The Ocean Cleanup có cấu trúc đường ống là một dải ống dài nối với lưới ở bên dưới và phụ thuộc vào dòng hải lưu, rác thải trôi nổi sẽ được gom lại. Sau đó, nhóm vận hành hệ thống sẽ điều tàu ra để thu gom để đưa về đất liền và xử lý. Các nhà nghiên cứu cho biết thiết kế của mạng lưới này đảm bảo không gây hại cho động vật khi vô tình lọt vào.
Trong quá trình vận hành, TOC cho thấy có hiệu quả khi khảo sát tiến hành với sự tham gia của tàu và cả máy bay cho thấy ở vùng biển lắp đặt hệ thống, 75% nhựa trôi nổi có kích thước lớn hơn 5cm – đủ lớn để vướng vào TOC.
Hệ thống mới được triển khai ở Thái Bình Dương nằm trong kế hoạch đưa vào hoạt động 60 đơn vị tương tự trên khắp thế giới. Nếu mọi chuyện diễn ra đúng như kỳ vọng thì bắt đầu từ năm 2020, TOC sẽ đạt công xuất thu gom 14.000 tấn nhựa mỗi 5 năm – tương đương 1/2 lượng rác thải đang có ở Đảo rác Thái Bình Dương. Các chuyên gia ước tính chi phí để duy trì toàn hệ thống có thể lên đến “vài chục triệu đô mỗi năm”.
Boyan Slat, người đứng đầu dự án cho biết anh và nhóm của mình đã liên tục cải tiến và thử nghiệm hệ thống trong nhiều năm qua, với một nguyên mẫu đã đưa vào thử nghiệm thực tế tại Biển Bắc hồi năm 2016.
Theo Chương trình Môi trường của tổ chức Liên Hợp Quốc, mức thiệt hại mà rác thải đại dương đang gây ra hiện lên đến 13 tỷ USD mỗi năm. Theo dự tính thì số rác thải nhựa sau khi chuyển về đất liền sẽ được bán nhằm mục đích tái chế.