Nhiều cuộc nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra rằng những cặp vợ chồng thường xảy ra những tranh luận nhỏ có xu hướng tránh khỏi những bất đồng lớn về lâu dài.
Một cuộc khảo sát của giáo sư người Mỹ, William Doherty, cho thấy có 44% cặp vợ chồng tin rằng việc tranh luận nhiều hơn một lần mỗi tuần sẽ giúp giao tiếp giữa vợ chồng thêm cởi mở hơn.
GS William nói: “Không ai khuyến khích việc khơi mào tranh luận với bạn đời. Điều quan trọng là nhận thức được sự khác nhau giữa “tranh luận tốt” với “tranh luận không tốt” và chỉ có “tranh luận không tốt” mới làm hỏng những ích lợi của tranh luận vợ chồng.
- Xem thêm: Cách tranh luận công bằng với bạn đời
Bởi vì những cuộc tranh luận có tính xây dựng mới có thể làm tỏa sáng cho mối quan hệ. Tranh luận có thể giúp hiệu chỉnh lại cách giải quyết các vấn đề quan trọng, ngược lại nếu cứ che đậy thì vấn đề sẽ trở nên nan giải hơn”.
Tranh luận trước mặt con cái
Cố vấn hôn nhân người Mỹ, Bernie Slutsky, cho biết điều này phụ thuộc vào vấn đề và chiều sâu của những cảm xúc ở phía sau. Bạn không muốn để con cái nhìn thấy cha mẹ chúng đang tranh luận, nhưng hãy để trẻ chứng kiến cái được gọi là “cuộc cãi lý ở mức độ thấp” này là tốt cho tất cả mọi người.
Nếu không bao giờ nhìn thấy cha mẹ tranh luận, con cái sẽ không có cái nhìn nhận thực tế về hôn nhân. Nếu đó là một thái độ thù địch, xem thường hay la hét ầm ĩ, là điều không tốt. Nhưng nếu chỉ là sự cáu kỉnh không đáng kể, mà vẫn giữ được thái độ tôn trọng thì trong mắt của trẻ, sẽ là hữu ích.
Tranh luận có thể có lợi, nhưng chỉ khi được thực hiện đúng. Còn nếu cố tình làm tổn thương bạn đời, thì chẳng có ích gì. Đừng công kích nhau mà hãy tranh luận, cũng đừng đổ lỗi cho nhau, mà hãy thực hiện theo cách mà bạn đang cố gắng tránh gây tổn thương cho người khác. Tốt nhất là chỉ bày tỏ quan điểm, nghĩa là thực hiện một nỗ lực có ý thức để không rơi vào thói quen cũ không hiệu quả, và tệ hơn là có thể phá hỏng toàn bộ sự việc.
Bí quyết để tranh luận công bằng
Điều đầu tiên là tập trung vào chủ đề chính, bởi vì khơi lại một loạt các vấn đề cũ chỉ châm ngòi thêm cho sự tức giận. Không nên tạo thêm “phe cánh” thứ ba, vì sẽ không giúp bạn giành phần chiến thắng trong cuộc tranh luận, và cũng đừng so sánh bạn đời với một người nào khác.
- Xem thêm: Áp lực giúp cải thiện cuộc sống hôn nhân
Khi tranh luận thì những câu như “Anh/em luôn luôn” và “Anh/em không bao giờ” sẽ vô cùng bất lợi. Bởi vì chúng góp phần phóng đại những cảm xúc tổn thương và mở ra cánh cửa để bạn đời tập trung vào những hiểu lầm mà phớt lờ những điều bạn đang nỗ lực thực hiện.
Một điều nữa là hãy đối xử tôn trọng với bạn đời. Khi tranh luận, chỉ nói chứ đừng la hét, tỏ vẻ khinh rẻ hay chế giễu bạn đời. Trong lúc đang lắng nghe, cũng đừng trợn mắt, nhăn mặt hay cười nhạo. Còn nếu nợ bạn đời một lời xin lỗi, hãy thực hiện ngay! Điều này cho thấy bạn xem trọng mối quan hệ với bạn đời hơn là những gì đang tranh luận.