khi bỏ quá nhiều thời gian và công sức cho dự án này. Điều quan trọng nhất với anh đó là : “Nếu có thất bại, hãy đứng dậy và đi tiếp. Thành công sẽ đón chờ bạn”. Đã rất nhiều lần anh muốn bỏ ngang dự án đang làm vì quá nhiều khó khăn nhưng sau mỗi tấm ảnh được hoàn thành là một động lực để anh đi đến cuối cùng.
Trong đoạn phim quay cảnh hậu trường sau đây, chúng ta sẽ thấy nhóm của Ali Dreyfuss tái dựng lại cảnh của những năm 1920 như thế nào.
Cùng khám phá sự khác biệt phong cách chân dung qua từng thời kỳ:
Thập niên 1920: chân dung người đàn bà chờ chồng trở về với cô và hai đứa con của cô nhưng anh ấy không trở về sau thế chiến thứ I
Thập niên 1930: Chân dung người đàn ông làm mọi việc bằng cả trái tim dành cho người cha và gia đình của anh, những người tin anh trong thế giới bị vấy bẩn bới nạn phân biệt đối xử.
Thập nhiên 1940: Chân dung chàng thanh niên làm nghề kế toán,ăn mặc bảnh bao và không biết khi nào sẽ thất nghiệp đây trong thời kỳ Đại Suy Thoái.
Thập niên 1950: Chân dung người phụ nữ: ban ngày cô ta là người nội trợ đảm đang nhưng đêm về, cô mơ và một cuộc sống khác và chiếc Tivi là niềm an ủi của cô.
Thập niên 1960: Chân dung của người thanh niên bị gọi đi lính. Anh ta đã phản đội quân đội và chiến tranh khi Mỹ bị lún sâu và cuộc chiến tại Việt nam.
Thập niên 1970: Chân dung một sinh viên đang học đại học, không quan tâm đến những gì đang xảy ra quanh mình và nghĩ rằng: “Chính trị chẳng ảnh hưởng gì đến tôi” giữa lúc có các sự kiện chính trị quan trọng.
Thập niên 1980: Chân dung một chàng thanh niên đầy hoài bão lên thành phố với sự tự tin và hy vọng một sự khởi đầu mới cho một tương lai tốt đẹp.
Thập niên 1990: Chân dung của một phụ nữ da màu trong thời đại âm nhạc bùng nổ.
Thập niên 2000: Chân dung của người thanh niên xem trò chơi điện tử là sự giải thoát, là sự trốn chạy khỏi thực tại và là thế giới của anh ta.
Thập niên 2010: Chân dung cô gái luôn thể hiện cuộc sống ảo nhưng khi đêm về, chỉ có chiếc điện thoại làm bạn với cô.
Khi bức ảnh cuối cùng trong loạt ảnh của dự án được hoàn thành, Ali Dreyfuss sống trong cảm xúc lẫn lộn: buồn, vui và thoả mãn, tự hào. Cuối cùng, anh đã hoàn thành dự án riêng của mình sau 12 tháng dài làm việc. Qua dự án này anh đã phát hiện ra tiếng nói riêng trong nghệ thuật của anh.