Trong phiên sáng, áp lực chốt lời từ sớm và liên tục được đưa vào trước lực mua yếu ớt đã khiến VN-Index mất hơn 26 điểm khi kết phiên.
Do đã hai phiên liên tiếp VN-Index mất hơn 50 điểm, nên phần lớn các công ty chứng khoán đều nhận định có khả năng cao sẽ xuất hiện một vài phiên phục hồi kỹ thuật, nhưng cũng lưu ý rằng chưa thể khẳng định các phiên hồi phục này có tính bền vững trong bối cảnh các yếu tổ rủi ro ngoại biên đang ở mức cao, BVSC cho biết.
SHS cho rằng, trong phiên 20-6, VN-Index có thể phải trải qua những rung lắc và giằng co trong biên độ 950- 1.000 điểm trong quá trình hồi phục với mục tiêu là ngưỡng 980 điểm (MA200).
Bước vào phiên giao dịch sáng nay (20-6), trái với kỳ vọng về một phiên phục hồi kỹ thuật mạnh, VN-Index lại đang giằng co và rung lắc với biên độ tương đối lớn 955 – 967 điểm trong khoảng 45 phút từ khi mở cửa.
Những phút sao đó, biên độ giảm dần và chỉ số đanh mấp mé tham chiếu.
Điểm tích cực là độ rộng thị trường đang nghiêng hẳn về các mã tăng, trong đó các cổ phiếu thanh khoản cao nhất HOSE hầu hết đều đang có sắc xanh như HPG, DXG, CTG,VPB, SSI, VND, AAA, BID, cùng một số cổ phiếu thị trường như ASM, FLC…
Nhóm cổ phiếu vốn hoá lớn, trụ đỡ của thị trường lại đang phân hoá, khi VIC, VHM, VCB, SAB, MSN, TCB đang giảm nhẹ, số còn lại cũng chỉ nhích trên dưới 1% với GAS, BID, VNM, CTG.
Sau phần lớn thời gian phiên sáng giao dịch với diễn biến rung lắc, thì về cuối phiên, chỉ số VN-Index đã có được lực đẩy khá tốt, tuy nhiên cũng chỉ về mặt tâm lý là chủ yếu, khi dòng tiền chảy vào không quá mạnh, thanh khoản sụt giảm cả về khối lượng và giá trị giao dịch.
Tuy nhiên, tín hiệu tích cực từ sớm vẫn giữ được cho đến kết phiên, đó là độ rộng thị trường thì các mã tăng giá áp đảo các mã giảm, nhiều mã thanh khoản cao nhất sàn đều phủ sắc xanh, trong khi nhóm cổ phiếu vốn hoá lớn cũng đã phần lớn hồi phục nhẹ, mặc dù một số cũng chỉ kịp vươn lên tham chiếu.
Chốt phiên sáng, sàn HOSE có 174 mã tăng và 79 mã giảm, VN-Index tăng 4,53 điểm (+0,47%), lên 966,69 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 81,47 triệu đơn vị, giá trị 2.057,43 tỷ đồng, giảm 26% về khối lượng và 30% về giá trị so với phiên sáng hôm qua. Trong đó, giao dịch thoả thuận đóng góp hơn 15,5 triệu đơn vị, giá trị 322,8 tỷ đồng.
Nhóm 10 cổ phiếu vốn hoá lớn nhất thị trường đã có 3 mã diễn biến rung lắc, đảo chiều tăng/giảm liên tục đã giảm kịp về tham chiếu khi kết phiên là SAB; TCB; MSN.
Trong khi đó, mất điểm nhẹ là VIC -0,1% xuống 122.900 đồng và VHM -1% xuống 113.800 đồng.
Còn lại đều tăng với VNM +0,3% lên 166.800 đồng; GAS +1,1% lên 88.000 đồng. 3 mã ngân hàng lớn khác là VCB +1,4% lên 57.300 đồng, khớp 1,66 triệu đơn vị; CTG +1% lên 25.650 đồng, khớp 1,88 triệu đơn vị; BID +2,1% lên 27.350 đồng, khớp 1,1 triệu đơn vị.
Nhóm cổ phiếu ngân hàng còn lại cũng nhận được hiệu ứng tích cực khi đồng loạt tăng với VPB là điểm chói sáng, khi +6,5% lên 31.000 đồng, khớp 2,81 triệu đơn vị; MBB +1,5% lên 27.900 đồng, khớp 3,07 triệu đơn vị; STB +0,4% lên 11.750 đồng, khớp 1,69 triệu đơn vị; HDB +2,5% lên 36.400 đồng, khớp hơn 700.000 đơn vị; TPB +0,2% lên 27.150 đồng, khớp hơn 440.000 đơn vị; IEB +0,7% lên 14.350 đồng.
Các bluechip VN30 tăng giá chiếm phần lớn là những mã khá lớn, nhưng mức tăng cũng khá khiêm tốn với CTD +1,5%; VJC +0,8%; BVH +1,2%; PLX +0,6%; riêng HSG tăng khá tốt khi +3,3% lên 12.600 đồng, khớp hơn 1,04 triệu đơn vị…
Ngược lại, giảm điểm đáng kể nhất là ROS, khi mất 3,7% xuống 49.300 đồng; SBT -2% xuống 15.000 đồng; CII -1,9% xuống 25.900 đồng…còn lại cũng giảm nhẹ như NVL -0,7%; REE -0,8%; BMP -0,3%; NT2 -0,5%.
Khớp lệnh cáo nhất HOSE phiên sáng nay là HPG với 3,76 triệu đơn vị, chốt phiên +2% lên 39.100 đồng; DXG đứng ngay sau với hơn 3,1 triệu đơn vị, tăng khá tốt +4,5% lên 30.000 đồng.
Nhóm cổ phiếu ngân hàng, chứng khoán đứng ngay sau với MBB, VCB nêu trên thì còn VND có 2,3 triệu đơn vị, tăng 1,3% lên 18.850 đồng; SSI có hơn 2,09 triệu đơn vị…
Nhóm cổ phiếu thị trường hút lực mua với FLC, ASM, SCR, OGC, QCG, ITA, AMD, HHS, HAI…khớp lệnh từ gần 400.000 đến 2,2 triệu đơn vị. Đáng chú cý có HAR, khi tăng kịch trần lên 5.840 đồng, khớp hơn 366.000 đơn vị.
Ngược lại, cặp đôi HAG, HNG là đáng chú ý nhất trong số giảm điểm, khi có từ 1,4 đến 1,8 triệu đơn vị khớp lệnh.
Khá nhiều mã đứng tham chiếu còn có PDR, IDI, LDG, HQC, TCH, PPC, VNG…khớp lệnh PDR cao nhất với hơn 1,2 triệu đơn vị.
Trên sàn HNX, chỉ số HNX-Index cũng rung lắc khá mạnh và mặc dù cũng đã có 2 nhịp rơi xuống sắc đỏ, nhưng với nhiều mã lớn chi phối đồng loạt tăng điểm đã kéo chỉ số vững vàng hơn.
Cụ thể, nhóm cổ phiếu tài chính với nhóm ngân hàng lớn SHB +2,4% lên 8.700 đồng, khớp 2,1 triệu đơn vị; ACB +0,5% lên 39.200 đồng, khớp 1,43 triệu đơn vị, trong khi NVB -2,6% xuống 7.400 đồng. 2 công ty chứng khoán đáng kể SHS +2,1% lên 14.400 đồng; MBS +2,1% lên 14.800 đồng.
Nhóm bất động sản, xây dựng với VGC +2,7% lên 22.500 đồng, khớp lệnh cao nhất HNX với hơn 2,39 triệu đơn vị; VCG +3% lên 17.000 đồng, khớp hơn nửa triệu đơn vị; CEO +3,8% lên 13.800 đồng, khớp 804.00 đơn vị; HUT +1,6% lên 6.400 đồng.
Số còn lại như PVS +3,8% lên 16.600 đồng, khớp 1,88 triệu đơn vị; PVI -0,3% xuống 29.900 đồng; VCS +1,4% lên 87.700 đồng…
Chốt phiên sáng, sàn HNX có 57 mã tăng và 51 mã giảm, HNX-Index tăng 0,78 điểm (+0,71%), lên 111,36 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 17,56 triệu đơn vị, giá trị 257,88 tỷ đồng, giảm 35% về khối lượng và 39% về giá trị so với phiên sáng hôm qua. Giao dịch thoả thuận có thêm 1,64 triệu đơn vị, giá trị 28,4 tỷ đồng.
Trên sàn UpCoM, với hàng loạt các mã lớn đồng thuận tăng, chỉ số UpCoM-Index cũng vững vàng sắc xanh khi kết phiên.
Cụ thể, ngoài POW -1,5 xuống 12.800 đồng; và QNS -0,3% xuống 38.600 đồng thì còn lại đều tăng như LPB +1,8%; VIB +0,4%; BSR +0,6%; OIL +0,6%; HVN +3,4%; ACV +2,9%; VGT +1,8%…
Khớp lệnh cao nhất sàn là POW với hơn 1,19 triệu đơn vị; LPB đứng thứ 2 nhưng cũng chỉ có hơn 370.000 đơn vị; BSR hơn 358.000 đơn vị…
Chốt phiên sáng, UpCoM-Index tăng 0,16 điểm (+0,3%), lên 51,83 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 3,42 triệu đơn vị, giá trị 51,07 tỷ đồng. Giao dịch thoả thuận có thêm 13,8 triệu đơn vị, giá trị 216,1 tỷ đồng.
-Theo ĐTCK